Cách nuôi ốc bươu đen trong be bạt

Nuôi ốc bươu đen trong mương vườn, ao sen từ lâu đã được nhiều nông dân thực hiện và thành công. Một thanh niên ở phường Tân Phú, quận Cái Răng, còn sáng tạo hơn thế khi nuôi ốc trong 4 bể bạt với tổng diện tích chưa đầy 24m2, nhưng lại có thu nhập hơn 1 triệu đồng mỗi tháng.

Cách nuôi ốc bươu đen trong be bạt

Anh Tuấn chăm sóc ốc trong bể bạt.

Đó là anh Lê Minh Tuấn, Phó Bí thư Ðoàn phường Tân Phú, quận Cái Răng và mô hình kinh tế hiệu quả này đã được anh thực hiện hơn 1 năm qua.

“Làm chơi ăn thiệt” là cách nói vui của nhiều người khi nhìn thấy 4 bể bạt đặt trước sân nhà anh Tuấn. Thấy bà con miền Tây nuôi ốc bươu đen trong mương vườn, anh Tuấn lên mạng internet tìm học thêm kinh nghiệm và bắt tay thực hiện với sáng tạo riêng. Khung bể bạt được anh tận dụng từ sắt phế liệu của gia đình, chỉ tốn tiền mua bạt nhựa về làm thân bể với chi phí chưa đến 1 triệu đồng. Mỗi bể có diện tích chừng 6m2, cao 1m và nước đổ vào bể cao chừng 0,5m. Vậy là “nhà” cho ốc bươu đen đã hoàn thành.

Con giống ốc bươu đen được anh Tuấn bắt trong vườn nhà để gây giống dần. Hiện nay, anh đã chủ động được nguồn giống và còn cung ứng ra thị trường để chia sẻ nghề “làm chơi ăn thiệt” này. Theo anh Tuấn, ốc nuôi trong bể bạt rất dễ chăm sóc, không tốn chi phí lại dễ dàng theo dõi quá trình phát triển của ốc. Ðiều chú ý là khi thả ốc vào bể, không thả trực tiếp xuống mặt nước mà nên thả trên một tấm xốp nổi, để ốc tự bò xuống nước, như vậy sẽ hạn chế gần như tuyệt đối tỷ lệ hao hụt.

Ðể tạo thức ăn và môi trường sống thuận lợi cho ốc, trong bể được anh Tuấn thả trồng nhiều loại thủy sinh như lục bình, bèo, rau muống đồng... Thức ăn cho ốc rất dễ dàng và không tốn tiền: vỏ trái cây, rau củ... là món “khoái khẩu” của ốc. Nước trong bể bạt được thay mỗi tuần, theo đường thoát đã lắp cố định nên dễ thực hiện. Một bí quyết nữa được anh Tuấn chia sẻ là để vào trong mặt bể những miếng xốp nổi để ốc đẻ trứng lên trên, giúp giảm tối đa tỷ lệ hao hụt so với khi ốc đẻ trứng trực tiếp lên mặt bèo, thân lục bình...

Trứng ốc sau khi khô ráo được anh Tuấn thu hoạch cho vào rổ để ấp theo kiểu “cách thủy”. Nghĩa là, rổ trứng ốc được đặt cách mặt thau nước chừng 1-2cm, phía trên phủ khăn lông và thỉnh thoảng xịt nước nhẹ trên mặt khăn. Cứ như vậy ốc sẽ nở và tự bò xuống thau nước, anh Tuấn thu hoạch ốc con và thả vào bể bạt nuôi. Hiện tại anh Tuấn dành 2 bể để nuôi ốc sinh sản và 2 bể còn lại dùng nuôi ốc thương phẩm.

Chi phí đầu tư, quy trình chăm sóc ốc bươu đen trong bể bạt rất đơn giản và tốn ít thời gian nhưng hiệu quả kinh tế khả quan. Dù chỉ thử nghiệm với 4 bể bạt chưa đầy 24m2, nhưng anh Tuấn đã có thu nhập hơn 1 triệu đồng mỗi tháng từ bán ốc thương phẩm, với giá bán ổn định từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng mỗi ký. Ngoài ra anh Tuấn còn bán trứng ốc làm giống cho những ai có nhu cầu nuôi, giá 1,2 triệu đồng/kg. Với 1kg trứng ốc, người nuôi sẽ có một lượng ốc rất lớn và thu nhập mau hơn nhiều so với tự kiếm nguồn ốc giống trong môi trường tự nhiên. Anh Tuấn cho biết thêm: “Do mới thử nghiệm nên quy mô nuôi còn ít, nhiều thương lái đến mua ốc thường xuyên nhưng không có nguồn để bán. Từ đó cho thấy triển vọng khá tốt của mô hình này”.

