Chỉ lắp ráp ở việ nam thì ghi là gì năm 2024

(TBKTSG Online) – Những ngày qua, dư luận xã hội và giới kinh doanh đang dõi theo những diễn biến xung quanh vụ nhà sản xuất Asanzo vướng vào những rắc rối đúng-sai xung quanh việc ghi nhãn và xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm thiết bị dán nhãn Made in Vietnam. Không chỉ Asanzo, còn có khá nhiều doanh nghiệp khác đã và đang có những hành vi hay hoạt động tương tự như vậy.

Chỉ lắp ráp ở việ nam thì ghi là gì năm 2024

Câu chuyện doanh nghiệp Việt nhập các linh kiện/cụm linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam, sau đó kết hợp linh kiện/cụm linh kiện của Việt Nam để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, rồi dán nhãn hàng hóa theo tên của mình, ghi "xuất xứ Việt Nam" (Made in Vietnam), sau đó phân phối, tiêu thụ tại thị trường trong nước được bàn tán trên mạng xã hội, trên các diễn đàn suốt nhiều tuần qua. Có nhiều cư dân mạng xã hội còn đưa ra các thông tin (hoàn toàn không kèm theo xác minh, kiểm chứng đúng-sai) rằng có doanh nghiệp Việt thậm chí còn xé/bóc nhãn gốc của nhà sản xuất dán trên cụm linh kiện, mục đích là xóa đi nguồn gốc do Trung Quốc sản xuất.

Nhiều cư dân mạng xã hội đã phản ứng, cho rằng đó là hành vi gian lận, lừa dối người tiêu dùng. Vì rõ ràng là nhập linh kiện từ Trung Quốc, mà lại ghi và quảng bá là hàng Việt Nam. Ở góc nhìn khác, không ít doanh nghiệp Việt đang điêu đứng, khó khăn vì cơ quan quản lý Nhà nước vẫn đang thẩm tra, xác minh và chưa đưa ra kết luận thì doanh nghiệp đã bị "phán xét" là lừa đảo, gian lận bởi một số cư dân mạng.

Theo quy định, mọi loại hàng hóa lưu thông trên thị trường bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa. Nghị định 43/2017 quy định về việc ghi nhãn hàng hóa như sau:

– Hàng hóa sản xuất lưu thông trong nước thì doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện ghi nhãn hàng hóa, ghi tên của tổ chức sản xuất hàng hóa đó.

– Hàng hóa nhập khẩu vào VN mà nhãn gốc không phù hợp với quy định, thì tổ chức nhập khẩu phải ghi nhãn phụ khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc. Trên nhãn phải ghi tên của tổ chức sản xuất và tên của tổ chức nhập khẩu.

– Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: Tên hàng hóa; tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa. Tên hàng hóa do tổ chức sản xuất hàng hóa tự đặt, nhưng không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai tại VN, thì trên nhãn phải ghi tên tổ chức lắp ráp, đóng gói, đóng chai và phải ghi tên tổ chức sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai.

– Về xuất xứ hàng hóa: tổ chức sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật. Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.

Qua các quy định nếu trên, có thể nhận thấy "sản xuất" và "lắp ráp" là hai khái niệm khác nhau. Thực chất bản chất của hai hoạt động cũng hoàn toàn khác nhau và pháp luật cũng quy định tách biệt với nhau. Hiểu đơn giản, sản xuất là tạo ra sản phẩm thông qua một quy trình tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc gần hoàn chỉnh. Trong khi đó, lắp ráp chỉ là công đoạn cuối mà thôi. Lắp ráp không tạo ra linh kiện, trong khi muốn tạo ra linh kiện thì phải sản xuất và trên linh kiện phải dán nhãn ghi tên nhà sản xuất. Tổ chức thực hiện việc lắp ráp, đóng gói phải ghi rõ là "lắp ráp" tại Việt Nam. Do đóm vấn đề đặt ra là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp lắp ráp phải ghi thông tin đầy đủ và chính xác về bản chất hành vi – theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng trong sự kiện này, ít nhiều cũng đã bộ lộ sự khiếm khuyết, chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật. Pháp luật chưa đi kịp, chưa điều chỉnh sát với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Cơ quan chức năng cần ban hành những quy định hoặc bổ sung cho chặt chẽ và rõ ràng hơn đối với một số thuật ngữ/hoạt động. Chẳng hạn "sản xuất" bao gồm những yếu tố nào: chính, phụ, tỷ lệ % … ; "lắp ráp" thì như thế nào? Nhãn gốc trên cụm linh kiện nhập khẩu là sao? Quyền được bóc, sử dụng nhãn gốc trên cụm linh kiện của doanh nghiệp nhập khẩu như thế nào…

Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước thì nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác hay không? Tên quốc tế của nước hoặc vùng lãnh thổ không thể phiên âm được ra tiếng Việt thì việc ghi nhãn được giải quyết như thế nào?

Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước thì nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác hay không?

Tại Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa như sau:

- Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

- Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

- Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

+ Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Như vậy, hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

Bên cạnh đó, đối với các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh như tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt, tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc, tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa, tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Tên quốc tế của nước không thể phiên âm được ra tiếng Việt thì việc ghi nhãn được giải quyết như thế nào?

Theo Điều 5 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định về ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa như sau:

- Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa không phải dịch tất cả nội dung bằng tiếng Việt ra ngôn ngữ khác. Nếu dịch ra ngôn ngữ khác thì nội dung ngôn ngữ khác phải bảo đảm cho người đọc hiểu tương ứng với nội dung tiếng Việt.

- Những nội dung không phải nội dung bắt buộc mà thể hiện bằng ngôn ngữ khác không được làm hiểu sai lệch bản chất, công dụng của hàng hóa và không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn hàng hóa.

- Tên quốc tế của nước hoặc vùng lãnh thổ không thể phiên âm được ra tiếng Việt hoặc phiên âm được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép sử dụng tên quốc tế đó.

Ví dụ: tên nước: Indonesia, Singapore phiên âm ra tiếng Việt không có nghĩa, được phép sử dụng nguyên tên Indonesia, Singapore, hoặc dùng tên phiên âm In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po. Trong khi Russia hay Germany thì phải dịch thành Nga, Đức.

Theo đó, tên quốc tế của nước hoặc vùng lãnh thổ không thể phiên âm được ra tiếng Việt hoặc phiên âm được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép sử dụng tên quốc tế đó.

Chỉ lắp ráp ở việ nam thì ghi là gì năm 2024

Nhãn hàng hóa

Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên nhà sản xuất hay ghi tên tổ chức nhập khẩu?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định về ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa:

- Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.

Ví dụ: “xã” là X; “phường” là P; “huyện” là H; “quận” là Q; “thành phố” là TP; “tỉnh” là T.

- Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Hàng hóa được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, có cùng thương hiệu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu thương hiệu đó hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở Việt Nam trên nhãn hàng hóa nếu được chủ sở hữu thương hiệu đó cho phép, nhưng phải bảo đảm truy xuất được cơ sở sản xuất ra hàng hóa khi cần thiết và/hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý và ghi rõ xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa.

- Hàng hóa chỉ thực hiện việc san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai khi được tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa cho phép và phải bảo đảm chất lượng như công bố của nhà sản xuất trên nhãn gốc.

Ví dụ: cho phép san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai theo hợp đồng.

Hàng hóa được san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai trên nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đóng gói, đóng chai và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi đóng gói, đóng chai.

- Hàng hóa được lắp ráp hoàn chỉnh từ nhiều bộ phận, linh kiện mà các bộ phận, linh kiện này được nhập khẩu và/hoặc sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau trong nước thì trên nhãn hàng hóa ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa lắp ráp hoàn chỉnh, địa chỉ lắp ráp và ghi rõ xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật về xác định xuất xứ hàng hóa.

Như vậy, hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.