Giả phình mạch là gì

Phình động mạch là sự giãn bất thường của động mạch gây ra bởi sự suy yếu của thành động mạch. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn mô liên kết di truyền hoặc mắc phải (ví dụ hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos). Phình mạch thường không có triệu chứng nhưng có thể gây ra đau và dẫn đến thiếu máu cơ quan, huyết khối tắc mạch, lóc tách tự phát và vỡ, có thể dẫn đến tử vong. Chẩn đoán bằng các thăm dò hình ảnh (ví dụ siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ, chụp động mạch). Phình động mạch chưa vỡ có thể được điều trị nội khoa bảo tồn hoặc can thiệp phẫu thuật tùy thuộc vào triệu chứng và kích thước và vị trí của khối phình. Điều trị nội khoa gồm việc thay đổi các yếu tố nguy cơ (ví dụ kiểm soát huyết áp nghiêm ngặt) cộng với kế hoạch theo dõi bằng thăm dò hình ảnh. Can thiệp phẫu thuật bao gồm mổ mở sửa chữa hoặc can thiệp nội mạch stent-graft. Điều trị phình động mạch chủ vỡ làcan thiệp phẫu thuật cấp để sửa chữa bằng phẫu thuật mở hoặc can thiệp nội mạch stent-graft.

Động mạch chủ bắt nguồn từ tâm thất trái phía trên van động mạch chủ, đi lên (động mạch chủ lên) đến nhánh đầu tiên của động mạch chủ (thân động mạch cánh tay đầu hoặc thân động mạch vô danh), vòm lên phía sau tim (quai động mạch chủ), sau đó quay ngược hướng xuống động mạch dưới đồn trái (động mạch chủ xuống) qua lồng ngực (động mạch chủ ngực) và bụng (động mạch chủ bụng). Động mạch chủ bụng kết thúc bằng cách chia thành động mạch chậu chung trái và phải.

Thành động mạch chủ cấu tạo gồm ba lớp:

  • Lớp nội mạc: Một lớp mỏng phủ bởi tế bào nội mô

  • Lớp áo giữa: Một lớp dầy cấu tạo bởi sợi liên kết được sắp xếp theo hình xoắn ốc

  • Lớp áo ngoài: Một lớp sợi mỏng chứa nguồn dinh dưỡng nuôi lớp áo giữa

Phình động mạch là sự giãn bất thường của động mạch được định nghĩa là tăng 50% đường kính so với các đoạn bình thường. Chúng được gây ra bởi sự suy yếu của thành động mạch, đặc biệt là lớp áo giữa. Tổn thương phình động mạch thật thành túi phình gồm tất cả 3 lớp động mạch (nội mạc, áo giữa và áo ngoài). Bệnh lý phình mạch không phải là tổn thương khu trú và có thể lan dọc động mạch chủ theo thời gian.

Giả phình động mạch là sự kết hợp giữa lòng động mạch và mô liên kết xung quang hậu quả từ tổn thương vỡ động mạch; một khoang chứa máu hình thành bên ngoài thành mạch và lỗ rò sẽ được bít lạit rò khi huyết khối hình thành.

Phình động mạch được phân loại thành

  • Phình hình thoi: Sự giãn rộng của động mạch

  • Dạng túi: Khu trú, thường bất đối xứng, thoát ra ngoài thành động mạch

Huyết khối nhiều lớp (nhiều lớp mỏng) có thể hình thành vách của một trong hai dạng trên do sự thay đổi dòng chảy trong phần phình mạch.

Unable to find ViewModel builder for Vasont.Multimedia.

Phình mạch có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào. Phổ biến và đáng kể nhất là

Giả phình mạch là gì
Giả phình mạch là gì

Giả phình mạch (pseudoaneurysm) xảy ra khi thành mạch máu bị tổn thương, khiến cho máu rò rỉ ra bên ngoài và tích tụ lại ở các mô xung quanh. Khác với chứng phình mạch (aneurysm), thành động mạch bị suy yếu và phình to ra, đôi khi tạo thành một túi phình chứa đầy máu.

Giả phình mạch thường xảy ra ở các động mạch bị suy yếu hoặc có tổn thương và có thể do tự phát hoặc do chấn thương động mạch gây ra.

Tình trạng này cũng thường xảy ra khi bạn trải qua quá trình đặt ống thông tim hoặc xuất hiện ở động mạch đùi (một động mạch lớn ở vùng háng) bị thủng nhiều lần khi đặt ống thông (catheter).

Giả phình mạch cũng thường hình thành gần với vị trí đưa ống thông hẹp, linh hoạt vào trong mạch máu, hướng về phía tim. Do đó, hiện tượng này có thể xảy ra ở các động mạch trong vùng háng, cổ hay cánh tay.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng giả phình mạch

Nếu giả phình mạch không quá nghiêm trọng, bạn có thể không biết mình đang gặp phải tình trạng này. Thế nhưng khi nhận thấy có một khu vực sưng và ấn vào thấy mềm, đau, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Các triệu chứng có thể xuất hiện khi bạn bị giả phình mạch là:

  • Sưng hoặc ấn đau thực thể ở một khu vực nhất định, đặc biệt khi bạn vừa trải qua một kỹ thuật y tế
  • Có một khối u sưng, đau

Khi bác sĩ dùng ống nghe để khám sức khỏe, họ có thể nghe thấy âm thanh bất thường và nghi ngờ có tắc nghẽn dòng chảy của máu trong động mạch hoặc hẹp động mạch.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây giả phình mạch là gì?