Chị Bùi Phương Loan, Bí thư Ðoàn phường Tân Phú, quận Cái Răng, chia sẻ: “Nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ốc trong bể bạt của anh Tuấn, chúng tôi đã tổ chức cho đoàn viên, thanh niên trong phường đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Qua khảo sát, một số đoàn viên, thanh niên muốn thực hiện mô hình, chúng tôi sẽ hỗ trợ để mô hình được nhân rộng”.

Tin, ảnh: ÐĂNG HUỲNH

Ngoài mô hình nuôi ốc bươu đen trong bể lót bạt, còn có bể bê tông, ao, hồ. Nhưng dễ nuôi và chi phi rẻ nhất là bể lót bạt. Sau đây Trại Ốc Giống sẽ cho bạn biết cách làm mô hình này.

1. Chuẩn bị

Chuẩn bị mặt bằng, ít nhất phải từ 6 mét vuông trở lên. Bạt lót nên mua kích thước lớn hơn kích thước bể để có thể bắt vào thành bể.

Thanh cộc có thể làm bằng tre, gỗ, sắt,… nên dài ít nhất 1.5 mét.

Các loài cây nước, lá sen, bèo để cho ốc bươu đen ăn, hoặc làm vật bám, hoặc dùng để lọc nước. Các loại thức ăn tinh như: Bột cám, bột sắn.

Nước máy đã để lắng đọng trong 2-3 ngày để làm mất các chất sát trùng. Hoặc nước giếng đã ổn định độ pH 6.5 đến 8 và an toàn sức khoẻ (dùng máy đo pH).

2. Chế tạo bể

Cách nuôi ốc bươu đen trong be bạt
Mô hình nuôi ốc bươu đen lót bể bạt, đóng cộc lót bạt

San phẳng mặt bằng muốn làm bể. Đóng các cộc xuống đất, đóng sao để đo từ đất lên đầu cộc là 1m. Đóng xung quanh bể khoảng 8 đến 12 cây cộc phân bố đều để giữ bạt.

Cột các cột lại với nhau tạo thành thành bể. Rồi lót bạt sau đó cố định bạt vào thành bể.

Cách nuôi ốc bươu đen trong be bạt
Cố định bạt

Làm đường ống thoát nước để khi thay nước, rút nước bẩn ở dưới đáy dễ hơn. Nếu bạn ở địa điểm thường có nắng gắt hoặc mưa nhiều nên làm mái che.

Cách nuôi ốc bươu đen trong be bạt
Đổ nước vào bể

3. Xử lý bể

Sau khi đã hoàn thành bể, đổ nước đã chuẩn bị ở bước đầu vào bể. Mực nước khoảng 0.5m. Rồi thả các loại cây vào bể để 2-3 để cây lọc sạch bể. Sau đó mới thả ốc bươu đen vào.Khoảng 7 – 10 ngày nên thay nước bể khoảng 20 – 30% nước.

4. Nuôi ốc

Mỗi ngày chỉ nên bỏ thức ăn bèo cám 1 lần vào buổi chiều tối. Bỏ thêm 1 muỗng cà phê thức ăn tinh đã chuẩn bị ở bước đầu.

Vài lưu ý: 

  • Để điều chỉnh độ pH của bể có thể dùng vôi sát trùng mua tại các tiệm thuỷ sinh.
  • Bèo cám là thức ăn mà ốc bươu dễ ăn nhất.
  • Thức ăn tinh giúp ốc lớn nhanh hơn.
  • Phân bèo sẽ lắng xuống đấy làm chất dinh dưỡng cho cây. Vậy nên trồng các loại cây nước như sen.
  • Hiện không có thuốc đặc trị 2 loại bệnh thường gặp nhất của ốc là bệnh mòn vỏ và bệnh sưng vòi, nếu ai rao bán thuốc đặc trị là lừa đảo sau khi dùng ốc vẫn chết. Chỉ có cách phòng bệnh, nếu bị bệnh phải mau chống cách ly. Nên cho ốc ăn vitamin tăng sức đề kháng.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm hoặc mua các loại ốc

Cách nuôi ốc bươu đen trong be bạt

Trại Cung Cấp Ốc Bươu Bến Tre

Tham gia nhóm facebook để học hỏi thêm kiến thức: www.facebook.com/groups/1440683309461767

Website: https://traiocgiong.com

Hotline: 0348 085 757 (A.Điền) 

Địa chỉ trụ sở: 393 ấp 8 – xã Châu Bình – huyện Giồng Trôm – tỉnh Bến Tre