Cách tính phép cộng trừ

Phép tính chỉ có nhân và chia tuy nhiên mỗi người lại làm ra một kết quả khác nhau. Thậm chí ngay cả các giáo viên cũng đưa ra đáp án không chính xác.

Cách tính phép cộng trừ

Bài toán gây tranh cãi

Mới đây, một trên các diễn đàn về giáo dục và hội các cha mẹ nổi lên một cuộc tranh cãi xung quanh cách tính một phép toán tiểu học. Trong phép tính chỉ xuất hiện dấu nhân và dấu chia, tuy nhiên học sinh và giáo viên lại đưa ra kết quả khác nhau. Cụ thể bài toán như sau:

Tính: 144 x 5 : 4 x 2=?


Trong đó, đáp án của học sinh là 144 x 5 : 4 x 2 = 720:4×2 = 180×2 = 360
Tuy nhiên, phép tính này bị cô giáo gạch sai và cho rằng phép tính đúng phải là 144×5 : 4×2 = 720:8 = 90. Hai phép tính của học sinh và giáo viên ngay lập tức tạo ra cuộc tranh luận trái chiều từ phía các bậc phụ huynh. Theo đó, không ít các mẹ cho rằng học sinh làm sai, cô giáo tính đúng. Một thành viên nhấn mạnh: “Học sinh sai rồi, theo quy tắc là nhân chia trước, cộng trừ sau. Có nhân, có chia thì nhân trước, chia sau, đúng theo quy tắc mà làm thôi”.

Ngoài ra, một số thành viên được cho cũng đang là giáo viên đưa ra lập luận bênh vực cô giáo khi đưa ra đáp án của bài toán này. Tuy nhiên, các quan điểm đó đều bị cư dân mạng “ném đá” thẳng tay.


 

 

Cách tính phép cộng trừ

Một người nhận là giáo viên lên tiếng khẳng định cô giáo làm đúng trong bài toán này. (Ảnh: Facebook)

Trong khi đó, nhiều phụ huynh khẳng định cô giáo hoàn toàn sai và không nắm vững kiến thức khi đưa ra đáp án bắt học sinh phải sửa. Tran Thu Hoai viết: “Phải làm từ trái qua phải. Vì phép tính không có trong dấu ngoặc. Cô giáo sai hoàn toàn.” Tài khoản Long Moon bức xúc: “Tính sai rồi giờ bao biện cho là học nhóm tính nhanh? Xin lỗi bạn giáo viên nào phát biểu câu đấy, tính nhanh mà sai cũng chấp nhận được sao? Thế khác nào tôi bảo 1+1= 3 vẫn chấp nhận.” “Em đi thi học sinh giỏi toán bao nhiêu năm trời mà chưa thấy trường hợp nào lại còn tự nhóm vào như vậy. Đây không phải là vấn đề ý tưởng của cô mà là SAI hoàn toàn. Học sinh làm đúng. Các em cần được dạy đúng để có nền tảng chứ không phải đề bài một kiểu mà cứ nhóm vào để làm.”, Nguyễn Ngọc Diễm chia sẻ. Áp dụng đúng quy tắc toán học, trong trường hợp này, giáo viên đã có sự nhầm lẫn. Khi gộp hai phép nhân lại để tính trước, cô giáo đã quên không đổi dấu cho phép nhân thứ hai. Nếu theo cách tính của cô, phép tính sau khi nhóm lại phải là: (144×5) : (4:2) = 360.

Các quy tắc về thứ thự thực hiện các phép toán như sau:

1. Trong phép tính chỉ có đơn thuần nhân và chia hoặc cộng và trừ thì làm từ trái sang phải. 2. Nếu có cả nhân/chia và cộng/trừ thì ưu tiên nhân chia trước

3. Nếu một biểu thức gồm toàn cộng và trừ hay toàn nhân và chia mà trong đó có dấu ngoặc thì khi bỏ ngoặc, nếu trước ngoặc có dấu cộng (+) hay nhân (x) thì ta giữ nguyên dấu trong ngoặc, nếu trước ngoặc có dấu trừ(-) hay chia (:) thì ta phải đổi tất cả các dấu trong ngoặc: cộng thành trừ, nhân thành chia, trừ thành cộng, chia thành nhân.


