Câu hỏi vận dụng về phép nhân hóa

Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: “Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi.”

(Theo Tô Hoài)

  1. Tục lệ.
  2. Nhà cửa.
  3. Thức ăn.
  4. Dế.

Câu 5: Tìm từ ngữ cho thấy câu sau sử dụng biện pháp nhân hóa?

Đàn kiến đang háo hức tha mồi về tổ.

  1. Đàn kiến.
  2. Háo hức.
  3. Tha mồi.
  4. Về tổ.

Câu 6: Từ nào trong khổ thơ dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?

Có một mùa vũ hội

Muôn loài chim hòa ca

Mây choàng khăn cho núi

Bâng khuâng bác lim già

(Lê Đăng Sơn)

  1. Vũ hội, hòa ca, choàng khăn, bác.
  2. Hòa ca, choàng khăn, bâng khuâng.
  3. Hòa ca, mây, bâng khuâng, lim.
  4. Hòa ca, núi, bác, lim già.

Câu 7: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Quả táo này có vị chua.
  2. Bụi tre rì rào trong gió.
  3. Những vì sao đang đua nhau tỏa sáng trên bầu trời đêm.
  4. Một cơn mưa trút xuống đã làm giảm sự nóng bức của mùa hạ.

Câu 8: Mỗi sự vật in đậm được gọi bằng gì?

Vườn cây đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

(Theo Nguyễn Kiên)

  1. Thím – chú – anh – bác.
  2. Chú – thím – anh – bác.
  3. Anh – bác – chú – thím.
  4. Bác – thím – anh – chú.

Câu 9: Làm thế nào để nhận biết câu có sử dụng biện pháp nhân hóa hay không?

  1. Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá.
  2. Nêu tác dụng của phép nhân hoá đó.
  3. Không có dấu hiệu nhận biết.
  4. Cả A và B.

Câu 10: Cho biết từ ngữ nào trong đoạn thơ sau cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật?

Trâu ơi ta bảo trâu này:

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.

  1. Trâu ơi.
  2. Ruộng.
  3. Cấy cày.
  4. Nông gia.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tìm hình ảnh nhân hóa có trong đoạn văn dưới đây?

Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Tôi vui vẻ:

- Chào những người bạn nhỏ!

  1. Những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi.
  2. Khung cửa sổ.
  3. Tôi vui vẻ chào những người bạn nhỏ.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Tìm các sự vật nhân hóa trong đoạn văn dưới đây?

Mùa xuân đến, mầm non cựa mình tỉnh giấc. Các loài chim đua nhau ca hát. Bầu trời say sưa lắng nghe khúc ca rộn rã và mải mê ngắm nhìn những chiếc lá xanh nõn nà.

Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 3, các bạn học sinh được tìm hiểu về biện pháp nhân hóa và được thầy/ cô giáo yêu cầu đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. Bài viết này của chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý, hướng dẫn đặt câu hay. Mời Quý vị theo dõi:

Trước khi giúp Quý vị đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa, chúng tôi chia sẻ về những kiến thức chung về biện pháp tu từ nhân hóa.

Nhân hóa là gì?

Nhân hóa chính là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người, làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

Phép nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong văn học và đời sống của con người, nhằm mục đích: Giúp các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người; Giúp các sự vật, hiện tượng có thể biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ: Trong bài thơ Cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa có viết những câu thơ sau:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Có thể thấy, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên gồm với những từ: dang tay, gật đầu.

Có những biện pháp nhân hóa nào?

Thứ nhất: Dùng đại từ chỉ người để gọi sự vật

Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, trong đó, gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều.

Thứ hai: Dùng từ chỉ người để chỉ sự vật

Ví dụ: Gà trống nghêu ngao hát.

Trong bài hát này chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân hóa chính là chú gà trống.

Thứ ba: Dùng từ tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật

Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Ví dụ: Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay

Trong câu văn trên, hành động “trêu đùa” của con người được sử dụng cho “gió”, khiến gió trở thành một đối tượng tinh nghịch và có tình cảm, cảm xúc riêng.

Trong hình thức nhân hóa “miêu tả” này, chúng ta thường gặp 4 kiểu tả sau đây: tả ngoại hình, tả hành động, tả tâm trạng và tả tính cách.

Ví dụ:

+ Tả hành động: “Ông mặt trời trốn sau đám mây”.

Trong câu văn này, hành động “trốn” của con người được dùng để miêu tả mặt trời.

+ Tả tâm trạng: “Mèo con buồn rầu ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà”

Trong câu văn này, “buồn rầu ủ rũ” vốn là từ dùng để diễn tả tâm trạng của con người lại được dùng cho mèo con, biến nó trở thành đối tượng có tình cảm, tâm tư riêng.

+ Tả ngoại hình: “Con đường uốn mình qua những cánh đồng lúa vàng rực rỡ”.

Trong câu văn này, “uốn mình” được dùng để miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con đường.

+ Tả tính cách: “Chim công nom thật đỏm dáng làm sao!”

Trong câu văn này, “đỏm dáng” dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương, màu mè và sặc sỡ của chim công giống như những anh chàng hào nhoáng, thích chăm chút vẻ ngoài.

Thứ tư: Xưng hô vật như với con người

Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” như một con người hay chính là hình thức độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình. Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người.

Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa

Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, Quý vị cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.

Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó.

Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.

Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.