Con rồng đực khác con rồng cái chỗ nào năm 2024

Vào tháng 1 năm nay, một loài thằn lằn kangaroo phương bắc (Agasthyagama) mới được phát hiện ở vùng núi Western Ghats phía nam Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu mô tả loài bò sát có chiều dài chỉ 11cm này là một “con rồng nhỏ bé”.

Thật vậy, móng vuốt, mõm nhọn và đuôi dài của chúng gợi nhớ đến con thú thần thoại có kích thước lỗ rỗ. Điều thú vị là loài thằn lằn biết cách đứng thẳng và chạy bằng hai chân sau.

Rồng biển Ruby

Josefin Stiller, người quay được những hình ảnh đầu tiên về loài vật này ở miền tây Australia, cho biết: “Chúng có màu đỏ khi muốn nổi bật, nhưng bình thường rồng biển có màu hồng ngọc. Chúng có một chiến thuật ngụy trang đầy ấn tượng”.

Vì "màu đỏ là màu đầu tiên trong quang phổ bị lọc ra", ở dưới nước những con cá này có màu đen, giúp chúng ẩn náu khỏi những kẻ săn mồi, Stiller nói.

Tuy nhiên, không giống những loài anh em, những con rồng biển ruby đực mang con dưới đuôi chứ không phải trong bụng.

Sên biển rồng xanh

Loài sên biển nhỏ tuyệt đẹp chỉ dài 5-7cm này ẩn chứa nhiều điều bất ngờ.

Ángel Valdés, chuyên gia về sên biển tại đại học Bách khoa bang California (Mỹ), cho biết: “Chúng dành cả cuộc đời trôi nổi trên bề mặt đại dương và nuốt không khí để giúp chúng nổi” .

Điều này giúp chúng luôn ở gần con mồi, bao gồm cả loài chiến binh Bồ Đào Nha có nọc độc nổi tiếng.

Valdés cho biết, nếu bị kẻ săn mồi đe dọa, loài sên biển sẽ thải ra các tế bào độc để phòng thân.

Rết rồng hồng

Các nhà khoa học phát hiện ra loài rết rồng hồng vào năm 2007 ở khu vực sông Mekong mở rộng của Thái Lan.

Được cho là chỉ sống trong các hang động đá vôi ở vùng đó, loài động vật chân đốt đầy màu sắc này tự vệ bằng cách sản sinh ra xyanua.

Rồng Komodo

Loài vật này thực sự có thể ăn thịt bạn.

Rồng Komodo giết chết con mồi bằng sự kết hợp giữa nọc độc khó chịu và những chiếc răng rách, đưa nọc độc đó nhanh chóng vào thịt nạn nhân.

Tuy nhiên vẫn có một con vật đủ dũng cảm để đối đầu với chúng. Robert Espinoza thuộc đại học bang California, Northridge (Mỹ) cho biết: “Kẻ săn mồi chính của rồng Komodo là những con rồng Komodo khác".

Bởi vì con trưởng thành ăn thịt con non nên rất ít con non được nhìn thấy ở ngoài trời.

Cá rồng đen

Ở giai đoạn ấu trùng, cá rồng đen cái có cuống mắt dài tới một nửa chiều dài cơ thể và cho phép nó nhìn xa hơn khi ở sâu dưới nước. Khi lớn lên, đôi mắt của cá rồng đen rút ngắn lại và mọc ra những chiếc răng khổng lồ, tạo ra ánh sáng dọc theo cơ thể và một chiếc râu, phần nhô ra ở cằm giống như râu ria.

Ngược lại, con đực nhỏ bé và không có răng, chỉ sống đủ lâu để giao phối.

Rồng bay

Những con thằn lằn ở Đông Nam Á và Ấn Độ này được ngụy trang khá kỹ cho đến khi chúng dang rộng “đôi cánh” của mình.

Jim McGuire, chuyên gia về thằn lằn bay tại đại học California ở Berkeley, cho biết rồng bay lướt qua các ngọn cây bằng cách sử dụng các cấu trúc giống như cánh đầy màu sắc được hỗ trợ bởi xương sườn của chúng.

Mỗi loài trong số 50 loài rồng bay được biết đến đều có màu sắc và hoa văn khác nhau.

Được sử dụng để đi lại và trốn tránh những kẻ săn mồi, hai chi sau cũng giúp các loài bò sát rồng bay đực thể hiện trước con cái trong các màn tán tỉnh.

Điều đầu tiên bạn phải biết, đó là để xác định giới tính Rồng Nam Mỹ là đực hay cái một cách chính xác nhất cần phải đúng thời điểm. Vì Rồng Nam Mỹ con có ngoại hình rất giống nhau và không dễ gì để nhìn thấy những điểm khác biệt giữa chúng.

