Cách hát support

Chúng ta hầu như ai cũng thích ca hát. Nhiều người học các lớp luyện hát để cải thiện giọng, nhưng bạn cũng có thể tự mình phát triển phong cách riêng và sự tự tin của bản thân khi hát. Hãy bắt đầu bằng việc luyện giọng hàng ngày. Bạn có thể hát những bài hát yêu thích của bạn hoặc chỉ đơn giản luyện các âm giai. Đừng ngại ngần sáng tạo với giọng hát của mình. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể và chăm sóc giọng bằng cách không hút thuốc cũng giúp bạn có chất lượng giọng tốt nhất.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:Khám phá quãng giọng của bạn

  1. Cách hát support
    Cách hát support
    1
    Dùng micro để thu âm giọng hát. Mở ứng dụng ghi âm trên máy tính hoặc điện thoại, sau đó điều chỉnh cài đặt âm thanh đầu vào để thu âm được giọng thuần chất không chỉnh sửa của bạn. Tập hát nhiều bài khác nhau và thu âm lại.[1]
    • Để thoải mái hơn trong quá trình biểu diễn, bạn có thể gắn một chiếc micro thật vào máy tính hoặc điện thoại. Điều này sẽ giúp bạn biết cách cầm hoặc hát vào micro có thể ảnh hưởng như thế nào đến âm thanh phát ra.
    • Perfect Piano và Pocket Pitch được xem là hai ứng dụng tuyệt vời cho những người yêu ca hát.
    • Bạn cũng có thể dùng bộ chỉnh kỹ thuật số hoặc tải một ứng dụng như Vanido có đưa ra các nhận xét giúp bạn biết mình hát có đúng giai điệu không.
  2. Cách hát support
    Cách hát support
    2
    Hát một bài hát quen thuộc nhiều lần. In lời bài hát mà bạn yêu thích ra giấy. Dành thời gian làm quen với sắc thái tình cảm của lời bài hát, sau đó cân nhắc từng chi tiết xem nên điều chỉnh cách hát như thế nào để chuyển tải nội dung bài hát.[2]
    • Điều quan trọng là chọn một bài hát mà bạn thích, vì bạn sẽ phải hát đi hát lại nhiều lần.
    • Ngoài ra, khi mới bắt đầu tập, bạn cũng nên chọn bài hát trong quãng giọng của mình để khỏi làm căng giọng.
  3. Cách hát support
    Cách hát support
    3
    Tập xướng âm bằng các bộ phận khác nhau trong cơ quan phát âm. Hát không chỉ là các âm thanh từ cổ họng đi qua miệng và phát ra ngoài. Hãy cố gắng hát cùng một bài hát nhưng thêm vào đó các âm sắc bằng cách vận dụng lưỡi, miệng, cơ hoành, cổ họng, thậm chí cả mũi. Thu âm những bài luyện tập này và mở nghe lại để hiểu thêm về cơ thể bạn và âm thanh mà nó có thể tạo ra.[3]
    • Ví dụ, nếu đẩy không khí qua mũi nhiều hơn, bạn sẽ tạo ra giọng mũi cao hơn, và điều này không có gì là lạ. Nếu bạn bịt hờ một lỗ mũi khi hát thì giọng cũng có thể thay đổi.
    • Đặt lưỡi lên vòm miệng trong khi hát xem giọng có thay đổi không. Bạn cũng có thể thử đặt lưỡi sát vào má. Động tác đưa hàm qua lại cũng sẽ tạo ra các âm thanh khác nhau.
    • Để thử nghiệm với giọng từ cơ hoành, hãy thử đẩy hết không khí một lần ra khỏi ngực trong khi vẫn đang hát. Hoặc, bạn cũng có thể thử sử dụng thật ít hơi trong khi hát xem chuyện gì xảy ra.
  4. Cách hát support
    Cách hát support
    4
    Truyền cảm xúc vào từng bài hát. Trước khi tập từng bài hát, hãy tự hỏi xem bạn muốn gieo cảm xúc gì cho người nghe và cố gắng đan xen những cảm xúc này vào từng bài hát. Hãy nhớ về một sự kiện hoặc khoảnh khắc nào đó trong đời bạn khơi lên các cảm xúc tương tự như những cảm xúc mà bạn muốn truyền đạt.[4]
    • Bạn cần dùng các khoảnh khắc trong đời mình để tạo cảm xúc, nhưng đừng để nó lấn át mình. Đến cuối cùng thì bạn cũng không thể cải thiện chất lượng giọng nếu với bài hát buồn nào bạn cũng khóc.
    • Vi dụ, nếu bạn hát một ca khúc kể về một cuộc tình tan vỡ, hãy nghĩ về một khoảnh khắc buồn của một mối tình mà bạn đã từng trải qua.
    • Để không bị cảm xúc nhấn chìm, bạn hãy tập trung lại vào lời bài hát và các nốt nhạc đang hát sau khi đã tìm được cảm xúc bằng trải nghiệm đó.
  5. Cách hát support
    Cách hát support
    5
    Xác định quãng giọng của bạn. Hát theo tiếng đàn piano và cố gắng hát đúng cao độ của các nốt nhạc trên đàn. Nốt cao nhất và thấp nhất bạn đạt được mà không bị vỡ hoặc đứt giọng chính là quãng giọng của bạn. Đảm bảo rằng bạn hát từ ngực chứ không qua mũi hoặc cổ họng để tránh xác định sai quãng giọng.
    • Lưu ý khoảng âm trong giọng hát của bạn.Thông thường, nếu là nam, bạn sẽ phải dùng giọng giả thanh để hát các nốt gió cao. Ngược lại, nếu là nữ, bạn sẽ hát các nốt cao bằng giọng óc và hát các nốt thấp hơn bằng giọng ngực.[5]
    • Bạn có thể dùng ứng dụng đàn organ hoặc piano trên điện thoại, chẳng hạn Perfect Piano để thu hẹp phạm vi tìm quãng giọng. Các ứng dụng này thường báo cho bạn biết giọng của bạn gần đạt đến nốt nào đang chơi.

Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 3:Luyện giọng hát khoẻ

  1. Cách hát support
    Cách hát support
    1
    Tâp đọc to hàng ngày. Rèn luyện giọng không chỉ là tập hát. Việc sử dụng giọng có chủ đích bằng cách đọc to có thể giúp bạn luyện âm và rèn sức bền. Hãy lấy một tờ báo hoặc cuốn sách hay và đọc to lên 30 phút mỗi ngày.[6]
  2. Cách hát support
    Cách hát support
    2
    Khởi động trước khi hát để tránh làm căng giọng. Hát "i" nho nhỏ ở nốt (Fa) trên middle C (nữ) hoặc nốt Fa dưới middle C (nam) và giữ như vậy lâu hết sức có thể. Lặp lại bài tập này 2 lần. Một cách khởi động khác là hát nol luyến từ nốt thấp lên nốt cao và lặp lại 2 lần, sau đó làm ngược lại, luyến từ nốt cao xuống nốt thấp 3 lần.[7]
    • Với quãng giọng trung, bạn sẽ hát "oll" lên một âm giai 5 nốt (C-D-E-F-G). Lặp lại bài tập này thêm 2 lần nữa.
  3. Cách hát support
    Cách hát support
    3
    Hát Do Re Mi lên xuống các âm giai. Đây cũng là một cách để khởi động dây thanh đới và tập giữ các nốt nhất quán. Bắt đầu với âm giai Đô trưởng, sau đó là Đô thăng trưởng và tiếp tục lên cao. Hát chậm rãi và bắn lên từng nốt một thay vì luyến dần lên.[8]
    • Tập trung vào âm giai cơ bản: Do Re Mi Fa Sol La Si Do. Để cho thú vị hơn, bạn có thể lên 2 nốt, sau đó bỏ qua 1 nốt hoặc hát kiểu khác.
    • Bạn có thể xáo trộn lại: lên 2 nốt, xuống 1 nốt và lên dần.
    • Một âm giai là một loạt các quãng nằm giữa các cao độ. Nếu bạn hát lên xuống một âm giai nghĩa là bạn sẽ hát cả các nốt cao và nốt thấp. Ví dụ, từ Đô lên Đô thăng là một âm giai, và từ Đô thăng lên Rê thăng là một âm giai khác.
  4. Cách hát support
    Cách hát support
    4
    Cố gắng hát ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thời gian này là đủ để khởi động dây thanh đới nhưng không quá lâu đến mức khiến chúng bị căng. Nếu bạn có thể thực hành trong thời gian không bị gián đoạn thì tốt nhất. Tuy nhiên, nếu ca hát là nghề của bạn thì bạn còn có cơ hội phát triển các kỹ năng trước công chúng.[9]
    • Khi hát trước khán giả trong một thời gian ngắn mỗi ngày, bạn có thể học được cách hiểu khán giả và giao lưu với họ.
    • Bạn có thể tìm được công việc ca hát bằng cách đến những địa điểm có các sân khấu nhỏ, chẳng hạn như các quán cà phê. Nếu không được, bạn cũng có thể biểu diễn tình nguyện như tham gia ca đoàn ở nhà thờ hoặc các nhóm khác.
  5. Cách hát support
    Cách hát support
    5
    Tập duy trì tư thế đúng khi hát. Đứng thẳng lưng và nhìn phía trước. Nhớ đưa hai vai ra sau và cổ không quá gập. Lưỡi đặt nhẹ dưới sàn miệng sao cho hơi chạm vào những chiếc răng cửa hàm dưới. Nhẹ nhàng đưa hàm qua lại để thả lỏng hàm.[10]
    • Tránh khom người hoặc gập người trong khi hát.[11]
    • Bạn có thể kiểm tra tư thế khi hát bằng cách đứng nghiêng trước gương.
  6. Cách hát support
    Cách hát support
    6
    Thực hiện các bài tập thở để làm khoẻ cơ hoành. Cố gắng thở từ sườn, tức là lồng ngực phồng lên khi hít vào. Giữ cho lồng ngực mở và các cơ bụng thả lỏng khi hít vào. Siết các cơ bụng khi thở ra.[12] Thử bài tập này trong khi thở từ cơ hoành:[13]
    • Đếm đến 1: hít vào đầy 1/4 phổi.
    • Đếm đến 2: hít vào đầy 1/2 phổi.
    • Đếm đến 3: hít vào đầy 3/4 phổi.
    • Đếm đến 4: hít vào đầy phổi.
    • Đếm từ 5 đến 12: thở ra chậm rãi và từ từ.
    • Lặp lại.

Phương pháp 3 Phương pháp 3 của 3:Chăm sóc sức khoẻ tổng thể và giọng của bạn

  1. Cách hát support
    Cách hát support
    1
    Uống ít nhất 6-8 cốc nước mỗi ngày. Khi được giữ ẩm, cổ họng có thể phát ra quãng âm thanh sâu hơn, rộng hơn. Nước hơi ấm nhưng không nóng là tốt nhất cho giọng. Nước lạnh thực ra có thể khiến cho cổ họng thắt lại. Bạn cũng có thể pha thêm 1 thìa cà phê mật ong hoặc cho một lát chanh vào nước để tăng hương vị và làm dịu cổ họng.[14]
    • Nếu pha thêm mật ong, bạn nên chọn loại càng tự nhiên càng tốt. Bạn cần hết sức tránh các chất phụ gia và hoá chất.
  2. Cách hát support
    Cách hát support
    2
    Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm. Giọng của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn bị mệt mỏi. Điều này lại càng đúng khi bạn hát trrong thời gian dài. Nếu bạn không ngủ đủ một mạch 8 tiếng mỗi đêm, hãy cố gắng bù lại bằng những khoảng chợp mắt ngắn vào ban ngày.[15]
    • Đôi khi chỉ cần chợp mắt 30 phút ngay trước khi khởi động giọng và hát là chất lượng giọng của bạn cũng được cải thiện.
  3. Cách hát support
    Cách hát support
    3
    Thực hành các kỹ thuật thở sâu. Tập trung hít một hơi sâu qua miệng để không khí vào đầy phổi, sau đó thở ra qua mũi. Thử thực hiện kỹ thuật này lặp đi lặp lại theo tiếng đếm, chẳng hạn như 1-2 hít vào, 3-4 thở ra. Bạn cũng có thể xem các video trực tuyến dạy các kỹ thuật thở sâu khác, thậm chí làm việc với chuyên gia trị liệu hô hấp.[16]
    • Tương tự như hít thở sâu, kỹ thuật thiền có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng. Khi căng thẳng, giọng của bạn có thể sẽ chói và căng hơn.
  4. Cách hát support
    Cách hát support
    4
    Tránh sử dụng giọng quá mức. Cố gắng không nói to, hét hoặc hát át các âm thanh khác, đặc biệt là trong thời gian dài. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng micro để tăng âm lượng khi có thể. Nếu bạn sử dụng giọng nhiều, chẳng hạn như khi biểu diễn hoặc diễn thuyết, hãy nghỉ một chút để phục hồi.[17]
    • Tập hát thành nhiều đợt ngắn và cho giọng nghỉ giữa các đợt.[18]
    • Mở rộng và thả lỏng cổ họng trong khi hát để tránh căng họng.[19]
    • Tránh ho hoặc hắng giọng thường xuyên.[20]
  5. Cách hát support
    Cách hát support
    5
    Không hút thuốc. Nếu bạn có hút thuốc, hãy đến bác sĩ để xin lời khuyên. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng miếng dán nicotine, thậm chí dùng thuốc để cai thuốc lá. Có thể bạn không cai thuốc lá được ngay, nhưng chỉ cần giảm hút là chất lượng giọng của bạn cũng sẽ được cải thiện.[21]
    • Thói quen hút thuốc không những kích ứng dây thanh đới mà còn làm tổn thương phổi và giảm khả năng giữ nốt.
  6. Cách hát support
    Cách hát support
    6
    Phát hiện các dấu hiệu căng giọng. Nếu giọng của bạn nghe khàn, rè hoặc lục cục, có lẽ bạn đã bị căng dây thanh đới. Bạn cũng có thể bị rát họng hoặc hơi đau khi cố gắng hát hoặc xướng âm. Nếu bạn phải gắng sức hơn để hát được các nốt như trước, có lẽ là dây thanh đới của bạn không khoẻ mạnh hoàn toàn.[22]
    • Tốt nhất là bạn nên tránh hát cho đến khi giọng hồi phục hoàn toàn. Nếu bạn có thể hạn chế nói hoặc phát âm thì cũng có ích. Căng giọng thường là một dấu hiệu của việc sử dụng dây thanh đới quá mức, do đó quan trọng là bạn phải cho bản thân thời gian hồi phục.
    • Nếu giọng của bạn nghe vẫn khác thường hoặc nếu bạn tiếp tục cảm thấy khó chịu sau 2 tuần thì đã đến lúc bạn cần gặp bác sĩ. Có thể là dây thanh đới của bạn mọc các nốt sần và ảnh hưởng đến khả năng hát.

Lời khuyên

  • Mặc dù bạn có thể luyện tập theo các bản thu của các ca sĩ khác, nhưng đừng so sánh bản thân với họ. Mỗi giọng hát đều đặc biệt và có giá trị của nó.
  • Cố gắng không ăn nhiều ngay trước khi hát, vì điều này có thể ảnh hưởng đến giọng của bạn. Một số thứ nên tránh là sô cô la, kem, các món ăn vặt có dầu mỡ và muối.

Cảnh báo

  • Ngừng hát hoặc luyện giọng khi bạn bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh hô hấp khác. Bạn có thể làm căng và tổn thương dây thanh đới nếu cứ cố hát.