Thai nhi nằm như thế nào trong bụng mẹ năm 2024

Đây là tư thế phổ biến với hầu hết trẻ sơ sinh trước khi chuyển dạ, và cũng là tư thế tốt nhất với bé. Trong tư thế này, đầu bé quay xuống phía xương chậu mẹ, lưng tựa vào bụng mẹ, cho phép ấn xuống và mở cổ tử cung trong khi chuyển dạ. Nếu thai nhi nằm hơi nghiêng sang trái, hoặc sang phải, vị trí này sẽ được gọi là Chẩm chậu trái trước hoặc Chẩm chậu phải trước.

2. Tư thế ngôi đầu, mặt quay vào trong

Thai nhi nằm như thế nào trong bụng mẹ năm 2024

Tư thế này còn gọi là tư thế lưng đối lưng. Đầu em bé quay xuống, lưng tựa vào lưng mẹ. Không giống tư thế ngôi đầu mặt quay vào bụng mẹ, tư thế này gây khó khăn cho việc sinh nở vì đầu bị kẹt và khó để chui lọt qua phần nhỏ nhất của xương chậu. Điều này khiến quá trình chuyển dạ kéo dài hơn và chậm hơn.

Nguyên nhân dẫn tới việc thai nhi nằm ở tư thế này do mẹ ngồi hoặc nằm quá nhiều. Người mẹ có thể khuyến khích thai nhi lăn về vị trí mong muốn bằng cách nghiêng về hướng mà mình muốn bé di chuyển vào.

3. Thai ngôi ngang

Thai nhi nằm như thế nào trong bụng mẹ năm 2024

Tư thế này xảy ra khi em bé nằm ngang trong tử cung, giống như kiểu nằm ngửa bụng. Rất nhiều em bé ở vị trí này thường sẽ quay đầu trước khi mẹ chuyển dạ, nhưng một số lại vẫn giữ nguyên vị trí ngôi ngang. Nếu em bé vẫn ở vị trí thai ngôi ngang đến tận gần ngày dự sinh, mẹ có thể sẽ phải đẻ mổ để tránh nguy cơ bé bị dây rốn quấn.

4. Thai nghi ngôi mông

Thai nhi nằm như thế nào trong bụng mẹ năm 2024

Ở tư thế này, đầu bé ở phía trên thay vì hướng xuống dưới, bên trong xương chậu mẹ. Tuy vị trí này an toàn cho bé khi ở trong bụng mẹ nhưng lại gây ra nhiều nguy hiểm lúc chuyển dạ. Nguyên nhân có thể do lượng ước ối bên trong tử cung hoặc hình dạng tử cung của mẹ.

Những phụ nữ mang thai đôi, thường có một thai nhi ở vị trí ngôi mông, và thai nhi thứ hai ở vị trí khác. Có rất nhiều dạng khác nhau của vị trí ngôi mông, như ngôi mông hoàn chỉnh khi chân bé gần với mông, và ngôi mông chưa hoàn chỉnh khi một hoặc cả hai chân duỗi xuống phía dưới hoặc đưa lên trên - khi đó, em bé này sẽ ra đời trước.

Có thể thay đổi tư thế của bé khi ở trong bụng mẹ không?

Hoàn toàn có thể. Trên thực tế, hầu hết các bé đều sẽ tự mình chuyển sang tư thế đầu quay xuống sau 36 tuần. Một số khác thậm chí còn biết chuyển tư thế trước khi mẹ lâm bồn. Để thay đổi một em bé ở vị trí ngôi ngang, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể thực hiện việc xoay nắn vị trí đầu bé để giúp xoay bé theo phương pháp thủ công.

Thai nhi nằm như thế nào trong bụng mẹ năm 2024

Một số người tin rằng các bài tập trong thời gian mang thai có thể giúp em bé xoay mình sang vị trí thích hợp. Một bài tập phổ biến là bài nghiêng mình về phía trước. Người mẹ chống tay lên sàn nhà, hai chân ở vị trí cao hơn, giống như tư thế của thai nhi trong tử cung và lắc lư người qua lại từ 10 đến 15 phút. Bài tập này được cho là giúp thư giãn cơ xương chậu và lực hấp dẫn bên trong tử cung.

