Cầm đèn chạy trước ô tô nghĩa là gì năm 2024

Cầm đèn chạy trước ô tô: Nói về những việc làm, hành động hoặc suy nghĩ không cần thiết, lau chau, lanh chanh lanh hớt, xung phong vào làm những việc của người khác hoặc dạy khôn cho người khác, trong khi có người khác còn giỏi hơn.

29 2

Cầm đèn chạy trước ô tô nghĩa là gì năm 2024
NoName.948 25/10/2016 14:28:22

Cầm đèn chạy trước ô tô: Chỉ người nhanh nhẹn, vượt chội qua người khác. Người có sức khỏe vô biên, có thể cầm đèn chạy vượt qua khỏi tốc độ nhanh của ô tô. Quả thực là rất tài giỏi.

14 31

Câu hỏi mới nhất:

Mình xin đề thi vào cấp 2 lớp 5 năm 2023-2024?

  • Để hoàn thành được mục tiêu cá nhân do mình đặt ra, em hãy chỉ ra các cách để phân loại mục tiêu cá nhân. Tại sao em cần phải xác định mục tiêu cá nhân cho mình?
  • Ai đã làm roblox bị lỗi?
  • Hk1 loại khá mà muốn lên loại giỏi thì phải làm sao ạ?
  • Em học chương trình mới mà hk1 em loại khá, hk2 em loại giỏi thì có lên hsg được không ạ?
  • Mọi người giúp mình tìm tên phim hoạt hình này với ạ?
  • Chỉ tôi cách đổi xu thành coin với?
  • Cách để đổi avatar trên Lazi, mà không phải avatar có sẵn, lấy ảnh của mình thì làm như thế nào ạ?
  • Làm sao để có coin trên lazi vậy ạ? Làm sao để mua quà tặng trên Lazi?
  • Có ý kiến cho rằng học sinh còn nhỏ tuổi chưa có khả năng tham gia phòng chống BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG em có đồng ý không? Vì sao?
  • Xem tất cả câu hỏi >>

Câu hỏi khác:

Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng nghĩa là gì?

  • Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng là gì?
  • Kẻ cắp gặp bà già là gì?
  • Được vạ thì má đã sưng là gì?
  • Suy bụng ta ra bụng người là gì?
  • FAQ là gì?
  • Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang?
  • Mèo già hóa cáo - Mèo già có hóa cáo không?
  • UFO là gì - Đĩa bay là gì?
  • Phú quý sinh lễ nghĩa là gì?

Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này:

Put the cart before the horse

Làm mọi thứ sai thứ tự.

To do things in the wrong order.

-Cậu có cầm đèn chạy trước ô tô không đấy mà mua vé máy bay trước khi có visa?

Aren’t you putting the cart before the horse by buying the flight tickets before having your visa granted?

-Đừng lên thực đơn trước khi quyết định mời bao nhiêu người – nó giống như cầm đèn chạy trước ô tô.

Don’t plan the menu before deciding how many people to invite – it’s like putting the cart before the horse.

Ngược đời

–Những đứa trẻ được khuyến khích thi đua trước khi được trang bị kỹ năng để thắng. Chúng ta tự tạo ra tình huống ngược đời.

These kids are encouraged to compete before they actually have the skills to win. We’ve got ourselves a cart-before-the horse situation.

–Tôi nghĩ cậu đã làm ngược đời khi nghỉ việc toàn thời gian trước khi có việc mới.

I think you are putting the cart before the horse by leaving your permanent job before getting new one.

(TBKTSG) – Liệu lịch trình giảm thuế thực tế của Việt Nam đã thật sự hợp lý hay chưa và có cần thiết đẩy nhanh lịch trình này hơn cam kết với WTO hay không?

\>> Không thể chỉ giải quyết bằng tăng xuất khẩu

\>> Vì sao nhập siêu tăng?

1. Trong năm 2007 và ba tháng đầu năm 2008, nhập khẩu một số mặt hàng như ô tô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng ô tô đã tăng đến mức báo động khiến cho kim ngạch nhập khẩu bị đội lên rất nhiều so với các năm trước.

