Cách chiết cành na

Cây na Thái hay na Thái Lan là một trong những giống na nhập ngoại được cả người trồng và người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ bởi vị ngọt thanh, quả lớn, thịt nhiều và ít hạt mà loại na này còn có rất nhiều ưu điểm về đặc tính sinh thái. Là giống nhập ngoại nhưng nguồn gốc cũng là một đất nước nhiệt đới. Vì vậy mà giống na này cũng thích nghi rất tốt với khí hậu nhiều vùng miền ở Việt Nam. Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh. Khả năng chống sâu bệnh và hạn hán rất tốt. Tuy nhiên, bà con cũng cần lưu ý một số yêu cầu kỹ thuật dưới đây để có được một vườn na Thái có năng suất cao và đạt những yêu cầu về chất lượng quả.

Cách chiết cành na

Đất trồng phù hợp với cây na Thái

Cây na Thái có thể thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau. Cây có thể trồng được ở đất pha cát, chua hay trung tính. Tuy nhiên, để cây cho quả có chất lượng tốt và năng suất cao thì nên trồng na Thái trên các nền đất thịt, giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước. Cây đặc biệt thích hợp với đất phù sa hoặc đất rừng mới khai phá. Nếu trồng na trên những vùng đất có lớp đất thịt mỏng và cằn cỗi thì nên cải tạo đất, bổ sung chất dinh dưỡng để tránh cho cây cằn cỗi, ra trái nhỏ chất lượng kém.

Một số lưu ý khi chọn cây giống

Ngày nay, na Thái thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và chiết cành. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống bằng hạt tốn nhiều thời gian hơn. Cây mất nhiều thời gian để phát triển và cho thu hoạch quả lâu hơn. Cây con cũng tốn thời gian chăm sóc hơn. Thường các nhà vườn sẽ tìm đến những nơi cung cấp cây giống uy tín. Ở đây, những cây giống này đa phần được nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Cây con mang đầy đủ những tính trạng tốt của cây mẹ đồng thời khả năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tốt hơn. Bà con cũng không cần tốn quá nhiều công chăm sóc cây con, cây cũng nhanh cho thu hoạch hơn.

Cách chiết cành na

Khi chọn cây giống để trồng, nên chọn những cây có chiều cao từ 50cm trở lên, khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cành lá xanh tốt, không sử dụng các chất kích thích.

Thời vụ và mật độ trồng cây na Thái

Đối với thời vụ trồng thì cây na Thái giống với hầu hết các cây ăn trái khác. Bà con nên trồng vào đầu mùa mưa để chủ động được nước tưới. Đối với miền Bắc nên tiến hành trồng vào tháng 2, tháng 3 và vào mùa thu tháng 9. Nếu có thể chủ động được nguồn nước tưới thì có thể trồng na Thái vào nhiều thời điểm trong năm. Cuối mùa mưa hoặc cuối mùa khô đều được.

Na Thái nên được trồng với mật độ cao, kích thước thường là 2x3m.

Làm đất và đào hố trồng

Đất và hố trồng cần được chuẩn bị trước ít nhất 1 tháng trước khi trồng na. Kích thước miệng hố là 50x50x50cm. Sau khi đào hố cần tiến hành bón lót vào đất với tỷ lệ 15kh phân chuồng đã được ủ hoai mục, 0,5kh phân Super lân cùng với 0,2kg vôi bột để khử trùng các loại nấm mốc và sâu bệnh của đất.

Kỹ thuật trồng cây na Thái

Sau khoảng 1 đến 2 tháng chuẩn bị đất trồng bà con có thể tiến hành trồng na Thái. Sử dụng cuốc nhỏ đào một hố rộng hơn bầu cây một chút. Sử dụng dao sắc hoặc kéo để tách bỏ lớp nilon bọc bầu, nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu cây. Đặt cây vào chính giữa hố rồi lấp đất xung quanh cây và nén chặt phần cổ rễ. Bà con nên cắm cọc níu cây để tránh gió mạnh làm lung lay gốc. Tưới nước cho cây ngay sau khi trồng. Trong một tháng sau khi trồng cần chú ý cung cấp nước và giữ ẩm cho cây.

Cách chiết cành na

Kỹ thuật chăm sóc cây na Thái

Cây na Thái có thể chịu hạn. Xong nếu để đất khô cằn cây sẽ bị cỗi và cho quả nhỏ. Người trồng nên bổ sung nước cho cây đầy đủ. Nhất là trong mùa khô thì lượng nước tưới cần được tăng lên. Cây na Thái có khả năng chịu úng kém hơn. Bà con nên có các phương pháp thoát nước tốt cho gốc để cây được khỏe mạnh và không bị thối rễ. Chú ý cần làm sạch cỏ dại thường xuyên ho đất để chúng không cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với cây.