Thông thường đối với các bà mẹ tương lai, tình trạng rối loạn giấc ngủ có khuynh hướng tăng dần theo các tháng tuổi của thai. Với vòng bụng ngày càng nặng nề, càng gây khó khăn cho các mẹ bầu để có một tư thế nằm ngủ thật thoải mái.

Thai nhi nằm như thế nào trong bụng mẹ năm 2024

1/ Ngủ trong tư thế nằm sấp của mẹ bầu có nguy hiểm không?

Trên thực tế, ở thời điểm mới “cấn thai”, không có chống chỉ định đối với thói quen nằm sấp của các mẹ. Trong thời kỳ này, khả năng gây nguy hiểm cho bào thai rất thấp do thai nhi được bảo vệ bởi nước ối, dây rốn không bị nén dù trong bất kỳ tư thế nằm của thai phụ và em bé trong bụng mẹ không có nguy cơ bị "đè" nếu mẹ nằm sấp khi ngủ.

Tuy nhiên, khi thai vào vào khoảng 4 hoặc 5 tháng, tử cung của bà mẹ sẽ tăng thể tích cho phù hợp với sự phát triển và chuyển dịch của thai nhi trong bụng, ảnh hưởng lên dạ dày gây khó chịu khiến cho các mẹ tự động tránh nằm sấp để cảm thấy dễ chịu hơn.

2/ Vị trí tốt nhất để các mẹ có một giấc ngủ ngon khi mang thai.

Thật ra, rất khó để “xây dựng” một một tư thế nằm ngủ lý tưởng để các thai phụ có được giấc ngủ ngon. Điều này phụ thuộc vào sự cảm nhận của từng người mẹ trong việc chọn tư thế nằm thích hợp cho thời gian nghỉ ngơi theo từng giai đoạn thay đổi về cơ thể của mẹ, và sự phát triển của em bé – yếu tố cần thiết để thai phụ quyết định thay đổi tư thế nằm sao cho phù hợp và không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe trong suốt quá trình mang thai, và đặc biệt là các cơn đau lưng và đau thắt lưng.

Theo các nhà khoa học, từ quý 2 của thai kỳ (tháng thứ 4 trở đi), đối với các mẹ có bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch, chuột rút vào ban đêm nên gác cao chân; các mẹ thường mắc chứng trào ngược thực quản nên nằm đầu cao, lưng cao để hạn chế sự trào ngược axit, vốn thường xảy ra khi ở tư thế nằm thẳng. Tư thế nằm tạo sự thoải mái cho mẹ bầu là nằm nghiêng.

Thai nhi nằm như thế nào trong bụng mẹ năm 2024

3/ Những tư thế nằm ngủ sẽ gây nguy hiểm cho bé?

Có một số tư thế khi nằm ngủ thuộc danh sách chống chỉ định trong thai kỳ nhằm mục đích ngăn chặn sự chèn ép tĩnh mạch chủ (tĩnh mạch lớn đưa máu từ phần dưới của cơ thể đến tim), có thể gây ra sự khó chịu ở người mẹ và có tác động đến khả năng oxy hóa tốt cho em bé.

Từ tuần thai thứ 24, với tư thế nằm ngửa khi ngủ, tử cung có thể chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và làm cản trở sự lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ, gây nên tình trạng hạ huyết áp của mẹ (khó chịu, chóng mặt) và giảm lượng máu đến nhau thai, gây chậm nhịp tim của thai nhi. Nếu bị hiện tượng này, các bà mẹ tương lai nên thay đổi thành tư thế sang nằm nghiêng bên trái.

4/ Trong trường hợp bị rối loạn giấc ngủ về đêm: nên ngủ giấc trưa

Để các mẹ bầu có được sự sức khỏe và tinh thần thoải mái chuẩn bị cho cuộc vượt cạn khá căng thẳng, bà mẹ tương lai cần có những giấc ngủ thật bình yên.

