Vì sao mắt bị sạn vôi

TTO - Dấu hiệu nào cho biết mắt bị vôi, nếu bị nhiều quá có ảnh hưởng gì nhiều không ? Tôi muốn khám kĩ về mắt của mình nhưng không biết khám ở đâu mặc dù tôi có đi khám 3 lần, nhưng không xác định rõ được bệnh ở mắt. Tôi cám ơn rất nhiều và mong chờ hồi âm. (Lý Huyền, )

- BS Nguyễn Đình Sang (Chuyên khoa Bác sĩ gia đình, TT Y tế quận I): Sạn vôi ở kết mạc mắt là một tình trạng lắng đọng chất calci ở dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu. Nó có thể có một hoặc nhiều sạn vôi ở mi mắt một bên hay cả hai bên mắt.

Sạn vôi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chưa được biết rõ ràng nhưng người ta cho rằng nó liên quan đến cơ địa của mỗi người. Sạn vôi có thể lắng đọng nhiều nơi trong cơ thể nhưng do ở mắt người ta dễ nhận biết hơn cả.

Triệu chứng:

- Sạn vôi không gây nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân nhưng nếu có nhiều sẽ gây cảm giác khó chịu ở mắt.

- Nếu sạn vôi ít hoặc nhỏ có thể không có triệu chứng gì, chỉ tình cờ phát hiện khi khám mắt. Nếu sạn vôi nhiều hoặc to triệu chứng thường gặp là cộm, xốn mắt giống như bị bụi lọt vào mi mắt khiến cho bệnh nhân phải chớp mắt nhiều lần, dụi mắt chảy nước mắt, thị lực bệnh nhân vẫn bình thường.

- Nếu không điều trị sạn vôi lớn sẽ cọ xát vào giác mạc mỗi khi mắt chớp, lâu dần sẽ dẫn đến trầy giác mạc, viêm giác mạc lúc đó thị lực sẽ bị ảnh hưởng và việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và tốn kém hơn.

Điều trị:

Việc điều trị sạn vôi rất đơn giản, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng dụng cụ để lấy sạn vôi ra sau khi nhỏ thuốc tê vào mắt. Sau đó sẽ dùng thêm kháng sinh uống và nhỏ mắt vài ngày.

Sạn vôi thường hay bị tái phát do đó bạn phải khám mắt định kỳ để phát hiện sớm.

Khi đi ngoài đường cần phải mang kính mát để bảo vệ mắt khỏi bụi bặm và tia cực tím.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email:

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

T.L thực hiện

TS.BS Nguyễn Xuân Hiệp - Phó giám đốc BV Mắt TƯ trả lời: Vôi hóa mắt là hiện tượng sạn vôi ở mi mắt, nguyên nhân là do có sự lắng đọng canxi ở kết mạc mi mắt. Sự lắng đọng canxi lâu ngày khiến trên vùng mi mắt xuất hiện các cục sạn vôi nhỏ li ti và các hạn sạn này có xu hướng bị đẩy ra ngoài khiến bệnh nhân bị chói, cộm, nhức mắt, nhất là mỗi lần chớp mắt càng thấy nhức.

Khi có hiện tượng này, người bệnh nên đi khám ngay tại chuyên khoa mắt, vì phải dùng dụng cụ để gắp bỏ sạn vôi trong mắt thì mới hết được hiện tượng cộm, chói. Có những trường hợp, do các hạt sạn vôi li ti nhiều nên phải lấy lấy nhiều lần mới hết. Vì thế, nếu thấy mắt vẫn còn khó chịu, bạn nên đến bệnh viện Mắt TƯ để kiểm tra lại, xem các hạt sạn vôi đã được lấy ra hoàn toàn chưa. Những người đã được chẩn đoán là bị sạn vôi thì nên đi khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời phát hiện, lấy sạn vôi ngay từ khi hình thành. Những người có hiện tượng vôi hóa mắt mà không đi chữa trị, các sạn vôi này cọ vào giác mạc vừa khiến người bệnh khó chịu, nhức mắt, vừa có nguy cơ gây viêm giác mạc. Người bệnh cũng cần ghi nhớ, sau khi được lấy sạn vôi, cần nhỏ thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng các loại thuốc khác nhau.

HỒNG HẢI
Theo Dân trí

Dù trẻ bị sạn vôi ở mắt không phải bệnh nguy hiểm nhưng vẫn cần tìm cách khắc phục nhanh chóng, kịp thời để tránh bị ảnh hưởng đến thị lực.