Vậy thì khi nào mới có thể phân biệt? Thời điểm đó là khi Rồng Nam Mỹ bước vào độ tuổi trưởng thành, thường là khi được 1,5 đến 2 năm tuổi và đạt khoảng từ 70 cm đến 1m chiều dài tính cả đuôi.

Khi đạt đến kích thước và độ tuổi này, Rồng Nam Mỹ sẽ có những thay đổi nhất định về tính cách và hình dáng. Chính nhờ vào những đặc điểm này mà chúng ta có thể phân biệt được giới tính của chúng.

2. Phân biệt giới tính Rồng Nam Mỹ theo hình dáng

Đây là cách thức được nhiều người sử dụng nhất vì tỉ lệ chính xác tương đối cao và dễ thực hiện. Bằng cách quan sát hình dáng và những đặc điểm đặc biệt trên cơ thể, chúng ta có thể xác định được giới tính Rồng Nam Mỹ. Cụ thể như sau:

2.1. Đặc điểm của Rồng Nam Mỹ đực

Rồng Nam Mỹ đực bắt đầu có những thay đổi khác biệt trên cơ thể so với con cái khi chúng đạt tới thời điểm trưởng thành. Đặc điểm đáng chú ý nhất chính là Rồng đực có kích thước lớn hơn con cái.

Chúng có cơ bắp phát triển hơn, đặc biệt là ở phần đầu và tứ chi. Phần yếm nằm dưới cằm cũng to và rộng hơn. Chiều dài cơ thể cũng dài hơn Rồng cái cùng độ tuổi.

Cự đà Nam Mỹ đực có một cái đầu to, sần sùi và trông gồ ghề hơn. Hàng gai chạy dọc từ sau đầu tới đuôi cũng to và dài hơn. Ở dưới cằm của con đực cũng sẽ xuất hiện hai cái bứu lớn và sưng to lên do những bó cơ phát triển mạnh bên trong.

Con rồng đực khác con rồng cái chỗ nào năm 2024
Phân biệt giới tính Rồng Nam Mỹ theo hình dáng.

Thêm một điểm quan trọng để phân biệt giới tính Rồng Nam Mỹ đực và cái đó chính là con đực sẽ có hai hàng lỗ chân lông to và nhô hẳn lên chạy dọc ở mặt trong của hai đùi chân sau.

Con rồng đực khác con rồng cái chỗ nào năm 2024
Rồng Nam Mỹ đực có hai hàng lỗ chân lông to nổi bật ở chi sau.

2.2. Đặc điểm của Rồng Nam Mỹ cái

Ở Rồng Nam Mỹ cái thường không có những đặc điểm đặc biệt như ở con đực đã nêu ra ở phần trên. Chúng phần lớn giữ lại những đường nét giống với con non và không thay đổi gì nhiều.

Cơ thể của Rồng Nam Mỹ cái thường thanh thoát và mảnh mai hơn. Đầu, tứ chi và chiều dài cũng nhỏ hơn so với con đực. Trên đầu của con cái không có những phần gồ ghề, gai lưng nhỏ và mỏng. Phần bứu trên mặt cũng nhỏ hơn con đực rất nhiều. Ngoài ra phần yếm của con cái cũng không phát triển mạnh.

Con rồng đực khác con rồng cái chỗ nào năm 2024
Rồng Nam Mỹ cái nhỏ nhắn và thanh mảnh.

Ở hai chân sau, hàng lỗ chân lông của Rồng Nam Mỹ cái nhỏ và đều, không lồi lên nhiều như ở con đực.

Con rồng đực khác con rồng cái chỗ nào năm 2024
Rồng Nam Mỹ cái có hàng lỗ chân lông nhỏ và đều, không nổi.

Lưu ý: Với những đặc điểm trên, các bạn có thể dễ dàng nhận biết được giới tính Rồng Nam Mỹ. Những hãy luôn nhớ rằng chúng chỉ xuất hiện khi Rồng đạt được kích thước nhất định và bước vào độ tuổi trưởng thành. Khi bạn mua Rồng Nam Mỹ ngoài cửa hàng, hãy luôn nhớ hỏi kỹ người bán về kích thước và giới tính của Rồng để có những quyết định đúng đắn.

Xem thêm: Rồng Nam Mỹ đỏ – Red Iguana

3. Phân biệt giới tính Rồng Nam Mỹ theo hành vi

Ngoài hình dạng thì hành vi cũng là một cách để phân biệt giới tính Rồng Nam Mỹ. Một số người chơi sẽ chọn nuôi Rồng cái hoặc đực dựa vào hành vi của chúng. Nhưng cách này thường khó khăn hơn vì tuỳ theo cách nuôi dưỡng và chăm sóc mà Rồng sẽ có những hành vi khác nhau.

