Công ty trách nhiệm một thành viên là gì

Theo điều 73 luật Doanh nghiệp 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính và các trách nhiệm pháp lý khác của công ty và phạm vi trách nhiệm này giới hạn ở mức số vốn điều lệ mà chủ sở hữu đã đầu tư vào công ty.

Căn cứ vào quy định bổ sung tại điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH một thành viên được quy định như sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không chỉ định hình cho hoạt động kinh doanh mà còn tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ trong mọi khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp.

Ví dụ:

Anh A có mong muốn mở công ty hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm ở Thành phố Hồ Chí Minh do chính mình làm chủ sở hữu, tự góp vốn và điều hành công ty. Anh A đã chọn loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH 1 thành viên và hoàn tất các thủ tục để xin Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, nếu anh A muốn mở rộng quy mô công ty và huy động thêm vốn thì có thể phát hành trái phiếu hoặc chuyển đổi thành công ty cổ phần.

2. Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên có 6 đặc điểm tiêu biểu gồm: số lượng thành viên trong công ty, vốn điều lệ, trách nhiệm của chủ sở hữu tài sản, huy động vốn, tư cách pháp lý, quyền mua cổ phần hoặc góp vốn của các công ty khác. Cụ thể mời bạn theo dõi nội dung chi tiết sau đây.

Công ty trách nhiệm một thành viên là gì
Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên

2.1. Thành viên trong công ty

Chủ sở hữu của công ty TNHH do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ và đáp ứng các quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Chủ sở hữu các quyền quản lý, điều hành hoặc các hoạt động chi phối công ty sẽ do chủ sở hữu nắm giữ. Điều này mang lại quyền lợi và trách nhiệm lớn trong việc quyết định và điều hành các khía cạnh của hoạt động kinh doanh.

Trường hợp công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức sẽ được quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình như sau:

  • Mô hình 1: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Kiểm soát viên.
  • Mô hình 2: Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Kiểm soát viên.

Trường hợp công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân sẽ có các vị trí: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Trong đó Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốc/Giám đốc hoặc thuê người khác đảm nhận vị trí này.

Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc/Giám đốc được quy định rõ tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động đã ký với Chủ tịch công ty.

Lưu ý: Nếu Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc, Kiểm soát viên được quy định tại Điều 81 đến Điều 84, Luật Doanh nghiệp 2020.

2.2. Trách nhiệm của chủ sở hữu về tài sản

Chủ sở hữu mang trách nhiệm về các nghĩa vụ và khoản nợ chỉ trong giới hạn của số vốn điều lệ mà họ đã đóng góp vào công ty. Trong trường hợp này, chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm vô hạn, tức là họ không phải đảm bảo bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình giống trường hợp của Doanh nghiệp tư nhân.

2.3. Tư cách pháp lý

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tư cách pháp nhân sẽ có được kể từ thời điểm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực. Do đó, công ty sẽ có con dấu riêng, tài sản độc lập, trụ sở riêng và có thể nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật mà không bị lệ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu.

2.4. Vốn điều lệ

Theo điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, Vốn điều lệ sẽ là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu đã cam kết đóng góp tại thời điểm chủ sở hữu thực hiện đăng ký doanh nghiệp: Phần vốn này sẽ được ghi vào Điều lệ của công ty, thời hạn để góp vốn đúng với những gì đã cam kết của chủ sở là 90 ngày, bắt đầu tính từ khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực. Chủ sở hữu phải tiến hành thay đổi vốn điều lệ theo thủ tục khi không góp đủ trong thời gian nêu trên.

2.5. Huy động vốn

Công ty TNHH không thể phát hành cổ phần nhưng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có rất nhiều hình thức khác để huy động vốn cho công ty. Bên cạnh việc chủ sở hữu công ty vay vốn từ các nguồn khác :

  • Huy động vốn thông qua vốn đầu tư cá nhân: Cách thường được sử dụng để huy động vốn trong công ty TNHH một thành viên là thông qua việc chủ sở hữu đầu tư thêm vốn cá nhân, nhưng điều này giới hạn khả năng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và phụ thuộc vào nguồn tài chính của chủ sở hữu.
  • Sự linh hoạt trong huy động vốn nhỏ hơn: Do hạn chế về quy mô và cơ cấu, công ty TNHH một thành viên thường có sự linh hoạt huy động vốn thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn hoặc các loại hình công ty khác.
  • Khả năng huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu: Một số Công ty TNHH một thành viên có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào quy định pháp luật và quyết định của chủ sở hữu.

Tóm lại, công ty TNHH một thành viên thường hạn chế trong việc huy động vốn so với các công ty có quy mô lớn hơn, và phương thức chủ yếu để huy động vốn là thông qua đầu tư cá nhân từ chủ sở hữu hoặc có thể thông qua việc phát hành trái phiếu.

2.6. Quyền mua cổ phần hoặc góp vốn với các công ty khác

Xét về phía chủ sở hữu thì họ sẽ có quyền mua cổ phần hoặc tiến hành góp vốn với các công ty khác.