Do đó, trong trường hợp các giấc ngủ về đêm của mẹ bầu bị rối loạn điều này có liên quan đến nhiều yếu tố như ốm nghén (trào ngược axit, đau lưng, chuột rút ban đêm, hội chứng run chân), những lo lắng và ác mộng vào thời điểm gần ngày sinh khiến cho giấc ngủ của mẹ bầu thường xuyên bị rối loạn vào cuối thai kỳ. Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa cũng hết sức cần thiết giúp phục hồi thể trạng của mẹ bầu do mất ngủ về đêm. Chú ý nên tránh ngủ trưa vào thời gian quá muộn (buổi chiều), khiến cho khó ngủ về đêm.

Thai nhi nằm như thế nào trong bụng mẹ năm 2024

5/ Sử dụng gối dành riêng cho mẹ bầu

Dù nằm ngủ ở tư thế nào thì việc nằm liên tục ở một tư thế là khó có thể thực hiện được. Vì vậy mẹ bầu cần chuẩn bị những chiếc gối dài, mềm để kê phía trước và sau bụng nhằm làm giảm trọng lượng của bụng, cũng như tránh được việc đặt trọng lượng của một chân lên chân kia, giúp giữ cho cột sống được thẳng cứng tránh bị mỏi người và mang đến cho mẹ bầu một giấc ngủ bình yên.

6/ Gối cao đầu khi ngủ

Khi tuổi thai ngày càng lớn thì cùng với việc tăng cân, áp lực của thai nhi cũng làm cho đường hô hấp trên của thai phụ cũng hẹp hơn trong quá trình phát triển của bào thai, khiến mẹ bầu “ngáy” to khi ngủ. Để tránh tình trạng này, các mẹ có thể kê thêm gối mềm để nâng cao đầu và lưng, tạo với giường một góc 20o, vừa giúp thở dễ dàng hơn, đồng thời, giảm được sức ép lên cơ hoành, hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày tốt hơn mang lại cảm giác dễ chịu và một giấc ngủ ngon, đảm bảo cho mẹ và bé.

Thai nhi nằm như thế nào trong bụng mẹ năm 2024

7 / Kê cao chân

Chân nặng, phù nề hoặc chuột rút... trong quá trình phát triển của thai nhi, là bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Để tạo sự thoải mái cho giấc ngủ, ngoài việc kê chân cao trên một chiếc gối hoặc tấm nệm mềm, mẹ bầu có thể nâng đáy nệm hay kê cao phần cuối của chân giường. Điều này sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch, chèn ép hoặc chuột rút ở vùng dưới của cơ thể mẹ bầu.

Thai nhi nằm trong bụng mẹ như thế nào?

Share: Thai nhi được nuôi dưỡng và phát triển trong buồng tử cung của người mẹ, thai nhi sẽ nằm trong túi ối trong suốt thời gian mẹ mang thai. Như vậy, thai nhi trong bụng mẹ luôn hoạt động và phát triển hệ tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu trong suốt thai kỳ.

Thai đôi nam như thế nào trong bụng mẹ?

Câu trả lời là dù mang thai đơn hay thai đôi, mẹ bầu cũng nên nằm ngủ nghiêng. Hơn nữa, các chuyên gia cũng khuyến khích rằng khi mang thai, bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái là tốt nhất. Bởi vì tư thế này rất có lợi cho hệ tuần hoàn của mẹ, làm tăng lượng máu cùng chất dinh dưỡng đến nhau thai và thai nhi.

Thai nhi trong bụng mẹ ngủ khi nào?

Tuần thứ 20: Nửa chặng đường Vậy là mẹ đã đi được nửa chặng đường của thai kì, 18 tuần tính từ lúc thụ thai. Lúc này, mẹ đã có thể cảm nhận được những hoạt động của bé. Em bé của mẹ thường ngủ và thức. Bạn ấy có thể bị đánh thức bởi tiếng ồn hoặc chuyển động của mẹ.

Làm sao để biết thai 17 tuần khỏe mạnh?

Dấu hiệu thai 17 tuần khỏe mạnh Trong giai đoạn thai kỳ 17 tuần, thai nhi đã bắt đầu thể hiện những cử động nhỏ và nhanh chóng. Các cử động này thường bao gồm việc duỗi tay, đạp chân,... Những hoạt động này là dấu hiệu tích cực về sự phát triển của thai nhi và cho thấy hệ thần kinh của thai nhi đang hoạt động mạnh mẽ.