Cách bao lâu thì uống thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt uống cách nhau mấy tiếng là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Dưới đây Fitobimbi sẽ giải đáp và hướng dẫn cách dùng cho hiệu quả cao.

Cách xác định trẻ đang bị sốt

Trước khi tìm hiểu vấn đề uống thuốc hạ sốt cách nhau mấy tiếng mẹ bỉm cần phải xác định thân nhiệt của trẻ để chắc chắn rằng con đang bị sốt. Với trẻ dưới 4 tuổi, bố mẹ nên đo thân nhiệt ở vùng hậu môn. Với trẻ trên 4 tuổi, mẹ nên cho bé ngậm nhiệt kế trong miệng hoặc kẹp vào nách.

Cách bao lâu thì uống thuốc hạ sốt
Dùng nhiệt kế xác định bé có sốt không?

Sau khi đã biết chính xác thân nhiệt của bé, hãy đánh giá xem tình trạng có như khuyến cáo dưới đây:

  • Trẻ từ 6 tháng trở lên, nhiệt độ quá 38 độ cần được điều trị y tế sớm như cho uống thuốc, chườm ấm, mặc quần áo mát,…
  • Trẻ từ 3-6 tháng nếu thân nhiệt quá 38 độ C thì phải đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời

Phân biệt trẻ sốt mọc răng với các loại sốt bệnh lý khác

Lựa chọn thuốc hạ sốt để dùng cho trẻ

Hiện nay thuốc giảm sốt cho trẻ em ngoài việc bào chế và đóng gói dưới dạng bột, sủi thì còn phân loại theo cân nặng và tuổi của bé. Cụ thể mẹ có thể dùng các loại thuốc hạ thuốc sốt sau:

  • Thuốc Paracetamol loại thuốc này an toàn cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên
  • Thuốc Ibuprofen an toàn cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi và đạt cân nặng trên 5kg
  • Thuốc Aspirin không được khuyên dùng cho trẻ dưới 18 tuổi, trừ khi có sự chỉ định từ phía bác sĩ. Ngoài ra nếu trẻ có các biểu hiện như cảm lạnh, cảm cúm không nên sử dụng thuốc này. Vì có thể dẫn đến hội chứng Reye ở trẻ.

Trẻ em uống thuốc hạ sốt cách nhau mấy tiếng để đảm bảo an toàn

Nhiệt độ cơ thể tăng cao trong thời gian dài có thể gây ra rất nhiều biến chứng. Lúc này để đảm bảo an toàn cho bé mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt. Vậy thuốc hạ sốt uống cách nhau mấy tiếng để vừa hiệu quả mà không gây hại tới người.

Theo chuyên gia, hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt. Vì vậy thời gian sử dụng cũng như phát huy tác dụng của nó khác nhau. Cụ thể:

Thuốc hạ sốt Paracetamol

Đây là loại thuốc thông dụng được sử dụng nhiều khi trẻ bị sốt vì tính an toàn cũng như hiệu quả.

  • Với loại thuốc này liều lượng khuyên dùng cho bé là từ 10-15mg/kg/ cân nặng/ lần
  • Mỗi lần uống thuốc nên cách nhau khoảng 4-6 tiếng
  • Với những bệnh nhân suy thận thời gian tối thiểu giữa hai lần dùng nên là 8 tiếng
Cách bao lâu thì uống thuốc hạ sốt
Paracetamol nên uống cách nhau 4-6 tiếng

Hiện trên thị trường có khá nhiều biệt dược chứa Paracetamol như siro, thuốc bột, viên nén, viên sủi,… Không chỉ thế với trẻ, mẹ còn có thể dùng thuốc hạ sốt chứa Paracetamol dạng đạn dược (viên nhét hậu môn).

Thuốc hạ sốt Ibuprofen

Đây là loại thuốc hạ sốt có tác dụng mạnh, thời gian hạ sốt kéo dài hơn hẳn so với Paracetamol. Tuy nhiên do có rất nhiều tác dụng phụ vì vậy khi dùng thuốc này mẹ cần thận trọng tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Theo chuyên gia với loại thuốc này liều dùng cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn là 200-400mg/ lần/ ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 4 tiếng, ngày uống không quá 3.2g
  • Với trẻ nhỏ liều khuyên dùng là 5-10mg/ kg cân nặng. Mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ, tổng liều không quá 4g/ ngày

Thuốc hạ sốt Aspirin

Aspirin là thuốc kháng viêm không chứa steroid có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Vì vậy khi dùng mẹ cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cụ thể liều dùng Aspirin cho người lớn mỗi lần cách nhau khoảng 4 tiếng

Với trẻ nhỏ mẹ không tự ý dùng loại thuốc này nếu không có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

Rất nhiều mẹ bỉm lầm tưởng rằng uống thuốc hạ sốt sẽ giúp cơ thể hết sốt nhanh chóng. Thế nhưng đây là quan điểm hết sức sai lầm. Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng hạ nhiệt và giúp cơ thể không còn cảm thấy khó chịu chứ không chấm dứt cơn sốt hoàn toàn. Do đó, mẹ cần theo dõi nhiệt độ của bé sau dùng.