Trẻ bị sạn vôi ở mắt có biểu hiện như thế nào?

Trẻ bị sạn vôi ở mắt thường có biểu hiện mắt bị đỏ, nước mắt chảy nhiều, liên tục dụi mắt. Trong mí mắt có thể nổi hạt.

Sạn vôi ở mắt là tình trạng lắng đọng tinh thể can xi, hoặc là do can xi hóa các chất bã sụn ở kết mạc mi mắt. Hai triệu chứng chính của bệnh này là ngứa mắt và tính chất lặp lại. Bệnh không gây đỏ mắt, đổ ghèn và không làm giảm thị lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị sạn vôi, ngứa nên trẻ dụi mắt nhiều, dẫn đến viêm kết mạc, mắt đỏ, đổ ghèn. 

Không ít phụ huynh khi thấy trẻ ngứa, dụi mắt lại cho là con bị đau mắt và tự ý ra nhà thuốc mua thuốc về nhỏ mắt cho con. Nguy hiểm ở chỗ, dùng nhiều một số loại thuốc chứa kháng sinh sẽ gây lờn thuốc; hay thuốc kháng viêm có chứa corticoid sẽ gây tình trạng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, làm mất thị lực.

Biến chứng khi trẻ bị sạn vôi

Hiện, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào xác định nguyên nhân sạn vôi ở mắt, nhưng bản chất bệnh là lắng đọng chất tiết bã ở kết mạc mi. Sạn vôi không tự khỏi, dù có sử dụng thuốc thì sạn cũng không tan. Sạn vôi sẽ to dần và trồi lên, tùy tình trạng mà BS quyết định thời gian tiểu phẫu.

Theo các bác sĩ nhãn khoa, nếu kích thước sạn vôi nhỏ, nằm sâu dưới mi mắt không gây khó chịu và biến chứng thì chưa cần điều trị. Ngược lại, khi sạn vôi gây cộm xốn, ngứa mắt, hoặc gây ra các bệnh về mắt khác như viêm kết mạc tái phát hoặc trầy xước giác mạc ngứa ở giác mạc thì nên tiểu phẫu lấy sạn vôi tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Việc tiểu phẫu được thực hiện dưới gây tê bằng thuốc tê nhỏ mắt, trong thời gian rất ngắn và an toàn.

Tuy nhiên, đáng ngại là sạn vôi có thể biến chứng, gây trầy xước giác mạc làm giảm thị lực và có khả năng gây hiện tượng loạn thị, khó điều trị. Bên cạnh đó, sạn vôi dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm kết mạc vì bé dụi mắt nhiều làm đỏ mắt. Cách phân biệt là, sạn vôi nhỏ thuốc thì mắt hết đỏ nhưng triệu chứng ngứa vẫn tồn tại; còn viêm kết mạc sau khi sử dụng thuốc sẽ hết.

Sạn vôi ở vùng mi dưới dễ nhận biết hơn mi trên (vì mi trên phải lật mí lên mới thấy). Lật mi dưới sẽ thấy một hoặc nhiều hạt màu trắng đục có kích thước bằng đầu bút bi nằm ngay vị trí vùng mi chính là sạn vôi. Sạn vôi thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm kết mạc mạn tính; người có cơ địa dị ứng; mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, hóa chất, khói bụi…

Tỷ lệ biến chứng của sạn vôi không cao nhưng lâm sàng vẫn có nhiều trường hợp nặng, như: viêm giác mạc, sẹo giác mạc, loạn thị. Cần phải phòng tránh biến chứng, không tự ý điều trị, cần đến khám BS khi thấy mắt trẻ có dấu hiệu bất thường. Hạn chế, tránh tiếp xúc với các yếu tố thuận lợi gây bệnh sạn vôi. Nếu viêm kết mạc mạn tính nên điều trị theo phác đồ, tránh tái phát bệnh nhiều lần.

Cách khắc phục trẻ bị sạn vôi

Tùy vào vị trí của sạn vôi mà bác sĩ quyết định có nên lấy hay không. Việc lấy sạn vôi nếu được thực hiện đúng thời điểm cần thiết (sớm, kịp thời, khi chưa gây nhiều tổn thương ở mắt, không có vấn đề nào khác xảy ra cùng lúc ở mắt) sẽ đơn giản, nhanh chóng, ít đau. Nếu chậm trễ trong điều trị, sạn vôi có thể tự bung ra rớt vào trong mắt, việc điều trị sẽ phức tạp, tốn kém hơn.

