Con ếch uống nước thông qua bộ phận nào năm 2024

Ở những ao nước sâu, ếch thường trú ẩn ở hai bên bờ, thợ câu phải dùng mồi nhử chúng ra mà bắt. Dù phải liên tục di chuyển cần câu, nhưng người câu thật khéo léo, nhẹ nhàng để ếch dễ dàng ăn mồi.

Ở những ao nước sâu, ếch thường trú ẩn ở hai bên bờ, thợ câu phải dùng mồi nhử chúng ra mà bắt. Dù phải liên tục di chuyển cần câu, nhưng người câu thật khéo léo, nhẹ nhàng để ếch dễ dàng ăn mồi.

Sau khi chuẩn bị dụng cụ, thợ câu ếch đi dọc theo các bờ ruộng, ao hồ… tìm nơi ếch thường trú ẩn để câu. Bộ đồ câu chuyên nghiệp có giá vài trăm ngàn đồng với chiếc cần dài 4m, lưỡi câu sắc lẻm, còn dây câu dài ngắn tùy thuộc vào khả năng cầm của người câu. Tuy nhiên, nhiều người lại thích những chiếc cần câu vót bằng tre, hoặc tầm vông bởi dễ kiếm.

* Đủ kiểu bắt ếch

“Câu ếch nhiều kiểu lắm, đặc biệt nhất vẫn là câu nhử, vừa câu vừa dùng tay nhấp nhấp chiếc cần để ếch thấy động mà lao nhanh đến đớp mồi. Công việc này vốn dành cho những tay bắt ếch có nghề. Phải nhấp cần liên tục để mồi nổi trên mặt nước mà không bị chìm sâu” - anh Năm Dạo (41 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) mở đầu câu chuyện bắt ếch bằng những lý giải kỳ quặc mà có phần thú vị.

Con ếch uống nước thông qua bộ phận nào năm 2024
Người câu phải nhấp cần liên tục để dụ ếch ăn mồi.

Cái nghề câu ếch làm bất kể nắng mưa, nhưng chỉ trừ ban đêm. Thợ câu thường chọn những ao nước rộng và sâu, khác với kiểu câu truyền thống. Ở đây, ếch nằm hai bên bờ với những lùm cây rậm rạp, hễ nghe tiếng chân người giẫm trên cỏ là nhảy ùm xuống nước, lặn mất tiêu. Vì thế, các ao hồ luôn là nơi trú ngụ của những con ếch “lão làng”, phải người có tay nghề cao mới “trị” được chúng.

Giữa trời nắng gắt, thợ câu Năm Dạo trong bộ đồ màu sẫm tiến đến cái ao to nằm giữa đồng. Theo anh, nước ở đây rất trong, nếu không phải người câu chuyên nghiệp thì ngồi cả ngày cũng chẳng có con ếch nào bỏ giỏ. “Chúng rất háu ăn, thấy cái gì rơi trên mặt nước đều lao ra đớp” - anh Năm Dạo nói.

Bắt chước anh Năm Dạo, chúng tôi cũng ngồi cầm cần câu nhấp nhấp liên tục. Nhưng chỉ được vài phút, cánh tay đã mỏi nhừ, chúng tôi đành thu cần rồi lặng lẽ quan sát. Mồi vừa rớt xuống nước, anh Năm Dạo liên tục di chuyển dây câu, chừng vài phút sau, ếch thấy mặt nước động liền lao tới. “Loài ếch cũng khôn lắm, ban đầu chúng chỉ cắn nhỏ xung quanh miếng mồi, mình phải nhấp cần để dụ chúng rồi kéo xa trên mặt nước để nó say mồi. Và khi miệng chúng nằm trọn trong lưỡi câu thì giật mạnh” - anh cho biết thêm.

Vào mùa mưa, người ta đi bắt ếch bằng rất nhiều cách, như: câu nhử, soi, đặt mồi… Khi ếch bắt đầu tụ lại gần các ao hồ nước sâu hay chân ruộng… để sinh sản, người bắt chỉ cần dùng đèn pha chiếu thẳng vào mắt ếch để “thôi miên” chúng. Ếch say đèn, con nào cũng nằm im nên dễ bị bắt gọn.

Nhiều năm làm nghề bắt ếch, anh Huỳnh Ngọ (35 tuổi, ngụ xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch) cho hay: “Ngoài câu ếch theo kiểu nhử mồi, người ta còn đào hang rồi đem ếch “mồi” giấu cẩn thận vào đó để dụ ếch đến. Quyết định cách làm này thành hay bại là không được cho ếch uống quá nhiều nước, vì no nước chúng sẽ không kêu. Chờ đến khi mưa ngập ruộng, tôi đi tìm bãi ếch rồi để ếch “mồi” vào. Trời khuya, khi ếch “mồi” kêu vang, những con ếch khác cũng bắt đầu kêu rủ bạn tình tìm đến với nhau, bắt thành từng cặp”.

