Chủ trương đổi mới dịch vụ công trực tuyến hiện nay

Chiều ngày 11/11/2021, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tổ chức Hội thảo chuyên đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là hội thảo chuyên đề thứ 6 thuộc Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Chính phủ số bản chất là Chính phủ điện tử, nhưng cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Chính phủ số bao hàm Chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử đặc trưng bởi “bốn không”: họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt.

Chính phủ số thêm “bốn có”: Có hành động an toàn trên môi trường số; Có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng; Có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu; Có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế- xã hội.

Chính phủ điện tử đặc trưng bởi “bốn không”: họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ số thêm “bốn có”: có hành động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý.

Nghị quyết 52- NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã xác định phát triển Chính phủ số là nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá nhằm cung cấp dịch vụ số cho người dân, doanh nghiệp, toàn bộ các cơ quan nhà nước chuyển sang hoạt động trên môi trường số.

Việt Nam hướng tới có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu vào năm 2025, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu vào năm 2030 theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thông tin, xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên Hợp Quốc năm 2020 tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia, 23/47 Châu Á và 6/11 Đông Nam Á. Chỉ số tổng hợp của Việt Nam cao hơn chỉ số trung bình thế giới và khu vực, thuộc nhóm quốc gia ở mức cao. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả nước năm 2020 đạt 30,86%, vượt mục tiêu đề ra.

Tính đến ngày 20/8/2021, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cả nước đạt 65,11%; trong đó tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 43,40%.

Bên cạnh đó, mạng truyền số liệu chuyên dùng cơ quan Đảng và Nhà nước đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 100% quận, huyện, thị xã. Một số cơ sở dữ liệu tạo nền tảng đã được xây dựng như: cơ sở dữ liệu về bảo hiểm, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu giáo dục, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã vận hành chính thức từ ngày 01/7/2021…

Trục liên thông văn bản quốc gia đã được xây dựng nhằm kết nối các hệ thống quản lý văn bản điều hành của các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay, đã kết nối 94/94 bộ, ngành, địa phương và kết nối với hệ thống quản lý văn bản điều hành của Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các tổ chức...

Từ khi khai trương đến ngày 19/8/2021 đã có tổng số hơn 6,3 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử toàn quốc năm 2020 đạt 90,8%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra… 

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng Chính phủ số, đảm bảo an toàn thông tin, cơ sở dữ liệu; vấn đề chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, từ dịch vụ công trực tuyến thành dịch vụ số; từ sự tham gia của cơ quan nhà nước thành sự tham gia của nhà nước và người dân, doanh nghiệp…

Đưa ra các giải pháp cải thiện xếp hạng quốc tế Chính phủ số của Việt Nam, ông Vũ Kiêm Văn, Phó Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng, để cải thiện dịch vụ trực tuyến, Việt Nam cần lựa chọn các dịch vụ công nhiều người dân quan tâm, mức độ truy cập tiềm năng nhiều (như khai sinh, thuế, Giấy phép lái xe, giấy phép kinh doanh, môi trường, căn cước công dân, Visa, bảo hiểm xã hội, thanh toán điện, nước, nộp phạt vi phạm hành chính…). Cùng với đó phải tính đến đặc thù kinh tế xã hội từng địa phương và phân loại các dịch vụ công trực tuyến hướng tới từng đối tượng người dân…

Các dịch vụ công trực tuyến cần đảo bảo tính dễ sử dụng, tính liên tục và ổn định, trong đó tăng cường phương thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, phát triển ứng dụng trên các nền tảng số có khả năng tuỳ biến và mở rộng nhanh; cung cấp dịch vụ trên đa kênh (PC/Mobile/API,...).

