Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá là gì

Ôn ngữ văn 9 - ĐỀ 6

Đề 6 Phần I ( 7 điểm ) Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một bài thơ đặc sắc. 1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì, cảm hứng ấy có ảnh hưởng gì đến việc sáng tạo hình ảnh thơ của tác giả ? 2. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Đề 6 Phần I ( 7 điểm ) Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một bài thơ đặc sắc. 1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì, cảm hứng ấy có ảnh hưởng gì đến việc sáng tạo hình ảnh thơ của tác giả ? 2. Dưới đây là câu chủ đề của đoạn văn cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hy viết tiếp 10 để hoàn chỉnh đoạn văn kiểu tổng phân hơp, có sử dụng phép thế ( gạch chân chúng ) Với những hình ảnh thơ đặc sắc, Huy Cận đ làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên. 3. Chỉ ra tên một bài thơ, tác giả, chép khổ thơ thể hiện vẻ đẹp của con người lao động trên biển trong chương trình Ngữ văn THCS. Phần II ( 3 điểm) 1. Nhận xét về tình huống truyện, giá trị nhân đạo Nguyễn Minh Châu thể hiện trong Bến quê ? 2. Tình huống, nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ? ĐÁP ÁN : Đề 6 Phần I ( 7 điểm ) Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một bài thơ đặc sắc. 1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ , cảm hứng ấy có chi phối việc sáng tạo hình ảnh thơ của tác giả :
  2. * Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng : - Cảm hứng lng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa x hội - Cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ * Sự kết hợp hai nguồn cảm hứng lng mạn và vũ trụ đ tạo ra vẻ đẹp và sức hấp dẫn cho bài thơ viết về con người lao động - Tạo nên những hình ảnh rộng lớn tráng lệ về cảnh con thuyền đánh cá trên biển ( khổng lồ )hoà nhập với kích thước vũ trụ Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng - Con người lao động trở nên lớn lao mạnh mẽ hài hoài với khung cảnh thiên nhiên Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng - Công việc lao động nặng nhọc trở nên nhẹ nhàng tràn đầy hứng khởi Sao mờ, kéo lướt kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. 2. Dưới đây là câu chủ đề của đoạn văn cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hy viết tiếp 10 để hoàn chỉnh đoạn văn kiểu tổng phân hợp, có sử dụng phép thế ( gạch chân chúng ) Với những hình ảnh thơ đặc sắc, Huy Cận đ làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên. * Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt : - Kiến thức cơ bản, cụ thể về tác phẩm nội dung chủ đạo của tác phẩm - Kỹ năng diễn đạt, dựng đoạn văn qua việc thể hiện cảm nhận về t ình đồng đồi, đồng chí - Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : phép thế để liên kết câu
  3. * Các bước tiến hành - Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung cảm nhận về bài thơ trong 10 câu + Nội dung khái quát mà đề yêu cầu : vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên. + Các ý cần có khi nói về vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên: Hình ảnh con người lao động hiện lên với tầm vóc lớn lao, khoẻ khoắn trong sự gắn kết hài hoà với thiên nhiên,vũ trụ Con người lao động làm chủ thiên nhiên, say mê công việc của mình Con người lao động hăng say trong tâm trạng vui tươi, phấn chấn lao động khi công việc đ hoàn thành, khi một cuộc chạy đua với thiên nhiên đ kết thúc thắng lợi. - Mỗi ý trên có thể triển khai thành ba câu - Sử dụng phép thế : có thể dùng cụm từ như thế thay cho cụm từ cuối ở câu trước hoặc dùng tác giả để thay thế cho nhà thơ, cho Huy Cận... - Kết nối các câu thành đoạn văn và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn. 3. Chỉ ra tên một bài thơ, tác giả, chép khổ thơ thể hiện vẻ đẹp của con người lao động trên biển trong chương trình Ngữ văn cấp II. - Quê hương của Tế Hanh - Khổ thơ thể hiên vẻ đẹp con người lao động trên biển Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Phần II ( 3điểm)
