Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho

Thay vì sử dụng thuốc Tây để giảm thiểu triệu chứng ho, người bệnh có thể áp dụng cách trị ho bằng tỏi dưới đây để cải thiện bệnh mà không lo tác dụng phụ về sau.

Theo các Y sĩ Y học cổ truyền, tỏi có tính ấm, vị hăng có tác dụng làm ấm và đào thải độc tố thường được dùng để điều trị các triệu chứng ho, sổ mũi,… liên quan đến các bệnh lý như viêm họng, cảm lạnh và cảm cúm.

Và không chỉ riêng Đông y, lợi ích của tỏi đối với sức khỏe từ xưa đến nay vẫn đang được giới Y học hiện đại nghiên cứu và ứng dụng. Cụ thể, trong dịch cúm của ở Nga vào năm 1965, dân chúng đã sử dụng tỏi như vị thuốc tự nhiên để điều trị và phòng ngừa dịch cúm, cải thiện triệu chứng ho.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho
Lợi ích tuyệt vời của tỏi đối với sức khỏe và bệnh tật

Bên cạnh đó, vào năm 1950, bác sĩ J. Klosa người Đức đã dùng tỏi để chữa ho và giúp làm dịu triệu chứng đau nhức cuống họng cho bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ Irvin Ziment – California đã nhận thấy tỏi có tác dụng làm bệnh nhân bớt ho, đồng thời giúp làm long đờm, hạn chế tình trạng nghẹt mũi, tạo cảm giác dễ chịu.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho

Sở dĩ tỏi giúp chữa ho và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như vậy chính là nhờ các thành phần hóa học có trong tỏi như:

  • Allicin: Được xem như một loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, allicin giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch, có thể ngừa bệnh và giúp làm bệnh mau lành.
  • Liallyl Sulfide: Có tác dụng tương đương như một loại kháng sinh, Liallyl Sulfide giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tế bào ung thư biến tính và đẩy lùi tác nhân gây bệnh tim mạch.
  • Ajoene: Với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ điều trị và phòng chống nhiều bệnh ung thư khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt chất có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể, đặc biệt là tế bào màng ngoài khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh.

Ngoài các thành phần nêu trên, tỏi còn chứa lượng lớn vitamin  bao gồm vitamin A, C, B, PP, D và các thành phần khác như fitoxterin, polisaccarit, idrad carbon,… Những hoạt chất này cũng có công dụng trong việc hỗ trợ giảm viêm, làm dịu cổ họng và cải thiện ho.

Nhìn chung, các cách trị ho bằng tỏi đã xuất hiện từ rất nhiều năm về trước. Những phương pháp tự nhiên này không gây phản ứng phụ mà còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Và điều đặc biệt nổi bật của các bài thuốc này là có thể dùng trị ho cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Để làm dịu và xua tan cơn ngứa ở vòm họng, giúp giảm nhanh cơn ho, người bệnh có thể áp dụng những cách trị ho bằng tỏi dưới đây:

Không chỉ riêng tỏi, mật ong có tính kháng viêm, diệt khuẩn, đồng thời có tính làm lành tổn thương ở niêm mạc họng. Chính vì vậy, khi kết hợp tỏi với mật ong giúp làm tăng công dụng điều trị bệnh.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho
Dùng tỏi và mật ong giúp giảm ho

+ Cách làm đơn giản như sau:

  • Tỏi đem bóc vỏi, đập dập hoặc giã nát
  • Sau đó, thêm vào một ít mật ong và tiến hành hấp cách thủy
  • Sau khoảng 20 phút, lấy hỗn hợp ra và để nguội
  • Mỗi ngày cho bệnh nhân uống 3 lần, mỗi lần một muỗng cà phê

Với cách trị ho bằng tỏi và mật ong, bệnh nhân chỉ cần kiên trì sử dụng liên tục vài ngày, triệu chứng ho, ngứa rát và khó chịu ở cổ họng sẽ giảm dần. Không những thế, bài thuốc này còn giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa nhiễm bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng tỏi ngâm mật ong để cải thiện ho.