Cũng theo ông Văn, để cải thiện dịch vụ công trực tuyến cần nâng cao mức độ chia sẻ thông tin tới người dân, đặc biệt là các lĩnh vực được quan tâm nhiều như pháp luật; việc làm; bảo trợ xã hội; môi trường; y tế; giáo dục;… Đại diện Hội truyền thông số đề xuất xây dựng mô hình Chính phủ số vận hành dựa trên dữ liệu. Xu hướng Chính phủ điện tử chuyển sang Chính phủ số, trong đó dữ liệu là trung tâm, quyết định dựa trên dữ liệu và mở dữ liệu…

Chủ trương đổi mới dịch vụ công trực tuyến hiện nay

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP/Gia Huy

* Tạo điều kiện về hoàn trả phí, lệ phí trong thực hiện thanh toán TTHC trực tuyến

Sáng 18/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn chủ trì Hội nghị tập huấn trực tuyến triển khai một số nhiệm vụ và tích hợp 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 của Chính phủ. Hội nghị có sự tham dự của các Bộ: Công an, Tư pháp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

Lấy người dân làm trung tâm trong triển khai Đề án 06

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nêu, ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Trước đó, sau Hội nghị triển khai Đề án ngày 18/01/2022 và tại Phiên họp ngày 02/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt, chỉ đạo rõ 3 nội dung cụ thể. Thứ nhất, đây là Đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, lợi ích của quốc gia, của người dân và của doanh nghiệp.

Thứ hai, việc triển khai Đề án phù hợp với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, với quy mô lớn, tiến hành trên phạm vi rộng, có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, nhiều địa phương, có tính lan tỏa cao, lợi ích thiết thực, hiệu quả lâu dài.

Thứ ba, phải lấy người dân là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển, những nỗ lực, đổi mới, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai Đề án.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị, các Bộ, cơ quan, địa phương cần bắt tay triển khai ngay những nhiệm vụ được giao theo đúng lộ trình của Đề án. Để làm tốt việc này, trước hết cán bộ, công chức được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Đề án 06 phải nhiệt huyết, công tâm, tinh thông nghiệp vụ và đổi mới sáng tạo, là chủ thể, trung tâm của công cuộc chuyển đổi số nói chung, triển khai Đề án nói riêng.

Theo đó, Văn phòng Chính phủ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an tổ chức tập huấn, "trao đổi trực tiếp, nhằm cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc" để triển khai thống nhất, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Tại Đề án này đã giao rõ từng nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, theo đó các địa phương phải chủ trì triển khai 13 nhóm nhiệm vụ chung, 25 dịch vụ công thiết yếu và 40 nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan trung ương.

Chủ trương đổi mới dịch vụ công trực tuyến hiện nay

Hội nghị tập huấn về Đề án 06 của Chính phủ. Ảnh: VGP/Gia Huy

Hướng đến thông tin, giấy tờ của công dân chỉ cung cấp một lần

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của bộ, ngành, địa phương thực sự quan tâm, chỉ đạo việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 tại cơ quan, địa bàn mình phụ trách, trong đó phải triển khai đầy đủ các nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể để tổ chức thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao.

Phải coi đây là nhiệm vụ ưu tiên của các cơ quan mình, không phải nhiệm vụ của riêng hệ thống cơ quan Công an hay Văn phòng UBND cấp tỉnh.

"Các bộ, ngành, địa phương cần tập trung, khẩn trương hoàn thành dứt điểm, có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nhấn mạnh.

Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ được giao chủ trì và Văn phòng Chính phủ để tổ chức triển khai, cung cấp cho người dân. Đồng thời, theo dõi, giám sát để bảo đảm việc thực hiện thực chất, có hiệu quả thực sự, tạo tiền đề để triển khai nhân rộng với các dịch vụ công khác.

Bên cạnh đó thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ xác thực, định danh và giải quyết thủ tục hành chính theo hướng thông tin, giấy tờ của công dân chỉ cung cấp một lần.

Việc này cần hoàn thành chậm nhất trong tháng 4/2022, làm cơ sở nhân rộng việc thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin khác phục vụ số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính.