Tình trạng này có thể tự xuất hiện mà không có tác nhân nào gây nên.

Đôi khi, bạn bị giả phình mạch sau khi:

  • Đặt ống thông tim. Đây là thủ thuật dùng để chẩn đoán hoặc điều trị một số bệnh lý tim mạch. Nếu động mạch bị thủng trong quá trình này, giả phình mạch có thể xảy ra.
  • Chấn thương. Chấn thương hoặc tổn thương động mạch chủ do tai nạn, vết thương có thể khiến máu bị rò rỉ ra ngoài, từ đó hình thành giả phình mạch trong các mô xung quanh.
  • Biến chứng phẫu thuật. Tổn thương vô tình đến thành động mạch trong quá trình phẫu thuật có thể gây rò rỉ máu từ động mạch vào các khu vực xung quanh.
  • Nhiễm trùng. Đôi khi nhiễm trùng có thể gây ra giả phình mạch dù hiếm gặp.
  • Chứng phình mạch đang có. Vỡ chỗ phình mạch cũng có khả năng khiến giả phình mạch xuất hiện.
Giả phình mạch là gì
Nguồn: Pathology of the carotid space – Scientific Figure on ResearchGate

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành giả phình mạch, bao gồm:

  • Vị trí bị thủng bên dưới động mạch đùi
  • Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu
  • Sử dụng thuốc chống đông máu

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán giả phình mạch?

Siêu âm là phương pháp phổ biến nhất được dùng để phát hiện tình trạng này.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn gặp phải tình trạng này, họ thường đề nghị bạn làm siêu âm hoặc một loại xét nghiệm không xâm lấn khác.

Chụp mạch máu cũng là một lựa chọn giúp chẩn đoán. Kỹ thuật này sử dụng tia X để ghi nhận hình ảnh của mạch máu. Tuy nhiên, bạn sẽ được đặt ống thông để đưa chất cản quang vào trong mạch máu, giúp hình ảnh thu được rõ ràng hơn. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, đồng nghĩa với việc chúng mang lại nhiều rủi ro hơn so với thủ thuật không xâm lấn khác.

Những phương pháp điều trị giả phình mạch

Việc điều trị ban đầu sẽ phụ thuộc (một phần) vào kích thước của vị trí giả phình mạch hiện có.

Nếu kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đến theo dõi định kỳ, thường xuyên bằng phương pháp siêu âm để xem chúng có được cải thiện tốt hơn không.

Khi ấy, bạn nên tránh các hoạt động nâng hoặc mang, vác đồ vật nặng trong khoảng thời gian theo dõi.

Khi kích thước vị trí giả phình mạch lớn hơn, bạn cần được điều trị ngay lập tức. Trước đây, phẫu thuật là phương án duy nhất để điều trị tình trạng này. Một số trường hợp, đây là lựa chọn điều trị tốt nhất.

Hiện nay, một số phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn được dùng để điều trị tình trạng này, bao gồm nén dưới chỉ dẫn của siêu âm (ultrasound-guided compression) và tiêm thuốc hình thành cục máu đông (thrombin) dưới chỉ dẫn của siêu âm (ultransound-guided thrombin injection).

Nén dưới chỉ dẫn của siêu âm

Sau khi xác định vị trí giả phình mạch bằng siêu âm, bác sĩ sẽ dùng đầu dò siêu âm để tạo lực nén lên vị trí trong chu kỳ 10 phút.

Nhược điểm của kỹ thuật này là gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Bạn có thể cần dùng thuốc giảm đau khi trải qua quá trình này.

Tỷ lệ thành công với phương pháp này dao động khá lớn, từ 63–88%.

Tiêm thuốc hình thành cục máu đông dưới chỉ dẫn siêu âm

Đây là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu khá đơn giản nhưng có thể gây đau ở một số người.

Về cơ bản, bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch thuốc có chứa thrombin – enzyme giúp thúc đẩy quá trình đông máu xảy ra – vào vị trí giả phình mạch. Mục tiêu là làm cho chỗ máu tích tụ do bị rò rỉ tạo thành cục máu đông.

Phương pháp này được đánh giá là tương đối an toàn, ít có biến chứng.

Phẫu thuật

Cho đến những năm 1990 thì phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị chính cho giả phình mạch.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ phần giả phình mạch và sửa chữa lại thành mạch máu bị tổn thương.

So với các phương pháp mới, phẫu thuật là một phương pháp xâm lấn nhiều và cũng mang nhiều rủi ro. Thêm vào đó, người bệnh sẽ có thời gian nằm viện lâu hơn.

Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn có thể là một lựa chọn điều trị khi các phương pháp khác không thành công hoặc có nhiều yếu tố phức tạp khác liên quan.

Nhìn chung, phương pháp điều trị ít xâm lấn có tỷ lệ thành công cao hơn. Sau khi điều trị, bác sĩ vẫn theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn một thời gian để đảm bảo việc chữa trị có hiệu quả.

Một số trường hợp, bạn có thể cần điều trị nhiều lần tiếp theo. Khi đó, thời gian theo dõi cũng lâu hơn và quá trình chăm sóc cũng phải cẩn thận hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.