Xét về phía Công ty TNHH một thành viên thì với công ty khác thì có thể góp vốn thành lập hoặc có thể mua cổ phần, vốn góp.

Các doanh nghiệp mà công ty hoặc chủ sở hữu có quyền: công ty cổ phần, công ty hợp doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn.

3. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

3.1 Quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

Đối với công ty TNHH 1 thành viên thì quyền của chủ sở hữu được quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020.

Quyền của chủ sở hữu là tổ chức:

  • Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  • Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
  • Quyết định dự án đầu tư phát triển;
  • Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
  • Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
  • Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
  • Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
  • Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
  • Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
  • Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
  • Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Quyền chủ sở hữu là cá nhân:

Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền quy định tại các điểm a, h, l, m, n và o khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
  • Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

3.2 Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có nghĩa vụ quản lý và điều hành công ty, đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ và tuân thủ các quy định pháp luật. Họ cũng cần thực hiện việc góp vốn theo cam kết đã đăng ký trong hồ sơ thành lập công ty. Ngoài ra, chủ sở hữu cần tham gia vào các quyết định quan trọng về hoạt động kinh doanh, quản lý tài sản và phân chia lợi nhuận.

Quy định tại Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên bao gồm:

  • Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
  • Tuân thủ Điều lệ công ty.
  • Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
  • Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
  • Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Tóm lại, chủ sở hữu trong Công ty TNHH một thành viên có quyền kiểm soát và tham gia vào quản lý, hưởng lợi từ lợi nhuận, nhưng cũng có nghĩa vụ góp vốn, tuân thủ pháp luật và tham gia vào quá trình quản lý công ty.

4. Ưu và nhược điểm của công ty TNHH một thành viên

Trong việc xem xét về các khía cạnh của công ty TNHH một thành viên, không thể bỏ qua những ưu và nhược điểm của mô hình này. Điều này giúp hiểu rõ hơn về cơ cấu và hoạt động kinh doanh của loại hình công ty này.

Ưu điểm:

  • Những vấn đề liên quan đến công ty thì chủ sở hữu có thể toàn quyền quyết định mà không cần phải xin ý kiến từ các chủ thể khác.
  • Doanh nghiệp được xem là một chủ thể pháp lý khi có tư cách pháp nhân, có thể độc lập tham gia vào các mối quan hệ khác. Với ưu điểm này, doanh nghiệp giữ được sự ổn định trong đời sống pháp luật, hoạt động pháp nhân được kéo dài và không bị ảnh hưởng khi thành viên có những biến cố cũng như không gặp các vấn đề thay đổi đột ngột như thể nhân.
  • Hạn chế được nhiều rủi ro khi theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty có bộ máy tổ chức chặt chẽ, với Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc và Giám đốc. Công ty còn có thể có cơ cấu tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Giám đốc khi chủ sở hữu của công ty là một tổ chức (Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020).
  • Theo Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu có toàn quyền chuyển nhượng vốn điều lệ công ty: toàn bộ hoặc một phần.
  • Việc tăng thêm vốn điều lệ có thể được thực hiện bằng cách chủ sở hữu góp thêm vốn vào hay huy động các cá nhân, tổ chức khác góp thêm vốn đầu tư theo quy định tại Điều 87 Luật doanh nghiệp 2020, ngoài ra công ty TNHH 1 thành viên cũng có thể phát hành trái phiếu.

Lưu ý: Công ty TNHH một phải viên phải thực hiện chuyển đổi loại hình công ty thành Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH hai thành viên khi tăng thêm vốn điều lệ từ phần góp của tổ chức hoặc cá nhân khác.

Nhược điểm:

  • Công ty TNHH một thành viên có hệ thống pháp luật điều chỉnh khắt khe.
  • Không được phát hành cổ phiếu nên bị hạn chế trong quá trình huy động vốn cho công ty.
  • Phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi huy động vốn từ các nhân hoặc tổ chức khác như phần lưu ý trên.

Công ty TNHH một thành viên có những ưu điểm như sự đơn giản trong quản lý, bảo vệ tài sản cá nhân và quyền kiểm soát cao, nhưng cũng gặp nhược điểm như hạn chế trong huy động vốn, phụ thuộc vào nguồn tài chính cá nhân và thiếu sự đa dạng về ý kiến quyết định.

Apolat Legal là công ty luật có trụ sở được đặt tại TPHCM. Chúng tôi trang bị trong mình những kinh nghiệm cũng như kiến thức sâu sắc về pháp luật Việt Nam để giúp khách hành thực hiện các thủ tục thành lập công ty một cách tốt nhất. Khi đến với dịch vụ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Apolat Legal, khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn về đặc điểm cũng như ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp;
  • Tư vấn đặt tên phù hợp với mong muốn của khách hàng và đúng quy định của pháp luật;
  • Tư vấn cho chủ sở hữu công ty về vốn điều lệ, giảm tối thiểu các rủi ro;
  • Tư vấn về ngành nghề kinh doanh cũng như mức chi phí khi thành lập công ty;
  • Tư vấn về việc quản lý khi công ty đi vào hoạt động.