Sữa tỏi là thức uống tự nhiên thường được dùng để cải thiện các vấn đề sức khỏe như bệnh hen suyễn, viêm khớp, tim mạch,… trong đó có triệu chứng ho. Người bệnh có thể cải thiện bệnh dựa theo công thức sau:

  • Sử dụng 5 củ tỏi, bóc vỏ và thái thành từng lát mỏng hoặc có thể đập dập. Cách làm này giúp giải phóng các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có trong tỏi.
  • Tiếp đến, cho tỏi và 1 lượng sữa nhất định khoảng 250 ml vào nồi, đun sôi cho chín tỏi
  • Sau đó, lọc lấy phần sữa, bỏ phần tỏi rồi thêm 2 muỗng mật ong và uống khi còn ấm

Để cách trị ho bằng tỏi và sữa tươi mang lại kết quả điều trị như mong đợi, bệnh nhân nên uống khoảng 200 – 250 ml sữa tỏi mỗi ngày. Có thể uống một lần hoặc chia làm 2 – 3 lần, uống trong ngày. Tốt nhất nên uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu giảm dần.

Ngoài ra, nếu không muốn nấu tỏi trong sữa tươi, người bệnh có thể ngâm tỏi đã đập dập trong sữa khoảng 2 tiếng để hoạt chất trong tỏi giải phóng và hòa tan vào sữa. Sau đó, lọc lấy sữa có thể không hoặc thêm một ít tinh bột nghệ vào uống, giúp điều trị ho.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho
Sữa tỏi giúp tăng sức đề kháng và cải thiện triệu chứng ho

+ Cách thực hiện sau đây:

  • Dùng một củ tỏi ta, bọc trong giấy bạc và nướng trên bếp than
  • Sau đó, lấy một tép tỏi nướng, giã nhuyễn và hòa với nước ấm rồi uống

Mỗi ngày, người bệnh nên uống 1 lần nước tỏi nướng và uống thường xuyên cho đến khi cơn ho có dấu hiệu thuyên giảm.

Lưu ý: Trong quá trình nướng tỏi, bệnh nhân không nên để tỏi bị cháy, tránh gây độc. Liều lượng tỏi dùng chữa bệnh ho có thể gia giảm tùy thuộc vào độ tuổi. Cụ thể, nếu điều trị ho ở trẻ em, phụ huynh chỉ cần sử dụng 1/2 tép tỏi cũng giúp phát huy tác dụng trị liệu.

Giấm có tác dụng sát trùng, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên. Đồng thời, các hoạt chất chống oxy hóa trong giấm giúp giảm ngứa rát và hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho, giảm cảm giác đau họng.

+ Cách làm như sau:

  • Dùng 10 gram tỏi, bóc vỏ và cho vào bình thủy tinh
  • Sau đó, đổ ngập giấm và ngâm khoảng 1 tuần

Mỗi khi cổ họng có biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy và buồn ho, người bệnh chỉ cần lấy 1 tép tỏi ngâm giấm, thái lát mỏng và ngậm trong miệng 15 phút. Lúc này, cảm giác đau rát ở họng sẽ dịu làm, giúp giảm ho.

Các cách trị ho bằng tỏi nêu trên có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ho. Tuy nhiên, trong trường hợp ho dai dẳng, kéo dài và các biện pháp điều trị từ tỏi không mang lại kết quả khả quan, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ho

HOÀI ANH (T/H)   -   Thứ sáu, 22/02/2019 07:30 (GMT+7)

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho

1. Tỏi nướng

Cách làm: Sử dụng một tép tỏi ta, nướng kĩ và giã nhuyễn sau đó hòa với nước pha cùng nước ấm cho người bị ho uống.

Ngày áp dụng 1 lần, thực hiện đều đặn đến khi cơn ho khỏi hẳn. Lưu ý rằng, lượng tỏi có thể tăng theo độ tuổi, nếu là trẻ nhỏ thì nên dùng nửa tép cũng đủ để phát huy tác dụng. Khi nướng tỏi không để tỏi bị cháy.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho
Chữa ho đơn giản bằng tỏi nướng.

2. Mật ong và tỏi

Cách làm: Giã dập một vài nhánh tỏi, cho vào chiếc bát thêm chút mật ong hấp cách thủy. Đến khi hỗn hợp hấp được khoảng 20 phút thì lấy ra, để ấm và mỗi ngày cho người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa mật ong.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho
Chữa ho bằng mật ong và tỏi.

3. Tỏi và sữa

Cách làm: Dùng một cốc sữa nóng, giã dập tỏi bỏ vào cốc sữa để đến khi sữa còn ấm thì uống từng ngụm một. Không nên uống một lúc hết cả cốc mà hãy uống từ từ để hỗn hợp này có thể làm sạch vùng vọng, giảm ho hiệu quả.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho
Chữa ho bằng tỏi và sữa.