Chẳng hạn, số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu năm 2007 là trên 27.800 chiếc, tăng 123% và bộ linh kiện ô tô cũng đạt hơn 86.000 bộ, tăng 81,4% so với năm 2006. Sang năm 2008, chỉ trong quí 1 lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã đạt hơn 15.400 chiếc, tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2007, riêng xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi đạt gần 9.370 chiếc, tăng hơn 7,8 lần. Linh kiện ô tô cũng tăng hơn bốn lần so với cùng kỳ năm 2007.

Có thể thấy rằng tâm trạng lạc quan phấn khởi thái quá trước và sau khi đất nước gia nhập WTO đã khiến các nhà hoạch định chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam ít nhiều thiếu sự tỉnh táo và cẩn trọng cần thiết, quyết định hạ thấp thuế nhập khẩu ô tô quá sớm mà không lường hết hệ quả. Do đó, hoạt động nhập khẩu ô tô dường như “tuột” khỏi tầm kiểm soát và hệ quả là ô tô nhập khẩu ồ ạt tràn vào trong nước trong khi giá ô tô sản xuất trong nước vẫn không giảm.

Không chỉ ô tô, một số mặt hàng khác cũng được Việt Nam chủ động giảm thuế nhập khẩu trước thời hạn cam kết với WTO và kết quả tất yếu là nhập khẩu tăng lên đáng kể.

Điều đáng bàn ở đây là liệu lịch trình giảm thuế thực tế của Việt Nam đã thật sự hợp lý hay chưa và có cần thiết đẩy nhanh lịch trình này hơn cam kết với WTO hay không. Như IMF nhận xét, Việt Nam đã liên tiếp cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ mức 90% xuống 80% (tháng 12-2006) rồi xuống tiếp mức 70% (tháng 8-2007) – là mức cam kết với WTO của tận năm 2014!

Thuế nhập khẩu của nhiều hàng hóa khác như mỹ phẩm, tủ lạnh, máy may, điều hòa, quạt và một số lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng cũng được giảm trước thời hạn WTO yêu cầu. Tuy đây có thể được coi là biện pháp đối phó của Chính phủ trước nguy cơ lạm phát leo thang, nhưng cái giá phải trả lại là đẩy nhập siêu thêm tăng. Hơn thế, việc giảm thuế nhập khẩu theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô” như vậy cũng cần phải được cân nhắc kỹ xem diện mặt hàng được lựa chọn có phục vụ hiệu quả mục tiêu chính sách chống lạm phát hay không.

2. Trở lại với vấn đề thâm hụt cán cân thương mại và năng lực cạnh tranh quốc gia. Năng lực cạnh tranh yếu kém của Việt Nam là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” – tuy nhiên, dường như vì quá quen thuộc nên người ta thấy vấn đề chỉ được xới lên khi có sự kiện nọ kia mà không thấy có giải pháp hay biện pháp nào mang tính khởi động cả guồng máy để có sự thay đổi về chất.

Doanh nghiệp Việt Nam luôn ở tình thế bị động cả về chủ quan và khách quan để có thể có kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Chủ quan là nhận thức của doanh nghiệp phần nhiều còn đơn giản, ngắn hạn, ít chú trọng đến bề sâu và độ bền vững trong cạnh tranh trên thương trường quốc tế (ví dụ dễ thấy là rất ít thương hiệu hàng Việt Nam được thế giới biết đến). Khách quan là Nhà nước chưa làm tốt vai trò định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Gia nhập WTO là một dấu mốc quan trọng đối với nền kinh tế trong nước, thế nhưng dường như sự chuẩn bị của Nhà nước đối với đổi mới nhận thức cho doanh nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh lại quá hời hợt hoặc chỉ là những hô hào trên giấy mà thiếu biện pháp cụ thể đi vào thực chất, khiến doanh nghiệp trong nước thiếu bàn đạp cần thiết để bật lên hẳn.