Apolat Legal mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi:

  • Chi phí thực hiện dịch vụ hợp lý, phù hợp nhu cầu khách hàng.
  • Quy trình làm việc rõ ràng minh bạch, tránh gây ra những nhầm lẫn không đáng có.
  • Luôn luôn hỗ trợ nhanh chóng, hết mình trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ.
  • Apolat Legal với khả năng nghiên cứu và báo mức phí nhanh hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

Thông qua những chia sẻ của Apolat Legal, mong quý khách hàng đã hiểu thêm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng như biết về các các thủ tục và hồ sơ thành lập công ty. Liên hệ ngay với chúng tôi, Apolat Legal sẽ giúp khách hàng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1 Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Chi phí cho dịch vụ tư vấn pháp lý trong việc thành lập Công ty TNHH một thành viên thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô và phạm vi dự án, độ phức tạp của thủ tục, vùng địa lý. Liên hệ Apolat Legal để biết rõ hơn về chi phí cụ thể.

6.2 Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên như thế nào?

Thủ tục thành lập Công ty TNHH một thành viên là quá trình phức tạp và có nhiều bước cần được thực hiện để đảm bảo tính hợp pháp và hoạt động ổn định của doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập Công ty TNHH một thành viên bao gồm 5 bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị thông tin;
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên;
  • Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên;
  • Bước 4: Nhận kết quả đăng ký;
  • Bước 5: Đăng bố cáo thành lập công ty TNHH 1 thành viên lên cổng thông tin quốc gia.

Để hiểu rõ hơn cách làm thế nào để thành lập công ty TNHH một thành viên ở thời điểm hiện tại? Điều kiện và thủ tục cần tuân theo là gì? Cùng Apolat tìm hiểu ở bài viết bên dưới.

Xem chi tiết: Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định

Tổng quan về thủ tục thành lập Công ty TNHH một thành viên như trên giúp doanh nhân hiểu rõ các bước cần thực hiện để thành lập và hoạt động công ty một cách hợp pháp và hiệu quả.

6.3 Phân biệt công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên?

Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên khác nhau ở các đặc điểm sau đây:

  • Về số lượng thành viên: Công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức góp vốn và làm chủ sở hữu. Còn công ty TNHH 2 thành viên có từ 02 đến 50 thành viên góp vốn và cùng làm chủ sở hữu.
  • Về tăng, giảm vốn điều lệ: Công ty TNHH 1 thành viên tăng vốn điều lệ qua việc chủ sở hữu tự tăng vốn hoặc huy động thêm vốn của người khác, chủ sở hữu có quyền quyết định hình thức tăng vốn điều lệ. Còn với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới. Công ty giảm vốn bằng cách mua lại phần vốn góp của thành viên.
  • Về quyền chuyển nhượng phần vốn góp: Chủ sở hữu công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của công ty. Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, thành viên chuyển nhượng vốn bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho thành viên khác. Nếu sau 30 ngày số vốn chuyển nhượng không được mua hoặc mua không hết thì chủ phần vốn góp đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba không phải là thành viên công ty.
  • Về cơ cấu tổ chức: Công ty TNHH 1 thành viên không bắt buộc có Hội đồng thành viên. Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu thì tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình sau: Chủ tịch công ty – Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thành viên – Giám đốc/Tổng giám đốc. Về phía Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc.
  • Về trách nhiệm đối với phần vốn góp: Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác tương ứng với số vốn điều lệ của công ty. Ngược lai, thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vốn vào công ty.

Dù là Công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên, việc nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý doanh nghiệp là bước quan trọng cuối cùng để hoàn thành quy trình thành lập công ty. Việc tìm hiểu kỹ về quy định pháp luật và tham khảo ý kiến từ chuyên gia tư vấn sẽ giúp bạn thực hiện thủ tục này một cách hiệu quả và chính xác.

Thông tin lên hệ:

  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
  • Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Email: [email protected]
  • Hotline: (+84) 911 357 447
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều

Tham khảo các bài viết liên quan đến công ty TNHH một thành viên

  • Điều kiện thành lập công ty TNHH mới nhất 2023
  • Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất
  • Thủ tục thành lập công ty TNHH mới nhất 2023

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email [email protected].

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên là gì?

Công ty TNHH hai thành viên là gì Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì?

Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên là số vốn do chủ sở hữu đăng ký ban đầu và cam kết góp vốn theo thời hạn của Điều 75 Luật Doanh nghiệp. Vốn điều lệ được doanh nghiệp tự do đăng ký mà không bị ràng buộc với các quy định khác của pháp luật (trừ một số ngành nghề yêu cầu nguồn vốn pháp định, cần chứng minh vốn).

Công ty thành viên của Tập đoàn là gì?

Công ty thành viên là loại hình công ty được một doanh nghiệp nào đó nắm giữ dưới 50% cổ phần. Chẳng hạn, công ty A nắm giữ dưới 50% cổ phần của công ty B và công ty C. Lúc này, công ty B và công ty C là công ty thành viên của công ty A.