Theo anh Ngọ, người dân miệt ruộng đồng ở các xã của huyện Nhơn Trạch và Long Thành còn mang theo giỏ, bao, đèn pha… để đi soi ếch. Trời tối, người soi thường tìm nơi có tiếng ếch kêu nhiều rồi tắt đèn ngồi rình. Chỉ chờ ếch say sưa bắt cặp tìm bạn, người soi ếch bước nhẹ nhàng, mở đèn chiếu thẳng vào mắt chúng để “thôi miên”, rồi dùng tay chụp ếch bỏ vào bao. “Tuy nhiên, cách bắt này thường mang tính may rủi, mười lần chụp chỉ 2-3 lần bắt được ếch. Chỉ những ngày tối trăng, trời mưa to, chân ruộng ngập nước thì đi soi ếch mới hiệu quả” - anh Ngọ tâm sự.

* Thú vui miệt vườn

Với nhiều người, việc câu ếch không chỉ là một nghề mưu sinh, mà nó còn là một thú vui dân dã. Câu ếch đồng cũng như câu cá, nhưng người câu phải nhấp cần liên tục để dụ ếch ăn mồi. Khi ếch đã dính cần, người câu chỉ cần bắt ếch bỏ vào giỏ, tiếp tục móc mồi mới vào lưỡi câu, chờ chú ếch khác.

“Bây giờ, vào cuối tuần dân câu nhiều lắm, đó là thú vui của nhiều người. Đủ mọi đối tượng, từ thanh niên trai tráng đến lớp người trung niên. Ếch câu được, ngoài chuyện đem bán, thì họ dành làm mồi nhậu lai rai với bạn bè. Để có được thứ mồi hấp dẫn ếch, thợ câu phải mất nhiều thời gian, nhưng chủ yếu vẫn là thứ mồi có mùi hôi, tanh và pha chút “thơm thơm” nhờ trộn dầu chuối với cá biển, tôm, giun đất…” - anh Tư Được (ngụ xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch) cho biết.

Con ếch uống nước thông qua bộ phận nào năm 2024
Tuấn Ròm với chú ếch vừa dính câu.

Cùng làm nghề với anh Tư Được, nhưng anh Nguyễn Văn Mộc (29 tuổi) lại lý giải: “Ai thì không biết, nhưng mồi câu của tôi phải là hoa dâm bụt, màu đỏ của hoa khi động đậy liên tục sẽ là sức hút ghê gớm với lũ ếch. Hơn thua nhau là cách chọn điểm câu, phải tìm nơi nào mà ao, hồ, ruộng có cây cỏ um tùm, nhiều lau sậy thì chắc chắn có ếch”.

Chỉ với bộ đồ câu duy nhất, những ngày rảnh rỗi hay cuối tuần, bình quân anh Mộc kiếm được trên dưới 2kg ếch, bán cho các quán nhậu bình dân với giá 150 ngàn đồng/kg ếch loại 1 và 120 ngàn đồng/kg loại 2. Anh vui vẻ nói thêm: “Có đợt trúng câu, nhất là đầu mùa mưa, dính hơn 3kg ếch, con nào con nấy bự chà bá, nhìn sướng con mắt. Ếch xào sả ớt nhậu là khỏi chê. Những chiếc đùi ếch to tròn, thịt mềm và ngọt, pha với hương thơm của sả, vị cay của ớt mang đậm nét đồng quê”.

Ở miệt ruộng đồng, nghề câu ếch trở thành thú vui của rất nhiều người. Lang thang khắp cánh đồng ngập nước ở Phú Hội, chúng tôi bắt gặp nhiều thanh niên mê mẩn với đám ếch đồng. Vừa giật được con ếch nặng gần 3 lạng, Tuấn Ròm (16 tuổi) hồ hởi chia sẻ: “Đi câu nhiều lúc cũng gặp may. Ếch to thấy chú ếch nhỏ dính câu, vì mê mồi nên lao tới há miệng đớp theo, ai ngờ bị mắc câu luôn. Câu ếch mê lắm, ghiền đến nỗi rảnh khi nào là xách câu theo đó. Mỗi lần câu được vài ký, vừa cải thiện được bữa ăn, vừa có tiền đi chơi với đám bạn. Ếch được giá nên suốt từ đầu mùa mưa đến giờ, tiền mua sách vở, tiền trường năm nay, em tự trang trải, không phải xin cha mẹ đồng nào”.