 

 

Cách tính phép cộng trừ
Quy tắc tính toán được một phụ huynh trích ra từ trong sách của con mình. (Ảnh: Facebook)

Bên cạnh bài toán khó hiểu đó của học sinh tiểu học, một số vị phụ huynh cũng đưa ra các bài toán đánh đố tương tự của con em mình:

Cách tính phép cộng trừ

Bài toán tảo hôn? (Ảnh: Facebook)

 

Cách tính phép cộng trừ

Một bài toán có đề bài thiếu logic. (Ảnh: Facebook)

Cách tính phép cộng trừ

​Không biết nên làm thế nào với đề bài này để ra được kết quả. (Ảnh: Facebook)

 

Nguồn coppy: http://www.tintaynguyen.com/bai-toan-gay-tranh-cai-den-giao-vien-con-chang-nam-ro-quy-tac-nhan-chia-truoc-cong-tru-sau/237161/


 

Cách tính phép cộng trừ

Giới thiệu bài học

Bài giảng Phép cộng, phép trừ. Các tính chất của phép tính cộng, trừ sẽ giúp các em học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về:

- Phép cộng hai hay nhiều số tự nhiên.

- Phép trừ hai hay nhiều số tự nhiên.

- Các tính chất của phép tính cộng, trừ các số tự nhiên.

Nội dung bài học

I. Tóm tắt lý thuyết trong bài giảng

1. Phép cộng 

Khi thực hiện phép cộng ta cộng theo thứ tự từ phải sang trái

2. Phép trừ

Khi thực hiện phép trừ ta trừ theo thứ tự từ phải sang trái.

3. Tính chất của phép cộng, phép trừ.

- Tính chất giao hoán:  A + B = B + A

- Tính chất kết hợp:   A + B + C = (A + B) + C

                                               = A + (B + C)

                                               = B + (A + C)

- Tính chất dấu ngoặc:

Tính chất 1: A + (B + C) = A + B + C

Tính chất 2: A -  (B + C) = A - B - C

Tính chất 3: A + (B - C)  = A + B - C

Tính chất 4: A -  (B - C)  = A - B + C

II. Ví dụ trong bài giảng

Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính

a) 10592 + 79438                                             b) 80200 - 19194

Ví dụ 2. Tìm x

a) x + 124 = 343                                               b) x - 435 = 576

Ví dụ 3. Tính nhanh

a) 1255 + 436 + 145                                        b) 2018 - (2018 - 675)

c) 121 + 85 + 15 + 469                                    d) 515 + 963 +18 - 15 - 63 + 12

Cách tính phép cộng trừ

Các phép tính cộng trừ nhân chia được chúng ta học từ chương trình cấp 1 nhưng đôi khi chúng ta lại quên mất quy tắc phép tính cộng trừ nhân chia , đó là lỗi sơ đẳng mà nhiều người gặp phải ví dụ như những câu đố trên các diễn đàn hay trên Facebook dạng như 5 x ( 6 + 3 ) = bao nhiêu … những câu hỏi tương tự như vậy ra nhiều kết quả khác nhau chứng tỏ rất nhiều bạn chưa nắm rõ được quy tắc như ” nhân chia trước cộng trừ sau ” hay ” thực hiện phép tính trong dấu ngoặc đơn trước ” vậy để ôn lại các quy tắc này bài viết hôm nay mời các em xem các phép tính cộng trừ nhân chia lớp 2, 3 nhé .

Bảng cửu chương

Công thức tính hình hộp chữ nhật

Cách tính phép cộng trừ

Trong các phép tính chỉ có cộng trừ hoặc nhân chia không thì rất dễ nhưng các phép tính có cả cộng trừ nhân chia thì nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn hãy nhớ quy tắc ” Nhân chia trước cộng trừ sau, có ngoặc đơn thì thực hiện trong ngoặc đơn trước”

Quy tắc 1: Thực hiện phép tính bên trong dấu ngoặc đơn trước tiên nếu có Quy tắc 2: Thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải

Quy tắc 3: Thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.