Đối với việc bổ sung chất dinh dưỡng thì tùy thuộc vào đất và độ tuổi của cây mà tiến hành cho phù hợp. Với cây na Thái có tuổi từ 1 đến 4 năm, tiến hành bón 15kh phân chuồng đã ủ hoai mục, 1kg phân NPK tỷ lệ 7:3:4. Cây na Thái từ 5 đến 8 năm tuổi, bón 20kh phân chuồng, 1,5kg phân NPK tỷ lệ 15:7:6.

Na Thái sau khi trồng khoảng 18 tháng là có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên. Bà con tiến hành thu hái khi quả to và cứng để tiện vận chuyển. Sau vài ngày na chín là có thể ăn được.

Cách chiết cành na

Mọi nhu cầu về cây giống vui lòng liên hệ chúng tôi Trung tâm nghiên cứu cây trồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam chuyên nghiên cứu và cung cấp cây giống. Chỉ bán giống cây chất lượng cao F1, đúng giống, mang lại hiệu quả cao với năng suất tốt nhất, có giá trị kinh tế cao. Để biết thêm nhiều giống mới cũng như các kỹ thuật trồng và chăm sóc bạn có thể ghé thăm website: https://nongnghiepfarm.com/

Hoặc liên hệ:

Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ – Gia Lâm – TP Hà Nội

Hotline: 0977.609.951

Email:

Cây Na ăn quả được biết đến là loại cây trồng nhiều trong miền Nam và Trung bởi những nơi này thời tiết nắng nóng khắc nghiệt do đó trồng na là thích hợp nhất. Cây Na có đặc điểm, cây lá xanh, thuộc cây thân gỗ, quả ngọt, thơm, hạt na đen có nhiều công dụng chữa bệnh theo đông y.

Về giống na trồng chủ yếu có hai giống chính là na dai và loại na bở. Na dai khi chín các múi na thường gắn kết chặt lại với nhau, đỡ bị vỡ, hỏng, bẹp hơn na bở, có thể bóc dễ dàng, bẻ đôi, bẻ ba hay bẻ tư theo ý người ăn. Đối với na bở là loại na rất nhanh chính, các múi thường tách rời nhau dễ dàng, trong quá trình thu hoạch nếu không chú ý có thể làm hỏng trái na, khó bảo quản hơn na dai.

Cách chiết cành na

Đối với Na thường có nhiều phương pháp nhân giống, trong số đó các phương pháp sau đây thường được sử dụng: Gieo hạt na, nhân giống vô tính theo phương pháp ghép cành. Vậy giữa hai phương pháp trên người nông dân nên lựa chọn phương pháp nào?

-Đối với phương pháp nhân giống bằng cách gieo hạt có ưu điểm về thời gian bảo quản hạt được lâu, tuổi thọ của cây na cao hơn….Tuy nhiên với phương pháp này thì việc cây lâu cho quả là một điểm khó khăn nhất. Cây thường cho quả sau khoảng hai đến ba năm trồng cây. Vậy trồng cây theo phương pháp này cần chú ý những gì? Đó là vấn đề xử lý hạt giống na, hạt giống na khá cứng, lớp vỏ bao bọc bên ngoài phần hạt sẽ này mầm dày, cứng, chắc vì thế nếu để thế gieo giống thì hạt rất lâu mới có thể này mầm, biện pháp khắc phục chính là đem các hạt na trà xát vào cát rồi ngâm nước nóng khoảng 15 phút, thực hiện đúng hạt sẽ này mầm sau khoảng 15 ngày.

Cách chiết cành na

chăm sóc cây dưa hấu tại nhà

chăm sóc  cây Roi đỏ Thái Lan

-Đối với phương pháp ghép cành có ưu điểm: Cây nhanh cho quả, thời gian thu hoạch nhanh hơn và cây kế thừa những đặc tính giống cây mẹ. Nhược điểm là tuổi thọ của cây thấp. Đối với các hộ nông dân trồng chuyên, họ thường sử dụng phương pháp ghép cành là chính để có năng suất lớn cung cấp cho thị trường. Vậy, đối với phương pháp nhân giống vô tính này cần chú ý những gì? Điều đầu tiên là cần chọn những cây mẹ khỏe mạnh, tươi tốt, không sâu bệnh hại, cây mẹ cho nhiều quả, quả có hạt nhỏ, nhiều thịt, ngọt, quả to nhìn ưa mắt.

Cách chiết cành na

Chú ý: Đối với na dai, những người kinh doanh lớn để có được năng suất và chất lượng tốt nhất cần ghép trên hai gốc ghép: Một là na dai, hai là gốc nê. Nếu có gốc nê quả sẽ to hơn, nhưng đối với loại gốc này khá khó kiếm nên thường ghép trên các gốc na dai cũ. Chỉ vấn đề ghép na dai trên gốc cũng có nhiều các ghép khác nhau: ghép áp, ghép mắt hay ghép cành.  Yêu cầu đối với gốc na dai ghép cần có tuổi khoảng 2 tuooit, đường kính những cành đã bị chuyển thành gỗ thì yêu cầu đường kính không được nhỏ hơn 1 cm.