Về điều trị bệnh vôi mắt, chỉ cần làm tiểu phẫu lấy vôi. Bác sĩ sẽ gây tê vùng kết mạc, dùng mặt vát của kim chích để nạo vôi. Sau khi lấy vôi xong, bệnh nhân được cho dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm.

Cách phòng tránh bị sạn vôi ở trẻ

Người từng bị sạn vôi ở mắt cần lưu ý giữ vệ sinh mắt tốt để tránh bệnh tái phát.

Với người chưa mắc bệnh, để phòng tránh bệnh, các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyên khi đi ra đường nhiều gió bụi nên đeo kính bảo vệ mắt. Khi về nhà nếu mắt bị đỏ nên nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Tránh không nên đưa tay lên dụi mắt khi thấy ngứa hoặc theo thói quen.

Chính bàn tay sẽ đưa thêm vi khuẩn từ ngoài vào mắt làm nặng hơn những bệnh đau mắt thông thường. Nếu mắt bị viêm, đỏ không bớt sau khi nhỏ nước muối sinh lý, cần đi khám bác sĩ để dùng đúng thuốc.

Khi trẻ bị sạn vôi nên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện mắt chuyên khoa gần nhất để bác sĩ khám và kiểm tra tình trạng mắt cho bé.

Sạn vôi ở mắt là một trong những bệnh lý về mắt ở dạng lành tính. Bệnh lý này có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, khi sạn vôi ít hoặc nhỏ có thể người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng gì và tình cờ chỉ phát hiện khi đi khám mắt. Vậy sạn vôi có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị?

1. Tìm hiểu về sạn vôi ở mắt

Sạn vôi ở mắt là tình trạng lắng đọng chất calci ở bên dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu. Nó có thể bao gồm một hoặc nhiều sạn vôi ở mí mắt một bên hoặc ở cả hai bên mắt. Sạn vôi có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân cho đến này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta vẫn cho rằng nó liên quan đến cơ địa của mỗi người.

Sạn vôi có thể lắng đọng nhiều vị trí trong cơ thể nhưng do ở mắt người dễ nhìn thấy và dễ phát hiện được triệu chứng nhất cho nên người bệnh nhanh chóng phát hiện được ra bệnh cũng như điều trị kịp thời. Nếu như, sạn vôi ít hoặc ở kích thước nhỏ có thể sẽ không có triệu chứng gì, người bệnh sẽ chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám mắt. Nếu như, sạn vôi nhiều hoặc kích thước to thì triệu chứng thường gặp đó là cộm, xốn mắt cảm giác giống như cát rơi vào mắt và khiến cho bệnh nhân phải chớp mắt nhiều lần, dụi mắt, thị lực vẫn ở trạng thái bình thường.

Vì sao mắt bị sạn vôi

Sạn vôi ở mắt là tình trạng lắng đọng chất calci ở bên dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu

2. Nguyên nhân gây ra sạn vôi ở mắt là gì?

Nguyên nhân gây ra sạn vôi ở mắt xuất phát từ sự lắng đọng canxi ở kết mạc mi mắt. Khi quá trình lắng đọng canxi lâu ngày sẽ khiến trên vùng mí mắt xuất hiện các cục sạn vôi nhỏ li ti và theo thời gian các hạn sạn này có xu hướng bị đẩy ra ngoài và làm cho bệnh nhân có biểu hiện bị chói, cộm, nhức mắt, nhất là mỗi lần chớp mắt sẽ càng cảm thấy thấy nhức.

Khi có hiện tượng này xảy ra, người bệnh nên đi khám ngay tại các chuyên khoa mắt, vì bắt buộc phải phải dùng dụng cụ y tế để nạo bỏ sạn vôi trong mắt thì người bệnh mới có thể hết được hiện tượng cộm, chói. Có những trường hợp, vì số lượng các hạt sạn vôi li ti nhiều cho nên phải lấy nhiều lần mới hết. Vì thế, khi bạn thấy mắt vẫn còn khó chịu sau khi điều trị, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra lại, xem các hạt sạn vôi đã thực sự được lấy ra được hết hoàn toàn hay chưa.

Vì sao mắt bị sạn vôi

Khi mắc phải sạn vôi ở mắt sẽ làm cho bệnh nhân có biểu hiện bị chói, cộm, nhức mắt, nhất là mỗi lần chớp mắt sẽ càng cảm thấy thấy nhức

3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sạn vôi ở mắt

3.1 Phương pháp điều trị sạn vôi

Việc tiến hành điều trị bệnh vôi mắt sẽ được thực hiện bằng phương pháp tiểu phẫu lấy vôi. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng kết mạc, sử dụng mặt vát của kim chích để nạo vôi. Sau khi đã lấy vôi xong, người bệnh được bác sĩ chỉ định cho sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm.