Chủ trương đổi mới dịch vụ công trực tuyến hiện nay

Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) Ngô Hải Phan trao đổi tại hội nghị. Ảnh: VGP/Gia Huy

Hoàn thành trong tháng 3 để người dân đăng ký kết hôn trực tuyến

Thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua, đã có 62 bộ, ngành địa phương thành lập Tổ công tác. 67 bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch để tổ chức triển khai Đề án. Đồng thời, nhiều bộ, ngành, địa phương đã chủ động tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tuy nhiên, đây mới là bước đầu, các nhiệm vụ của Đề án thời gian tới là rất lớn, nhất là những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải hoàn thành trong 06 tháng đầu năm 2022 để tạo bước khởi đầu vững chắc, hoàn thành các mục tiêu năm đầu của Đề án. Đặc biệt chú trọng việc ứng dụng, kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư để tạo chuyển biến thực chất trong số hoá, giảm phiền hà cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền

Tại hội nghị, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) Ngô Hải Phan đã giới thiệu 13 nhiệm vụ địa phương chủ trì triển khai theo Đề án 06 và tiến độ triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu.

Cục Kiểm soát TTHC cũng tập huấn, hướng dẫn đến các đầu cầu trực tuyến về nội dung: Nâng cấp, triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh; đánh giá chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công bằng dữ liệu theo thời gian thực. 

Đại diện Bộ Công an đã tập huấn về quy trình, yêu cầu kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quy trình kết nối hệ thống định danh và xác thực điện tử…

Theo ông Ngô Hải Phan, theo yêu cầu đặt ra của Đề án, từ nay đến hết tháng 5/2022, các Bộ, cơ quan: Công an, Tư pháp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các địa phương phải tập trung nguồn lực để rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình TTHC (bảo đảm kết nối, tích hợp với CSDLQG về dân cư theo nguyên tắc: Khai báo một lần, cắt giảm giấy tờ công dân trong thực hiện thủ tục hành chính).

Theo đó, các Bộ, cơ quan cần thống nhất quy trình nghiệp vụ, giải pháp kỹ thuật để tích hợp, cung cấp 25 dịch vụ công thiết yếu lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trong đó, Bộ Công an tập trung cung cấp 11 dịch vụ công, Bộ Tư pháp chủ trì hướng dẫn tái cấu trúc quy trình 3 dịch vụ công là: Đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử, hoàn thành trong tháng 3/2022.

VPCP có trách nhiệm tái cấu trúc quy trình đối với 2 nhóm dịch vụ công: Liên thông đăng ký khai sinh đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí.

Các địa phương nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để hạn chế thông tin phải nhập đối với những dữ liệu đã có trong cơ sở dữ liệu đối với 3 dịch vụ công: Đăng ký khai sinh; Đăng ký khai tử; Đăng ký kết hôn và triển khai theo hướng dẫn, đề nghị của Bộ Giao thông vận tải Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe.

Ông Ngô Hải Phan cho biết đơn vị sẽ mở kênh giải đáp trực tuyến trên trang thutuchanhchinh.vn để các Bộ, ngành, địa cùng nhau trao đổi, tháo gỡ, triển khai hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ.

Tại hội nghị, VPCP đề nghị các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục phối hợp, có những hành động cụ thể, thiết thực trong việc triển khai Đề án 06 của Chính phủ nhằm cung cấp dịch vụ công theo thời gian thực tại bộ, ngành, địa phương, tạo chuyển biến thực chất về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong phục vụ nhân dân.

25 dịch vụ công thiết yếu triển khai theo Đề án 06:

1. Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân

2. Cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân

3. Đăng ký thường trú

4. Đăng ký tạm trú

5. Khai báo tạm vắng

6. Thông báo lưu trú

7. Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy

8. Thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội)

9. Đăng ký khai sinh

10. Đăng ký khai tử

11. Đăng ký kết hôn

12. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông

13. Thủ tục làm con dấu mới và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu

14. Thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu

15. Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí

16. Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí

17. Tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

18. Đăng ký thuế lần đầu, đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân

19. Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ).

20. Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe

21. Đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng

22. Cấp phiếu lý lịch tư pháp

23. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

24. Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (220/380V)

25. Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện

Gia Huy