4. Tỏi chưng muối

Cách làm: Lấy một vài nhánh tỏi đã được làm dập, trộn cùng vài hạt muối, thêm 2 thìa nước hấp cách thủy khoảng 15 phút.

Lấy phần nước tỏi và muối đó nuốt từng tí một, làm đều đặn sau vài ngày cổ họng sẽ dịu mát, không đau rát và cơn ho cũng biến mất. Tuy nhiên, cách làm này cần cẩn trọng khi áp dụng với trẻ nhỏ.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho
Chữa ho bằng tỏi chưng muối.

Thời tiết thay đổi nóng, lạnh thất thường khiến nhiều người bị viêm họng hoặc ho. Chỉ cần áp dụng bài thuốc tỏi ngâm mật ong chữa ho hiệu quả tức thì.

Ho là triệu trứng thường gặp khi bạn bị bệnh về đường hô hấp, một phản xạ tự nhiên giúp tống các di vật hay vi khuẩn ở đường hô hấp ra khỏi cơ thểm. Ở mức độ bình thường, ho không quá ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn, tuy nhiên ho kéo dài sẽ gây ra nhiều điều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ và gây mệt mỏi. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nôn, đau tức ngực, chóng mặt, trầm cảm,...

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho

Để đánh bay những cơn ho dai dẳng, có một “bí quyết” vô cùng đơn giản đó chính là tỏi ngâm mật ong. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về “bí quyết” này nhé.

1. Sử dụng tỏi mật ong trị ho

Thời tiết giao mùa, đây chính khoảng thời gian vô cùng “nhạy cảm” đối với sức khỏe của chúng ta. Vào lúc này, chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm cúm,...  vì thời tiết thay đổi thất thường cùng khói bụi, ô nhiễm môi trường. Sử dụng tỏi ngâm mật ong sẽ làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh ho một cách hiệu quả.

Thành phần Allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình khoa học chứng minh rằng, trong Tỏi có các thành phần allicin, nếu dùng thường xuyên sẽ giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm cholesterol huyết thanh và triglyceride... [1]. 


Mật ong tự nhiên có chất chống oxy hóa cao [2] gọi là flavonoid và polyphenol. Những hóa chất này có tác dụng giúp chống viêm trong cơ thể vô cùng hiệu quả. Không những thế chúng còn có thể giúp cân bằng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh. Mật ong cũng có tính kháng khuẩn, chống vi rút, chống nấm. Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có vị ngọt, tính bình, không nóng. Thành phần chủ yếu của mật ong là đường gluco, lenluzo và fructozo, chất thơm, các loại men, có nhiều vitamin A, B, D, khoáng chất.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho

Sự kết hợp của tỏi và mật ong giúp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó cũng giúp hạn chế mùi hôi, cảm giác hăng cay của việc sử dụng tỏi trực tiếp. Giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và nhiễm trùng bao gồm viêm phổi và ngộ độc thực phẩm. Chúng bao gồm viêm phổi do Streptococcus, Staphylococcus aureus và Salmonella [3].

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, tỏi có vị nóng, tính cay. Khi ăn vào cơ thể, tỏi phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ…

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho


Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị y học cổ truyền), trong Đông y, mật ong bổ trung tiêu, làm thuốc bổ toàn thân, nhuận tràng, sát khuẩn, chữa đau loét dạ dày, tá tràng, viêm phế quản… 

Theo ông Vũ Quốc Trung, chúng ta có thể dùng tỏi ngâm mật ong khoảng 15-20g/ ngày, tối đa là 40g, sẽ rất tốt để tăng cường sức khỏe, giảm các triệu trứng cảm cúm như ho, đờm,.. Nên dùng 1-2 thìa tỏi ngâm mật ong, ngày dùng 2-3 lần vào lúc đói, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các dưỡng chất.
Lưu ý: Trẻ em bụng dạ yếu, người bị bệnh về dạ dày, người có phản ứng phụ khi ăn hỗn hợp tỏi và mật ong cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.

Thay vì sử dụng tỏi trắng thông thường, để tăng cường hiệu quả chữa bệnh và giảm các tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, có thể sử dụng tỏi đen ngâm mật ong thay vì tỏi trắng thông thường. Các nghiên cứu về Tỏi đen đã chỉ ra tỏi đen giàu các hoạt chất chống oxi hóa, kháng viêm cao hơn gấp nhiều lần so với tỏi trắng, đem lại hiệu quả cao khi sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Tác dụng của tỏi đen

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho

2. Cách làm tỏi mật ong trị ho, cảm cúm 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Tỏi tươi 150g
  • Mật ong nguyên chất 100ml
  • 1 lọ thủy tinh

Cách thực hiện như sau:

  • Tỏi cần làm sạch vỏ, thái mỏng hoặc đập dập và cho vào lọ thủy tinh. Sau đó đổ mật ong nguyên chất đã chuẩn bị vào. Đậy kín nắp, trong 1 tuần là có thể sử dụng được cho trẻ nhỏ vì lúc này tỏi đã bớt mùi hăng, cay. Với người lớn có thể sử dụng từ 2-3 ngày sau khi ngâm.
  • Để hỗn hợp mật ong và tỏi đạt kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng mật ong rừng nguyên chất và lựa chọn tỏi tươi loại già để ngâm. Ngoài ra bạn có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác như hẹ, hành tím hoặc gừng

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho

Để tiết kiệm thời gian bạn cũng có thể làm tỏi hấp mật ong để sử dụng ngay khi cần. Hỗn hấp có tác dụng tương tự với sử dụng tỏi ngâm mật ong,
Nguyên liệu chuẩn bị

  • Tỏi tươi
  • Mật ong nguyên chất
  • Lọ thủy tinh

Cách thực hiện:

  • Tỏi rửa sạch, bóc vỏ rồi đập dập để cho vào lọ thủy tinh. Tiếp đến bạn trộn đều mật ong với tỏi vừa được đập dập cho vào nồi hấp cách thủy chừng 15 – 20 phút cho tỏi chín. Lúc hấp nhớ mở nắp hũ, thỉnh thoảng mở vung nồi kiểm tra để nước không trào vào hũ mật ong. Đủ thời gian thì tắt bếp, đợi nước nguội thì lấy hũ mật ong tỏi ra. Bạn chờ mật ong tỏi nguội rồi uống ngày 2- 3 lần, mỗi lần bạn uống một thìa cà phê.
  • Lưu ý: Nên sử dụng tỏi hấp liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho

3. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải

Đối với bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, lượng đường trong máu cao hơn bình thường thì phải đặc biệt lưu ý với tỏi ngâm mật ong. Mặc dù tỏi ngâm mật ong rất tốt, an toàn và có lợi cho sức khỏe nhưng dùng nhiều có thể làm tăng đường huyết. Bản thân mật ong các loại đường tự nhiên, nước, vitamin, enzyme và khoáng chất cụ thể là glucose và furcose. Với người có lượng đường huyết cao thì hãy hạn chế sử dụng sản phẩm này.

Tỏi là dược liệu có tính ôn, vị cay nếu sử dụng không đúng có thể gây ra tình trạng nóng trong. Mật ong được mọi người biết đến như một thực phẩm quý giá từ thiên nhiên, khi kết hợp cùng tỏi sẽ có tác dụng rất tích cực tới sức khỏe. Vì vậy mọi người đôi khi khá lạm dụng sản phẩm này khiến nóng trong, mọc mụn,... Khi dùng tỏi ngâm mật ong, cần lưu ý đặc biệt để tránh gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc.

4 Tỏi đen Đông Á - Siêu tỏi tăng cường miễn dịch 

Với mong muốn người Việt được tiếp cận với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất, có thể nâng cao thể trạng, sức đề kháng, luôn luôn khỏe mạnh. Dược phẩm Đông Á luôn tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra những sản phẩm chất lượng, an toàn, hiệu quả. Nhận thấy hiệu quả chăm sóc sức khỏe vượt trội của Tỏi đen được chứng minh bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới, Dược phẩm Đông Á đã tiếp nhận công nghệ sản xuất Tỏi đen độc quyền từ Công ty Nagamine Nhật Bản.

Cách ngâm tỏi và mật ong trị ho


Với công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại cùng sự giám sát của các chuyên gia, dược sĩ đầu ngành, Sản phẩm Tỏi Kim Cương Đông Á đã được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế: Bộ Y Tế và Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương, Tổ chức quốc tế Intertek, FDA Hoa Kỳ.
Tỏi Kim Cương Đông Á có kết quả phân tích chất lượng giàu giá trị dinh dưỡng: 18 loại acid amin, Polyphenol và SAC... , giúp: kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm cholesterol, giảm tiến trình xơ cứng động mạch, ổn định huyết áp, tăng sức đề kháng với các yếu tố môi trường, thời tiết, giúp bảo vệ tim mạch, hạn chế quá trình lão hóa... để bạn luôn vui khỏe mỗi ngày.

Nguồn tham khảo:
[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4103721/

[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12358452

[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3757282/