Thường thuốc hạ sốt sẽ phát huy tác dụng sau khoảng 20-30 phút kể từ khi dùng và kéo dài đến khoảng 120 phút sau. Để tăng hiệu quả mẹ nên tuân thủ thời gian sử dụng cũng như kết hợp biện pháp chườm mát làm dịu nhiệt độ nhanh hơn.

✔️✔️✔️ Trẻ bị sốt có nên tắm không? Hướng dẫn cách tắm đúng chuẩn

Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại sức khỏe không?

Thuốc hạ sốt uống cách nhau mấy tiếng hay việc dùng nhiều có tốt không hiện được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, bất kỳ loại thuốc nào dù được đánh giá an toàn nhưng vẫn có thể xảy ra rủi ro. Do đó nếu mẹ không đọc hướng dẫn hoặc lạm dụng nhiều có thể dẫn đến hệ lụy nguy hiểm.

Cách bao lâu thì uống thuốc hạ sốt
Việc lạm dùng nhiều thuốc hạ sốt có thể khiến gan ngộ độc

Thêm vào đó, sốt là một trong những phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm chống lại tác nhân có hại. Do đó, không phải lúc nào cơ thể bị sốt mẹ cũng cần cho bé uống thuốc ngay. Chuyên gia khuyến cáo, chỉ khi sốt trên 38,5 mẹ mới cho bé dùng thuốc, tránh bị ngộ độc. Ngoài ra cần phải tuân thủ khoảng cách giữa các lần uống. Bởi vì khi lạm dụng nhiều hệ thống bài tiết, cụ thể là gan sẽ bị ngộ độc. Bé có thể đối mặt với tình trạng vàng da, rối loạn đông máu hoặc xuất huyết.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Ngoài việc thuốc hạ sốt uống cách nhau mấy tiếng mẹ cần lưu ý những vấn đề sau khi cho bé dùng.

  • Thuốc chỉ được phép sử dụng trong những tình huống cấp thiết. Khi nhiệt độ cơ thể trở về trạng thái ban đầu mẹ nên dùng thuốc cho bé
  • Đối với dạng thuốc hỗn dịch khi dùng cho bé mẹ cần đong đếm chính xác liều lượng theo ly thể tích có sẵn trong hộp
  • Không được dùng thuốc hạ sốt với sữa, trà hoặc các nước uống có ga vì vậy sẽ làm giảm hiệu lực
  • Tuân thủ tuyệt đối thời gian giữa các lần uống để tránh gặp phải tác dụng phụ
  • Không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt quá 5 ngày với trẻ nhỏ mà không có sự đồng ý của bác sĩ
  • Ngoài thuốc hạ sốt mẹ nên bổ sung nước thường xuyên cho bé
  • Không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt Aspirin cho bé vì nó có thể dẫn đến tình trạng sưng phù ở gan và não
  • Trường hợp bé bị sốt cao trên 39 độ và đã dùng thuốc mà không thuyên giảm mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ

Hy vọng bài viết thuốc hạ sốt uống cách nhau mấy tiếng mà Fitobimbi giới thiệu ở trên mẹ bỉm sẽ biết chăm con hiệu quả. Trường hợp uống thuốc không có sự cải thiện mẹ nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

- Bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ. Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống “đỡ” qua lời tư vấn của dược sĩ phụ trách nhà thuốc, hoặc tối thiểu phụ huynh cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.

- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Loại thuốc hạ sốt sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và “khả năng uống thuốc của trẻ”, đây là cách giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thuốc hạ sốt cần thiết trong quá trình hạ sốt cho trẻ.

- Liều lượng thuốc hạ sốt cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10mg - 15mg/kg/lần khi sốt trên 38,50C.

- Phụ huynh cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng quá liều lâu dần có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 - 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ.

- Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ phải còn hạn sử dụng rõ ràng.

Các dạng thuốc hạ sốt hiện có trên thị trường

Paracetamol (còn gọi là acetaminophen) đây là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em được hầu hết các bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho trẻ em. Khoảng cách giữa 2 liều dùng thông thường là mỗi 4 giờ, tuy nhiên trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu phải là 8 giờ.

Ibuprofen: tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol, tuy nhiên việc dùng Ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì thuốc hạ sốt dạng này có rất nhiều tác dụng phụ. Liều dùng 20 - 30mg/kg/ngày hoặc 7 - 10mg/kg mỗi 6 - 8 giờ đường uống. Những trường hợp sau này tuyệt đối không được sử dụng Ibuprofen để hạ sốt:

- Không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

- Không được dùng khi trẻ bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết.

- Trẻ bị dị ứng với Ibuprofen, với Aspirin và với các thuốc chống viêm không steroid khác.

- Trẻ bị hen/suyễn hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.

- Aspirin: được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em vì những tác dụng bất lợi cho sức khỏe, nhất là những trường hợp trẻ đang bị nhiễm virút như: bị nhiễm cúm hoặc đang mắc thủy đậu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye - một biến chứng rất nguy hiểm đối với trẻ, có thể dẫn đến tử vong.