Ví dụ như Rồng Nam Mỹ được nuôi dưỡng trong tình trạng không tốt, dễ bị căng thẳng sẽ trở nên hung dữ hoặc nhút nhát. Ngược lại nếu Rồng được xã hội hoá tốt và đúng cách sẽ trở nên thân thiện, ngoan ngoãn hơn bất kể giới tính của nó là đực hay cái.

Nhưng dù thế nào thì giữa Iguana đực và cái vẫn có một số khác biệt nhỏ về hành vi cũng như tính khí. Cụ thể như sau:

3.1. Hành vi của Rồng Nam Mỹ đực

Rồng Nam Mỹ thường có tiếng là hung dữ hơn. Nếu một con đực trở nên kích động, nó sẽ quất đuôi và thậm chí là cắn nếu bị khiêu khích. Trong mùa giao phối thì sự cáu kỉnh của con đực càng thể hiện rõ hơn. Nhưng khi mùa qua đi thì chúng sẽ trở lại với tính cách thường ngày.

3.2. Hành vi Rồng Nam Mỹ cái

Rồng Nam Mỹ cái thường sẽ nhút nhát và hiền lành hơn. Nhưng cũng giống như con đực, Rồng cái sẽ trở nên hung hãn hơn thường ngày trong mùa giao phối, nhất là đối với những con đực mà nó không chấp nhận. Điều này có thể dẫn đến những hành vi chống cự quyết liệt khi con đực cố gắng ghép đôi với con cái. Những hành vi này cũng sẽ kết thúc sau khi mùa giao phối qua đi.

4. Thay đổi của Rồng Nam Mỹ trong mùa giao phối

Một khi Rồng Nam Mỹ trưởng thành, chúng sẽ có lượng nội tiết tố cao hơn để chuẩn bị cho mùa sinh sản. Hãy quan sát những thay đổi này để phân biệt giới tính Rồng Nam Mỹ.

Mùa sinh sản của Rồng Nam Mỹ thường xảy ra vào mùa khô và sẽ kết thúc vào cùng một thời điểm trong năm đối với tất cả các loài cự đà. Thời gian cụ thể trong năm sẽ tuỳ thuộc vào mức độ gần với đường xích đạo nơi mà Rồng Nam Mỹ sinh sống. Ở Việt Nam thì mùa sinh sản sẽ rơi vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 1 hằng năm.

4.1. Thay đổi ở Rồng Nam Mỹ đực

Trong mùa sinh sản, Rồng Nam Mỹ đực chỉ có một mục tiêu duy nhất đó là giao phối với con cái. Và để thực hiện việc này, Rồng đực sẽ có nhiều thay đổi về thể chất và tính khí.

Đầu tiên đó là việc thay đổi màu sắc ở Rồng Nam Mỹ đực. Chúng sẽ đổi sang những gam màu nóng hơn. Ví dụ như Green Iguana có màu xanh lá cây trong những ngày thường thì khi bước vào mùa sinh sản chúng sẽ đổi sang màu cam hoặc đỏ. Sự thay đổi màu sắc này sẽ giúp gây chú ý và kích thích ham muốn ở con cái.

Với mức Testosterone đạt mức cao nhất trong mùa sinh sản, những chú Rồng Nam Mỹ đực sẽ trở nên hung hăng và hiếu chiến hơn thường ngày. Nếu bạn đang nuôi chung từ hai cá thể Rồng Nam Mỹ đực trở lên trong cùng một khu vực hoặc chuồng nuôi, thì tốt nhất nên tách chúng ra trong mùa giao phối.

Hành vi lắc đầu liên tục cũng xảy ra trong mùa giao phối. Rồng Nam Mỹ làm như vậy để gây sự chú ý và cho con cái biết đến sự hiện diện của mình. Chúng cũng sẽ trở nên bồn chồn và thường xuyên đi xung quanh chuồng hoặc khu vực sống.

Cuối cùng Rồng Nam Mỹ đực sẽ trở nên biếng ăn hơn trong mùa giao phối. Đây là điều hoàn toàn bình thường và bạn không nên quá lo lắng. Một số con sẽ ăn ít hơn nhưng cũng có một số con sẽ không ăn gì cả. Tất nhiên, điều đó sẽ khiến chúng bị giảm cân nặng. Nhưng khi mùa sinh sản qua đi, Rồng Nam Mỹ sẽ trở lại ăn uống như bình thường.

Con rồng đực khác con rồng cái chỗ nào năm 2024
Giới tính Rồng Nam Mỹ có thể xác định dựa vào tính khí.