  4. 1. Nhận xét về tình huống truyện, giá trị nhân đạo Nguyễn Minh Châu thể hiện trong Bến quê : * Nguyễn Minh Châu đ sáng tạo được tình huống truyện chất đầy nghịch lý để chiêm nghiệm một triết lý về đời người - Nghịch lý thứ nhất : Nhĩ, nhân vật chính của truyện lâm vào một hoàn cảnh đặc biệt : thuở còn đi làm, Nhĩ có điều kiện đi khắp đó đây trên thế giới, nhưng cuối đời anh lâm vào căn bệnh hiểm nghèo nên bị buộc chặt vào giường bệnh. Hiện tại Nhĩ muốn nhích đến bên cửa sổ khó như phải đi hết một vòng trái đất và phải nhờ vào sự trợ giúp của người khác - Nghịch lý thứ hai : Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bi bồi bên kia sông nhưng anh cũng biết rằng mình sẽ không bao giờ được đặt chân lên mảnh đất ấy dù nó ở rất gần. Nhĩ đ nhờ câu con trai thực hiện giúp mình điều khao khát ấy nhưng rồi cậu ta đ xa vào đám cờ và bỏ lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. * Giá trị nhân đạo thể hiện trong Bến quê: Ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu trong Bến quê rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo Trước khi từ gi cõi đời, nhân vật Nhĩ vẫn không bi quan, tâm hồn anh trào dâng bao tình cảm và khát vọng đẹp : - anh khao khát được khám phá vẻ đẹp của quê hương và cảm nhận được vẻ đẹp bình mà nên thơ ở bi bồi bên kia sông với màu sắc của dòng sông, chùm hoa và cả màu sắc thân thương trong ánh nắng, trong màu của đất đai... - Anh trân trọng tình cảm gia đình, quê hương thấy được điểm tựa của mỗi người là ở gia đình , người thân và quê hương mình. + Nhĩ cảm nhận được vẻ đẹp ở người vợ của mình và thực sự thấu hiểu, biết ơn sâu sắc vợ
  5. + Nhìn thấy con trai càng lớn càng giống mình; anh yêu lũ trẻ con hành xóm đang vây quanh mình... - Nhĩ bỗng khao khát được một lần đặt chân lên bi bòi bên kia sông - nơi mà cả đời anh mải đi khắp đó đây đ lng quên nó. Những tình cảm ấy diễn ra trong lòng một người sắp gi biệt cõi đời thật đáng trân trọng và đáng quý. Phải có một cái nhìn nhân đạo, nhà văn mới thấu hiểu những khát khao và cảm nhận trong sáng trong sâu thẳm tâm hồn Nhĩ. 2. Nhận xét về tình huống truyện , nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ? * Nguyễn Thành Long đ sáng tạo tình huống truyện cho Lặng lẽ Sa Pa giản dị mà sâu sắc - Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện đơn giản chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn mà vẫn hấp dẫn, để lại nhiều dư vị ngọt ngào trong tâm hồn độc giả. - Sáng tạo ra tình huống truyện đơn giản mà hợp lý để nhân vật chính hiện ra một cách tự nhiên và trở nên sắc nét qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. * Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật chính Nhân vật chính của Lặng lẽ Sa Pa được khắc hoạ thật ấn tượng bởi ngòi bút sáng tạo Nguyễn Thành Long : nhà văn đặt nhân vật dưới nhiều điểm nhìn để chân dung nhân vật hiện lên rõ nét - Nhà văn không miêu tả ngoại hình nhân vật mà chỉ tập trung khắc hoạ bức chân dung tâm hồn của nhân vật. - Nhân vật anh thanh niên đơược khắc hoạ chủ yếu qua điểm nhìn của ngơười hoạ sĩ già, nhân vật này hiện lên rõ nét và ấn tượng hơn nhờ những suy nghĩ sâu sắc của ông hoạ sĩ. + Gặp anh thanh niên, ông bối rối xúc động vì ông đ bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước...ôi ! một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác...
  6. + Đối diện với anh thanh niên, ông đ cảm nhận rất sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn anh Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ... , khiến ông hiểu về sức mạnh nghệ thuật và sự bất lực của nó - Nhân vật anh thanh niên được lọc qua thứ ánh sáng tâm hồn trong trẻo và rực rỡ khiến nhân vật rạng rỡ hơn, ánh lên nhiều màu sắc hơn. Đó là cái nhìn, suy nghĩ của cô kỹ sư trẻ của bác lái xe khách. Thông qua cảm xúc, suy nghĩ và thái đọ cảm mến của nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện lên đẹp đẽ hơn. Bởi chính anh đ làm bừng dậy những tình cảm lớn lao trong tâm hồn bao người.