3. Để giải quyết những hậu quả tiêu cực của tình trạng nhập siêu, về dài hạn, kim ngạch xuất khẩu phải tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu để có thể giải được bài toán dài kỳ về thu ngoại tệ từ xuất khẩu để góp phần bù đắp phần thâm hụt do nhập siêu.

Muốn tăng kim ngạch xuất khẩu một cách hiệu quả và bền vững, Việt Nam cần phải cải thiện và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm đẩy lượng xuất khẩu tăng để kéo kim ngạch tăng thay vì trông đợi vào tăng giá xuất khẩu. Muốn tăng lượng xuất khẩu, phải mở rộng và đào sâu được các thị trường xuất khẩu.

Sở dĩ tăng xuất khẩu năm 2007 và đầu năm 2008 vẫn không đủ bù đắp cho tăng nhập khẩu là do trước khi gia nhập WTO, thực tế hàng xuất khẩu Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường có khả năng tiếp cận và xâm nhập và phần lớn đã được hưởng hoặc là thuế GSP hoặc là thuế MFN của nước nhập khẩu. Số lượng quốc gia mà Việt Nam chưa được hưởng thuế nhập khẩu MFN là không nhiều, do đó, tác động của việc gia nhập WTO đối với giảm hàng rào thuế nhập khẩu của các nước bạn hàng cũng không lớn (Thực chất, thuận lợi cơ bản mà WTO mang lại cho hàng xuất khẩu Việt Nam chính là tính “ổn định” về thuế nhập khẩu khi Việt Nam được hưởng thuế MFN vĩnh viễn với tư cách thành viên WTO, chứ không phải là mở rộng thị trường xuất khẩu như nhiều người vẫn quan niệm).

Trong khi thị trường xuất khẩu đã “đến ngưỡng” – vì cơ hội xuất khẩu có mở ra đến đâu mà năng lực sản xuất và xuất khẩu trong nước không đáp ứng nổi đến đó thì cũng đành “lực bất tòng tâm” không thể khai thác được cơ hội đó – thì gia nhập WTO kéo theo thuế nhập khẩu giảm, các hàng rào phi thuế truyền thống như cấm, hạn ngạch, giấy phép… bị dỡ bỏ khiến cho nhập khẩu tất yếu gia tăng, kết cục là khoảng cách giữa kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng giãn rộng.

4. Không những thế, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam nhiều năm qua vẫn không có sự chuyển biến đáng kể. Như nhận xét của các chuyên gia HSBC trong báo cáo “Vietnam: Deficit dangers?”, thực tế đáng buồn hiện nay là “Việt Nam chủ yếu cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ vào bán giá thấp chứ không phải dựa trên tính đặc thù hay độc đáo của sản phẩm xuất khẩu”.

Chừng nào cơ cấu xuất khẩu chưa có sự chuyển biến sâu sắc để đưa Việt Nam lên nấc cao hơn trên bản đồ phân công lao động quốc tế thì khó hy vọng có thể cải thiện căn bản cán cân thương mại. Việc chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu cũng không phải một việc có thể một sớm một chiều đạt được mà đòi hỏi cả một quá trình chuẩn bị và phát triển vững chắc từng bước.

Chính phủ vẫn chủ yếu mới chỉ kêu gọi chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu nhưng thực tế chưa có giải pháp hay chiến lược cụ thể và hiệu quả để triển khai trên thực tế. Việc đánh giá tiềm năng, năng lực xuất khẩu mới chỉ được thực hiện trong phạm vi một số dự án nghiên cứu và tính thiết thực, cụ thể của các đề xuất đưa ra vẫn còn bị đánh dấu hỏi. Việc nghiên cứu chiến lược xuất khẩu thường chủ yếu dựa trên “thì hiện tại” mà chưa có tầm nhìn dài hạn hơn về cơ hội và triển vọng ở “thì tương lai”. Chẳng hạn như thực tế rất nhiều mặt hàng xuất khẩu thuộc ngành công nghiệp chế biến mang lại giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam thời gian qua chủ yếu là do doanh nghiệp tự khởi xướng chứ không phải do Nhà nước định hướng cũng như chưa từng được bất kỳ báo cáo hay đề án chiến lược nào dự báo.