4.2. Thay đổi ở Rồng Nam Mỹ cái

Rồng Nam Mỹ cái cũng có những thay đổi đáng kể trong mùa sinh sản. Màu sắc của cự đà cái cũng sẽ chuyển sang màu nóng hơn. Chúng sẽ có hành vi đào ổ để đẻ trứng ngay cả khi trứng không được thụ tinh.

Bạn nên chú ý đến kích thước bụng của Rồng Nam Mỹ cái để biết rằng trứng đã phát triển tới mức độ nào. Bổ sung thêm canxi trong chế độ ăn để tránh trường hợp tắc trứng. Chuẩn bị nhiều nước trong chuồng để Rồng ngâm mình.

Trong mùa sinh sản, cự đà cái sẽ trở nên hung dữ hơn hoặc nhút nhát hơn. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, thì tốt nhất nên để chúng yên tĩnh một mình. Sau khi mùa sinh sản qua đi chúng sẽ trở lại với bản tính bình thường. Tuy nhiên, khi Rồng cái có biểu hiện lờ đờ, hoặc nhút nhát quá mức, hãy nhờ thú y can thiệp.

Cả Rồng đực và cái đều bị ảnh hưởng và có những thay đổi trong mùa sinh sản. Nhưng thường thì con đực có xu hướng kéo dài những thay đổi này lâu hơn con cái.

Rồng đực có thể giao phối với nhiều con cái trong một mùa. Nhưng Rồng cái chỉ chấp nhận một con đực để thụ tinh cho trứng của nó.

Con rồng đực khác con rồng cái chỗ nào năm 2024
Rồng Nam Mỹ cái trong mùa sinh sản.

5. Nên nuôi Rồng Nam Mỹ đực hay cái?

Cả Rồng Nam Mỹ đực và cái đều là vật nuôi tuyệt vời. Việc lựa chọn nuôi giới tính đực hay cái còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Như sở thích hoặc mục đích của người nuôi. Nếu bạn muốn nuôi Rồng Nam Mỹ để làm cảnh, thì giới tính đực sẽ là lựa chọn tốt nhất. Còn với mục đích sinh sản, thì bạn cần cả Rồng đực và cái, số lượng Rồng cái nên nhiều hơn.

Nhưng cho dù mục đích nuôi của bạn là gì đi chăng nữa, thì việc quan tâm và chăm sóc cho Rồng Nam Mỹ nên được thực hiện một cách tận tâm, kỹ càng. Vì chỉ có như vậy mới giúp thú cưng của bạn khoẻ mạnh và phát triển đẹp nhất.

Con rồng đực khác con rồng cái chỗ nào năm 2024
Rồng Nam Mỹ đực thích hợp nuôi làm cảnh.

6. Sức khoẻ và bệnh tật của Rồng Nam Mỹ đực và cái

Cho dù là Rồng Nam Mỹ đực hay cái thì vẫn có nguy cơ bị mắc một số chứng bệnh nếu không được chăm sóc và có chế độ ăn đúng đắn. Đa phần bệnh phổ biến ở Rồng đều có liên quan đến việc cung cấp không đủ canxi trong chế độ ăn.

6.1. Bệnh chuyển hoá xương (MBD)

Bệnh này có thể xảy ra ở cả Rồng Nam Mỹ đực và cái. Nguyên nhân là trong chế độ ăn thiếu canxi và khu vực sống không cung cấp đủ ánh sáng có chứa tia UV để cơ thể Rồng hấp thụ.

Rồng Nam Mỹ mắc bệnh này sẽ bị mềm xương, khớp xương sưng, tứ chi co giật, đuôi và xương sống biến dạng, tê liệt. Nếu không sớm chữa trị sẽ dẫn đến tử vong.

Người nuôi Iguana nên có một chế độ cho ăn hợp lý, giàu canxi với trái cây, rau xanh. Bên cạnh đó cũng phải cung cấp đầy đủ đèn sưởi bò sát có chứa tia UVA, UVB để Rồng tổng hợp và hấp thụ vitamin D3 có trong thức ăn.

6.2. Bệnh tắc trứng

Đây là một chứng bệnh đặc thù chỉ xảy ra với Rồng Nam Mỹ cái. Tình trạng này xảy ra khi Rồng cái không đẻ trứng được vì trứng bị mắc kẹt lại bên trong cơ thể. Nếu không chữa trị sớm bằng cách phẫu thuật lấy trứng sẽ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân của bệnh này là do chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu canxi, môi trường sống chật chội và thiếu ánh sáng. Trong một vài trường hợp, bệnh tắc trứng có thể liên quan đến việc Iguana cái có tuổi lớn, thể chất yếu và di truyền.