Những người bệnh khi đã được chẩn đoán là sạn vôi thì nên thực hiện đi khám mắt định kỳ và lấy sạn vôi theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự lý lấy tại nhà tránh nguy cơ làm ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Việc tiến hành lấy sạn vôi nếu như được thực hiện đúng thời điểm sẽ diễn ra vô cùng đơn giản, nhanh chóng, ít gây ra đau đớn.

Người bệnh cũng cần ghi nhớ rằng, sau khi đã được lấy sạn vôi, cần nhỏ thuốc theo đúng chỉ định và khung thời gian của bác sĩ yêu câu, không tùy tiện sử dụng các loại thuốc khác nhau để thay thế.

Vì sao mắt bị sạn vôi

Sau khi thăm khám người bệnh sẽ được thực hiện điều trị bằng phương pháp tiểu phẫu lấy sạn vôi

3.2 Phương pháp phòng ngừa bệnh sạn vôi

Để phòng ngừa bệnh sạn vôi ở mắt cũng như nguy cơ tái phát sau điều trị, người bệnh cần lưu ý những điểm quan trọng như sau:

– Mặc dù tỷ lệ biến chứng của sạn vôi không cao nhưng lâm sàng vẫn có nhiều trường hợp nặng, như là: viêm giác mạc, loạn thị, sẹo giác mạc. Để phòng tránh được các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh không nên tự ý điều trị và cần đến khám bác sĩ khi thấy mắt có dấu hiệu bất thường.

– Với những người chưa mắc bệnh, để phòng tránh bệnh, các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyên rằng: nên sử dụng kính bảo vệ mắt khi đi đường có nhiều gió bụi . Khi trở về nhà nếu mắt bị đỏ thì nên nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt.

– Tránh việc đưa tay lên dụi mắt khi thấy ngứa hoặc dụi mắt theo thói quen. Bởi vì chính bàn tay sẽ trực tiếp đưa thêm vi khuẩn từ bên ngoài vào mắt làm tình trạng trở nên nặng hơn những bệnh đau mắt thông thường, việc dụi mắt và chà xát cũng gây tổn thương bề mặt nhãn cầu.

– Nếu mắt bị viêm, đỏ không thuyên giảm sau khi đã nhỏ nước muối thì bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt càng sớm càng tốt.

4. Điều trị bệnh lý về mắt ở đâu uy tín, chất lượng nhất

Điều trị sạn vôi ở mắt nói riêng và điều trị các bệnh lý về mắt nói chung là một trong những việc mà bạn nên cân nhắc thật kỹ địa điểm thăm khám và điều trị. Mặc dù, bệnh lý này không gây ra các hệ lụy quá mức nguy hiểm như là ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Tuy nhiên, để điều trị được dứt điểm sẽ yêu cầu rất lớn ở trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như hệ thống cơ sở vật chất tại nơi điều trị.

Một trong những địa điểm thăm khám và điều trị mắt uy tín mà bạn có thể tham khảo đó chính là Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI với những ưu điểm nổi bật như sau:

– Đội ngũ y bác sĩ nhãn khoa trình độ chuyên môn cao, điều trị thành công hàng ngàn ca bệnh khó.

– Chú trọng đầu tư vào hệ thống thiết bị máy móc, lựa chọn những loại máy móc tiên tiến bậc nhất hiện nay và được đồng bộ cùng với nhau như là: máy sinh hiển vi phẫu thuật mắt, máy laser quang đông võng mạc, máy chụp cắt lớp võng mạc,…

– Có nhiều cơ sở xung quanh khu vực Hà Nội, tọa lạc ở các vị trí đắc địa giúp người bệnh thuận tiện trong việc lựa chọn địa điểm thăm khám cũng như chủ động trong quá trình đi lại.

– Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo, cẩn thận như người nhà

– Không gian bệnh viện, phòng khám sang trọng, rộng rãi và thoáng mát.

Vì sao mắt bị sạn vôi

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI – Địa điểm điều trị nhiều bệnh lý ở mắt uy tín, chất lượng nhất

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này của chúng tôi đã giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý sạn vôi ở mắt. Nếu như có vấn đề nào còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu về các gói khám mắt cũng như các chương trình ưu đãi đi kèm tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, hay nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhé.