Cách đi sơ đồ tiết kiệm vải

1. Khái niệm giác sơ đồ là gì?

Thuật ngữ giác sơ đồ là thuật ngữ quen thuộc đối với những người làm trong ngành công nghệ dệt, mayhay đang học nghề may có khó không. Nhiều người có xu hướng muốn làm cv xin việc ngành mayvới nguyện vọng để trở thành thợ may tiếng anh chuyên nghiệpvà muốn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm và những thông tin liên quan đến giác sơ đồ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt được giác sơ đồ là gì? Những thông tin liên quan đến giác sơ đồ mà các bạn trong ngành may cần biết để tạo ra được những sản phẩm ưng ý.

Giác sơ đồ hay còn được gọi là giác mẫu chính là một quá trình giúp các bạn sắp xếp các chi tiết của một hoặc là nhiều sản phẩm trong cùng một cỡ hoặc nhiều cỡ trên bề mặt vải hoặc giấy. Những sản phẩm này có diện tích sử dụng là nhỏ nhất và đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Sau khi đã đảm bảo được các yếu tố này rồi thì các bạn có thể đảm bảo được các vấn đề về kích cỡ rồi thì bạn hãy dùng bút chì để vẽ những đường bao quanh mẫu.

Cách đi sơ đồ tiết kiệm vải

2. Điều kiện của giác sơ đồ mẫu

Điều kiện để giác sơ đồ mẫu hoàn chỉnh bao gồm những vấn đề sau đây:

Đầu tiên, khi nhận được lệnh sản xuất các sản phẩm thì các bạn cần kiểm tra thật đầy đủ các thông tin, bao gồm các thông số như sau: Ngày cắt, ngày may, đơn vị sản xuất, tỉ lệ cỡ vóc, mẫu vải, số lượng hàng, các thông tin đặc biệt nếu có.

Tiếp theo, bạn cần nhận bảng mẫu và yêu cầu kỹ thuật, bao gồm các bước như sau:

  • Bạn hãy kiểm tra và đối chiếu với các lệnh sản xuất về các mẫu vải, dựng sản phẩm và chu kỳ kẻ
  • Kiểm tra và đối chiếu với những phần đã ghi trong lệnh sản xuất từ cấp trên đưa xuống.
  • Kiểm tra những quy định về các yêu cầu khác khi giác sơ đồ mẫu.

Bạn cần có một bảng thống kê chi tiết hơn, đó là những thông tin ghi trên bảng thống kê chi tiết đúng với những thông tin được ghi trên mẫu, bao gồm:

  • Ký hiệu về những chi tiết của một mã hàng để có thể dễ dàng lưu lại, dễ dàng để đọc được, dễ dàng tìm thấy và dễ dàng đối chiếu.
  • Kích cỡ của sản phẩm cần giác sơ đồ.
  • Số lượng của từng chi tiết trên các sản phẩm.
  • Chiều canh sợi các chi tiết.

3. Những nguyên tắc, yêu cầu khi giác sơ đồ

Cách đi sơ đồ tiết kiệm vải

3.1. Yêu cầu của giác sơ đồ

3.1.1. Yêu cầu về canh sợi vải

Giác sơ đồ đúng với quy định về chiều canh sợi đối với các chi tiết trong các sản phẩm. Điều này còn phụ thuộc vào kiểu dáng của sản phẩm và yêu cầu của các khách hàng.

3.1.2. Yêu cầu về các định mức

Định mức giác sơ đồ cần phải nhỏ hơn hoặc bằng so với định mức của các khách hàng nhưng cũng cần phải đảm bảo đủ những chi tiết và đúng với các yêu cầu kỹ thuật. Trong trường hợp không có định mức của các khách hàng, về giác sơ đồ mẫu cần phải đảm bảo về hiệu suất sử dụng của các nguyên liệu. đạt được các hiệu quả kinh tế tốt nhất.

3.1.3. Những yêu cầu về khoảng cách đặt các chi tiết

Khoảng cách của các chi tiết, các loại vải như là:

  • Với vải Uni thì có khoảng cách là 0,1cm.
  • Với vải kẻ dọc thì khoảng cách là 0,1 cm.
  • Với vải kẻ Caro thì có khoảng cách là 0,1 cm.
  • Giác sơ đồ 1 chiều và giác sơ đồ đối xứng.

3.2. Nguyên tắc của giác sơ đồ

Kiểm tra và đối chiếu với những thông tin được ghi trên phiếu, tài liệu về kỹ thuật trên các mẫu cần phải đồng bộ. Sau đó hãy kiểm tra số lượng về các chi tiết trên mẫu vải Catton theo như bảng thống kê đã được ghi.

Bạn cần chuẩn bị giấy giác theo các khổ vải với nguyên tắc rõ ràng như nhau:

  • Giác sơ đồ từ trái sang phải hoặc là giác từ phải sang trái.
  • Giác sơ đồ từ cả hai bên vào phần giữa.

Tiếp theo, những chi tiết trong những sản phẩm có giác sơ đồ xuôi theo 1 chiều, các chi tiết to đặt trước và những chi tiết nhỏ thì đặt vào sau, trong đó các bạn cần đặt các chi tiết chính trước, các chi tiết phụ thì đặt sau. Sau đó, bạn hãy sắp xếp những chi tiết một cách hợp lý và khoa học để dễ dàng nhìn và dễ cắt và dễ kiểm tra, đảm bảo về mặt hiệu suất sử dụng được tốt nhất.

Khi bạn giác sơ đồ thì bạn cần chú ý không để cho những chi tiết nhỏ đuổi chiều hoặc lệch canh sợi, chồng lên nhau. Bạn cần đảm bảo những chi tiết mà bạn giác sẽ không thừa và không thiếu, đúng kích cỡ, đúng các ký hiệu và bố trí làm sao cho các đường cong có sự kết hợp với các đường cong. Đường cong lồi kết hợp được với các đường cong lớn.

Đồng thời, những đường chéo sẽ kết hợp với những đường chéo đối xứng, những điểm bấm và đánh dấu sao đầy đủ vào giác sơ đồ mẫu.

4. Phân loại giác sơ đồ mẫu

Cách đi sơ đồ tiết kiệm vải

Chúng ta có nhiều cách phân loại giác sơ đồ mẫu như sau:

4.1. Phân loại giác sơ đồ mẫu theo chiều giác

4.1.1. Giác sơ đồ một chiều

Những chi tiết giác sẽ được giác xuôi theo một chiều, khi giác một chiều thích hợp với các loại vải như: vải hoa, vải nhung, vải có chiều, vải hình cây, hình tuyết để đảm bảo những chi tiết không bị khác màu, khác chiều hoặc ngược.

Nhược điểm của cách phân loại này sẽ làm tiêu hao nhiên vật liệu nhiều hơn bởi vì những chi tiết không được đảo chiều, có thể tận dụng được những đường cong và các đường chéo không ngược chiều.

4.1.2. Giác sơ đồ đối xứng

Khi Giác sơ đồ đối xứng thì có các chi tiết được giác một cách đối xứng với nhau để đảm bảo về độ cân đối giữa hai bên. Đối với phương pháp này thì được sử dụng cho những loại vải kẻ, vải có các hình đối xứng.

4.1.3. Giác sơ đồ hai chiều

Những chi tiết trong các sản phẩm được giác sơ đồ theo hai chiều, khi giác thì họ chỉ cần phải đặt theo các chiều canh sợi của bải và các mẫu cần phải trùng với nhau. Đối với phương pháp này thì khi giác sơ đồ thì sẽ sắp đặt, lồng ghép giữa các chi tiết với nhau, nhờ đó bạn có thể tiết kiệm được nguyên liệu. Tuy nhiên, với cách này chỉ áp dụng được cho những loại vải Uni, kẻ kẻ dọc và vải hoa rối.

4.2. Phân loại giác sơ đồ theo nhóm mẫu vải

Trong cùng một mã sản phẩm luôn có sự khác nhau về màu sắc, về độ co và các yêu cầu giác sơ đồ thì bạn cần phải nhóm các mẫu vải thích hợp để giác sơ đồ và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật chung.

Dưới đây là 3 dạng phân loại giác sơ đồ như sau:

  • Phân loại theo thống kê.
  • Phân loại theo yêu cầu từng cách giác.
  • Phân loại theo nhóm theo yêu cầu từng chi kỳ của ô kẻ.

4.3. Phân loại giác sơ đồ theo số lượng kích cỡ

Dưới đây là những giác sơ đồ theo số lượng kích cỡ của sản phẩm, bao gồm:

  • Giác đơn: Cách phân loại này giúp bạn giác ra 1 sản phẩm, 1 kích cỡ trên bề mặt vải. Phương pháp này chỉ được sử dụng để khảo sát các định mức tương đối đối với một sản phẩm. Hoặc là các bạn sử dụng giác sơ đồ đối với những đơn hàng lẻ, có bổ sung trong quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Giác ghép: Đây chính là phương pháp giác nhiều sản phẩm với nhiều cỡ số trên bề mặt vải.
  • Giác ghép đóng: Là giác sơ đồ lần lượt các sản phẩm hoặc là từng kích cỡ, kích thước trên bề mặt của vải.
  • Giác ghép mở: Bạn có thể giác sơ đồ phối hợp với các chi tiết của những sản phẩm khác nhau trên bề mặt vải.
  • Giác ghép phối hợp: Phương pháp giác ghép phối hợp tức là giác các chi tiết lớn đối với các chi tiết nhỏ để dễ dàng tiết kiệm các nhiên liệu để làm sản phẩm.

Giác sơ đồ là gì và những thông tin liên quan đến giác sơ đồ mẫu phục vụ tốt cho ngành may. Khi bạn hiểu kỹ về giác sơ đồ mẫu thì bạn sẽ dễ dàng làm tốt công việc của mình.