Đánh giá thông khí phổi qua khí máu năm 2024

Khí máu là một xét nghiệm có giá trị, cung cấp nhiều thông tin cho các bác sỹ, đặc biệt là các bác sỹ làm việc tại các khoa Điều trị Tích cực về tình trạng toan kiềm, tình trạng thông khí và tình trạng oxy hóa máu của bệnh nhân. Nếu ta làm thêm khí máu tĩnh mạch trung tâm (lấy qua catheter tĩnh mạch trung tâm), khí máu từ mao mạch phổi (lấy qua catheter Swan-Ganz) ta có thể có thêm được các thông tin về khả năng sử dụng oxy của tổ chức và tình trạng shunt của mạch máu hệ thống và mạch máu phổi.

Kết quả, về cơ bản chúng ta hiểu như sau:

Đánh giá thông khí phổi qua khí máu năm 2024
Cách đọc kết quả xét nghiệm khí máu

  • Trị số bình thường:

– pH: 7,35-7,45

– pCO2: 35-45

– pO2: 71-104

– HCO3-: 18-23 mmol/l

– BE: -2,0-3,0 mmol/l

  • Nhiễm kiềm: pH, HCO3, BE tăng hoặc pCO2 giảm
  • Nhiễm toan: pH, HCO3, BE giảm hoặc pCO2 tăng
  • pO2 giảm: suy hô hấp, pO2 tăng trong thở máy.

Chúng ta cần phải biết rằng các thông số đó sẽ khác nhau không đáng kể giữa các phòng xét nghiệm.

Các thuật ngữ thường dùng cho diễn giải tình trạng toan -kiềm gồm:

  • Toan máu: chỉ ra khi pH máu thấp, < 7.38.
  • Kiềm máu: chỉ ra khi pH máu cao, > 7.42.
  • Nhiễm toan: Chỉ ra bởi bất cứ tiến trình nào mà, nếu để mất sự kiểm soát sẽ dẫn đến toan máu. Vấn đề này có thể xảy ra qua một trong hai cơ chế sau:
    • Toan hô hấp tồn tại khi PCO2 cao (> 44)
    • Toan chuyển hóa tồn tại khi HCO3- thấp (< 22)
  • Nhiễm kiềm: Chỉ ra bởi bất cứ tiến trình nào mà, nếu để mất sự kiểm soát sẽ dẫn đến kiềm máu. Vấn đề này có thể xảy ra qua một trong hai cơ chế sau:
    • Kiềm hô hấp tồn tại khi PCO2 thấp (< 36 )
    • Kiềm chuyển hóa tồn tại khi HCO3- cao (> 26)
Các số liệu được thể hiện như thế nào?

Các thông số từ kết quả xét nghiệm nếu không được ghi rõ ràng, chúng ta cần phải ghi nhớ rằng chúng được thể hiện qua thứ tự sau: pH PCO2 PO2 HCO3–

Trước khi phân tích kết quả cần chắc chắn số liệu là chính xác

Có 2 vấn đề mà người phân tích kết quả khí máu động mạch cần làm:

Thứ nhất: Chắc chắn mẫu xét nghiệm là máu động mạch chứ không phải là máu tĩnh mạch: Cách tốt nhất để phân biệt là quan sát dòng máu vào bơm tiêm lấy máu, thấy như là máu được hút vào bơm tiêm, đây là máu động mạch. Tương tự như vậy, máu động mạch thường đầy bơm tiêm ngay. Lưu ý là không thể dựa vào màu của máu để xác định, bởi một bệnh nhân giảm oxy máu nhiều, máu sẽ có màu đen. Nếu không thấy máu như được hút vào trong bơm tiêm, có thể sử dụng PO2 như là chỉ dẫn. Nếu bệnh nhân không giảm oxy máu nhiều khi lấy máu mà nhận được PO2 lại rất thấp với kết quả trong 30-40 giây, khả năng nhiều là máu tĩnh mạch. Cách này khó để sử dụng với bệnh nhân giảm oxy máu nặng.

Thứ hai: Phải chắc chắn là không có lỗi định lượng. Cách đơn giản là so sánh giá trị của bicarbonate từ khí máu (một giá trị tính toán) với bicarbonate từ bảng chuyển hóa toàn diện (một giá trị định lượng). Chúng không luôn luôn giống nhau nhưng thường không chênh lệch nhiều (trong khoảng 10%). Lưu ý là sự so sánh này chỉ có giá trị khi bảng chuyển hóa toàn diện và khí máu được định lượng ở tại một thời điểm sát nhau.

Cẩn thận hơn là có thể xem sự thống nhất giữa khí máu và bảng chuyển hóa toàn diện, bởi sử dụng phương trình Henderson-Hasselbach. Phương trình được sử dụng để tính pH mà bạn mong đợi dựa trên PCO2 and HCO3– định lượng. pH này được so sánh với pH định lượng. Nếu giá trị giống nhau, mẫu máu là hợp lý, nếu khác xa nhau, có thể có lỗi định lượng.

Nhìn chung, với những bệnh nhân nặng thì việc đọc kết quả khí máu động mạch đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi điều trị. Đặc biệt bệnh nhân thở máy rất cần phân tích kết quả khí máu động mạch để điều chỉnh thông số thở máy.

Quá trình hô hấp bình thường diễn ra qua nhiều giai đoạn phức tạp bao gồm: thông khí, trao đổi khí qua màng phế nang mao mạch, vận chuyển khí trong máu và hô hấp tế bào. Hiện nay, chưa có phương pháp thăm dò nào có thể đánh giá tất cả các giai đoạn nêu trên. Trong thực tiễn lâm sàng, các bác sĩ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá đầy đủ chức năng của hệ hô hấp như: đo chức năng thông khí, khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch, khí máu động mạch, định lượng lactat…

☘️ Thăm dò chức năng thông khí phổi (hay bị gọi nhầm là đo chức năng hô hấp) là kỹ thuật đánh giá một phần chức năng của bộ máy hô hấp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Kỹ thuật giúp ghi lại những thông số hô hấp liên quan đến hoạt động của phổi, từ đó giúp đánh giá hai hội chứng rối loạn thông khí: tắc nghẽn và hạn chế.

👉 Đo chức năng thông khí là một thăm dò khá đơn giản, không xâm nhập, ít gây khó chịu và tai biến cho bệnh nhân.

![](https://zalo-article-photo.zadn.vn/34fddc94e5d60c8855c7

117802081)

Bệnh nhân đo chức năng thông khí tại TT Hô Hấp – BV Bạch Mai

💡 Chỉ định của chức năng thông khí phổi?

☘️ Chẩn đoán

👉 Đánh giá các triệu chứng, dấu hiệu hoặc các kết quả xét nghiệm bất thường nghi do bệnh lý hô hấp như: ho, khó thở, khạc đờm, giảm Oxy máu, đa hồng cầu..

👉 Đánh giá tác động của các bệnh lý, rối loạn khác lên cơ quan hô hấp

👉 Sàng lọc cho các đối tượng có yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, làm việc trong môi trường độc hại…

👉 Đánh giá nguy cơ trước phẫu thuật, thủ thuật

👉 Đánh giá chức năng phổi trước khi tập luyện gắng sức, tập phục hồi chức năng

👉 Đánh giá mức độ thương tật

☘️ Theo dõi

🔖 Theo dõi mức độ tiến triển của các bệnh lý như: COPD, Hen phế quản, Bệnh phổi kẽ…

🔖 Theo dõi đáp ứng sau một can thiệp điều trị

🔖 Theo dõi chức năng phổi ở những người đang dùng thuốc có nguy cơ trên hệ hô hấp hoặc ở người lao động làm việc trong môi trường độc hại

💡 Chống chỉ định của đo chức năng thông khí?

👉Tràn khí màng phổi

👉 Tổn thương phổi có nguy cơ biến chứng khi làm hô hấp ký: Kén khí lón của phổi, ho ra máu nhiều, áp xe phổi…

👉 Tình trạng tim mạch không ổn định: Nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu phổi, tụt huyết áp, suy tim mất bù…

👉 Mới phẫu thuật ngực, bụng trong vòng 4 tuần

👉 Tăng áp lực nội sọ/nội nhãn do: u não, phẫu thuật não trong vòng 4 tuần, phẫu thuật mắt trong vòng 1 tuần

👉 Nhiễm trùng/phẫu thuật vùng mũi xoang, tai giữa trong vòng 1 tuần

👉 Chấn thương vùng hàm mặt, lồng ngực

👉 Nghi ngờ các bệnh lý truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp

👉 Mang thai những tháng cuối

👉 Bệnh nhân không hợp tác: rối loạn tâm thần, giảm thính lực…

🔽 Lưu ý trước khi đo chức năng thông khí?

✅Dừng các thuốc ảnh hưởng đến kết quả đo như: thuốc giãn phế quản, thuốc chẹn beta adrenergic

✅ Không ăn quá no, vận động, gắng sức nặng trước khi đo

✅ Không uống rượu trong vòng 4h trước khi đo

✅ Không hút thuốc lá trong vòng 1h trước khi đo

✅ Nới lỏng quần áo, khăn quàng…

🔵 Làm gì trong khi đo chức năng thông khí?

🔹 Trước tiên bệnh nhân sẽ được đo chiều cao, cân nặng

🔹 Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách hít thở qua một ống đo, sau đó máy tính sẽ tính toán rồi đưa ra giá trị các thông số đo được

🔹 Nếu phát hiện bất thường trên kết quả ban đầu, bệnh nhân có thể được yêu cầu làm thêm một số kỹ thuật như: test hồi phục phế quản hoặc đo dung tích toàn phổi…