Phí làm hàng lỗi phát sinh ngoài việt nam năm 2024

Tìm hiểu: Xuất khẩu hàng hóa là gì? Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu? Hồ sơ & cách ghi nhận doanh thu tính thuế hoạt động xuất khẩu. Có ví dụ cụ thể

Nội dung chính:

I. Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu là hình thức kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia (bên ngoài lãnh thổ Việt Nam) bao gồm:

  • Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán không thông qua bên trung gian;
  • Xuất khẩu ủy thác: là hình thức thuê một đơn vị kinh doanh chuyên về xuất nhập khẩu để thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu thay cho bên mua hoặc bên bán;
  • Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức các doanh nghiệp Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài, sau đó sẽ được giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;
  • Tạm nhập tái xuất: là hình thức nhập khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam trong một thời gian ngắn, sau đó hàng hóa sẽ được xuất khẩu qua một quốc gia khác hoặc chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu.

II. Chứng từ sử dụng làm hồ sơ khai thuế đối với với hoạt động xuất khẩu

Theo Khoản 5 Điều 43 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 có quy định đối với hàng hóa xuất khẩu thì hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế. Khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014, hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan và các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan. ➨ Như vậy, bộ chứng từ đầy đủ làm hồ sơ khai thuế đối với hoạt động xuất khẩu gồm:

  1. Hoá đơn giá trị gia tăng/hóa đơn bán hàng;
  2. Tờ khai hải quan và xác nhận thông quan;
  3. Hợp đồng kinh tế;
  4. Hóa đơn thương mại;
  5. Packing list;
  6. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;
  7. Một số chứng từ khác kèm theo Luật Hải quan.

Lưu ý:

  • Thiếu các chứng từ trên sẽ ảnh hưởng đến việc kê khai hồ sơ thuế và áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0%;
  • Nếu đủ các chứng từ khác nhưng thiếu chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;
  • Nếu thiếu tờ khai hải quan theo quy định nhưng có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì hàng xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ được xem như là hàng hóa tiêu thụ trong nước;
  • Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ và hàng hóa gia công chuyển tiếp nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

III. Thời điểm lập hoá đơn hoạt động xuất khẩu

Theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, khi xuất hàng hóa vận chuyển đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa thông quan, doanh nghiệp lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu đối với doanh nghiệp kê khai tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

➨ Kết luận: Thời điểm lập hóa đơn xuất khẩu là sau khi hoàn tất thủ tục tờ khai xuất khẩu đối với cơ quan hải quan. \>> Xem thêm: Cách xuất hóa đơn xuất khẩu theo Nghị định 123.

IV. Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Việc hàng tồn kho do hết hạn sử dụng (HHSD) hoặc bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên xảy ra rất nhiều ở các DN. Vậy hàng hóa bị hư hỏng có được tính vào chi phí được trừ của TNDN không?

  1. Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.

[…]”

Như vậy, đối với các khoản chi của doanh nghiệp, nếu muốn được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng thì cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện nêu trên.

  1. Hàng hóa bị lỗi, hư hỏng có được trừ?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định như sau:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.

Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

[…]

  1. Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

  1. Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.”

Như vậy, hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Còn hàng hóa do sản xuất, gia công lỗi buộc phải tiêu hủy thì không được đưa vào chi phí được trừ.

  1. Công văn tham khảo

Công văn số 796/TCT-CS ngày 20/03/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn:

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, về nguyên tắc, trường hợp Công ty TNHH Dệt may Lee Hing Việt Nam có hàng hóa bị lỗi, hỏng trong quá trình sản xuất không tái chế lại được và phải thực hiện tiêu hủy không thuộc các trường hợp được quy định của pháp luật thuế TNDN thì giá trị hàng hóa bị tiêu hủy không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Công văn số 2961/CT-TTHT ngày 18/01/2019 của Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn:

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Terumo Việt Nam có số nguyên vật liệu không sử dụng phải tiêu hủy do chuyển dịch cơ cấu sản xuất sản phẩm thì chưa đủ cơ sở để xác định việc tiêu hủy nguyên vật liệu của Công ty là tổn thất do bất khả kháng để tính giá trị nguyên vật liệu tiêu hủy vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Công văn số 7491/CT-TTHT ngày 09/08/2017 của Cục thuế TP HCM hướng dẫn:

Căn cứ quy định trên; trường hợp trong năm 2016, Công ty có nhập khẩu một số lô hàng vải mộc và thực hiện gia công (nhuộm) để bán cho các đối tác trong và ngoài nước. Trong quá trình sản xuất kinh doanh có một số lượng hàng vải mộc (chưa nhuộm) và một số mặt hàng vải thành phẩm (đã nhuộm) tồn kho không bán được phải tiêu hủy (không thuộc trường hợp hư hỏng do thay đổi quy trình sinh hóa tự nhiên hay do hết hạn sử dụng) thì chi phí hàng hóa phải tiêu hủy này không thuộc trường hợp được tính vào chi phí được trừ theo quy định và thuế GTGT liên quan không được khấu trừ.

Công văn số 6566/CT-TTHT ngày 17/07/2017 của Cục thuế TP HCM hướng dẫn:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty theo trình bày, có nhập khẩu hàng hóa là thực phẩm bảo vệ sức khỏe để bán tại thị trường Việt Nam. Nay hàng hóa đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn chưa tiêu thụ hết, phải tiêu hủy và không được bồi thường thì Công ty được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với số hàng hóa này nếu đáp ứng đủ các điều kiện, hồ sơ quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên.