Cawb cứ hướng dẫn công tác bổ nhiệm

Trong thời gian qua, việc thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo, viên chức quản lý trên địa bàn huyện cơ bản được triển khai thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, qua theo dõi còn một số hạn chế như một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động hoàn thiện hồ sơ đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, viên chức quản lý khi hết thời gian bổ nhiệm theo quy định.

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;

Thực hiện Hướng dẫn số 91/HD-SNV ngày 20/5/2016 của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo và viên chức quản lý.

Để có sơ sở cho các cơ quan, đơn vị thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo và viên chức quản lý; UBND huyện hướng dẫn về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo và viên chức quản lý như sau:

  1. TRÁCH NHIỆM VÀ THẨM QUYỀN

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, viên chức quản lý phải đảm bảo trách nhiệm và thẩm quyền sau:

1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề xuất và nhận xét đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức được đề xuất; họp bàn trong tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị;

2. Xin ý kiến cấp có thẩm quyền;

3. Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm trong cơ quan, đơn vị;

4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền phân cấp và phải chịu trách nhiệm về quyết định hoặc đề xuất của mình.

  1. BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI
  1. BỔ NHIỆM

1. Trình tự bổ nhiệm

  1. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức, viên chức, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, viên chức quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm.
  1. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:

- Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

+ Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị;

+ Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị. Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn;

+ Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức bổ nhiệm; thông báo danh sách cán bộ, công chức, viên chức được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức, viên chức được giới thiệu trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan;

+ Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);

+ Cấp uỷ đảng cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;

+ Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận và biểu quyết (bằng phiếu kín). Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức hoặc làm tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.

- Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

+ Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu;

+ Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau: đại diện lãnh đạo cơ quan gặp cán bộ, công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp uỷ và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức; trao đổi kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức công tác; lấy ý kiến của cấp uỷ cơ quan về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết; thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp trên xem xét bổ nhiệm.

+ Trường hợp cơ quan, đơn vị không chủ động đề nghị mà do cơ quan có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức dự kiến sẽ điều động, bổ nhiệm.

2. Hồ sơ bổ nhiệm

Hồ sơ bổ nhiệm bao gồm:

  1. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm (Chỉ đối với trường hợp đề nghị cấp có thẩm quyền, theo phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm);
  1. Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm (nếu có);
  1. Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, do cá nhân tự khai, được cơ quan, đơn vị xác nhận; các bản photo văn bằng, chứng chỉ đã kê khai trong lý lịch;
  1. Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền còn giá trị sử dụng;

đ) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị;

  1. Văn bản thông báo ý kiến của cấp uỷ đảng cơ quan, đơn vị về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;
  1. Bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cán bộ, công chức, viên chức cư trú;
  1. Bản kê khai tài sản, thu nhập đến thời điểm xem xét bổ nhiệm;
  1. Biên bản hội nghị lấy ý kiến tín nhiệm;
  1. Biên bản kiểm phiếu và phiếu tín nhiệm.

Hồ sơ bổ nhiệm được bổ sung vào hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức; được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ tài liệu mật do nhà nước quy định.

(Chi tiết tham khảo Phụ lục I: Danh mục thành phần hồ sơ và một số mẫu bổ nhiệm gửi kèm trên Chương trình eOffice)

II. BỔ NHIỆM LẠI

Cán bộ, công chức lãnh đạo, viên chứcquản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm phải được xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

1. Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại

  1. Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo, viên chức quản lý;
  1. Quyết định bổ nhiệm lại cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, viên chức quản lý phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.

2. Trình tự bổ nhiệm lại

  1. Cán bộ, công chức lãnh đạo, viên chức quản lý làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo quy định và trình bày trước hội nghị lấy ý kiến tín nhiệm bổ nhiệm lại;
  1. Tập thể cán bộ, công chức, viên chức (hoặc tập thể lãnh đạo) trong cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến. Các ý kiến tham gia tại hội nghị phải được ghi chép đầy đủ trong biên bản và gửi tới Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;
  1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức lãnh đạo, viên chức quản lý đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại;
  1. Sau khi trao đổi trong tập thể lãnh đạo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Hồ sơ bổ nhiệm lại

  1. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại (Chỉ đối với trường hợp đề nghị cấp có thẩm quyền, theo phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm);
  1. Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ, công chức trong thời hạn bổ nhiệm theo mẫu 4a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, do cá nhân tự khai, được cơ quan, đơn vị xác nhận kèm theo bản photo văn bằng, chứng chỉ (nếu có);
  1. Bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
  1. Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và tổng hợp kết quả đánh giá của cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý cán bộ) trong thời gian cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

đ) Văn bản thông báo ý kiến của cấp uỷ cơ quan, đơn vị về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại;

  1. Biên bản hội nghị lấy ý kiến tín nhiệm;
  1. Biên bản kiểm phiếu và phiếu tín nhiệm;

Hồ sơ bổ nhiệm lại được bổ sung vào hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức; được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ tài liệu mật do nhà nước quy định.

(Chi tiết tham khảo Phụ lục II: Danh mục thành phần hồ sơ và một số mẫu bổ nhiệm lại gửi kèm trên Chương trình eOffice)

  1. TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LẤY Ý KIẾN TÍN NHIỆM ĐỂ BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI
  1. NHÂN SỰ LÃNH ĐẠO CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC UBND HUYỆN

Đối với hội nghị lấy phiếu tín nhiệm nhân sự là lãnh đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện, thành phần hội nghị và việc kiểm phiếu, bảo quản phiếu thực hiện như sau:

1. Thành phần: Toàn thể công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của cơ quan. Đại diện cấp ủy và đại diện các đoàn thể (nếu có);

2. Đại biểu mời: Đại diện Lãnh đạo UBND huyện và đại diện Phòng Nội vụ;

3. Sau khi lấy phiếu tín nhiệm, đại diện cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thực hiện kiểm đếm số lượng phiếu, thông báo số phiếu phát ra, số phiếu thu vào sau đó bàn giao phiếu cho đại diện Phòng Nội vụ;

4. Phòng Nội vụ thực hiện kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu báo cáo Lãnh đạo UBND huyện đồng thời thông báo kết quả phiếu tín nhiệm để cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thực hiện tiếp quy trình, thủ tục theo quy định.

Lưu ý: Phiếu tín nhiệm phải được đóng dấu treo của cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp có nhân sự đưa ra hội nghị lấy ý kiến.

II. NHÂN SỰ LÃNH ĐẠO CÁC ĐƠN VỊ TRƯỜNG HỌC

Đối với hội nghị lấy ý kiến tín nhiệm nhân sự lãnh đạo các trường học, thành phần hội nghị và việc kiểm phiếu, bảo quản phiếu thực hiện như sau:

1. Thành phần: Toàn thể công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của cơ quan. Đại diện cấp ủy và đại diện các đoàn thể (nếu có);

2. Đại biểu mời: Đại diện Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo; cán bộ tổ chức Phòng Giáo dục và Đào tạo.

3. Sau khi lấy phiếu tín nhiệm, đại diện đơn vị thông báo số phiếu phát ra, số phiếu thu vào sau đó bàn giao phiếu cho cán bộ tổ chức Phòng Giáo dục và Đào tạo;

4. Cán bộ tổ chức Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu báo cáo Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đồng thời thông báo kết quả phiếu tín nhiệm để đơn vị thực hiện tiếp quy trình, thủ tục theo quy định.

Lưu ý: Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai hướng dẫn này đến các đơn vị trường học thuộc Phòng quản lý; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trường học nghiêm túc thực hiện các nội dung yêu cầu.

UBND huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện theo nội dung văn bản trên. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh các cơ quan, đơn vị liên hệ với Phòng Nội vụ để trao đổi thống nhất thực hiện./.