Các yếu tố thị trường là gì


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG, CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT I. Thị trường và công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp.

1. Thị trường và các yếu tố cấu thành.


1.1 Khái niệm thị trường của doanh nghiệp thương mại a. Khái niệm
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với khái niệm phân công lao động xã hội. Ở đâu có phân cơng lao động  thì ở đó có thị trường.
Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hố, khái niệm thị trường có nhiều biến đổi và ngày càng được hoàn thiện.
Ban đầu, người ta quan niệm thị trường đơn giản chỉ là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá của các chủ thể kinh tế. Như vậy, theo quan niệm này
thị trường được xem như các chợ của làng, của địa phương. Khi thị trường phát triển đa dạng cách hiểu này không phản ánh hết bản chất của thị trường.
Theo Philip Kotler trong tác phẩm về Marketting:  Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng
và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Theo quan niệm này, Philip Kotler  phân chia người bán thành ngành sản xuất còn người
mua thì họp thành thị trường. Theo các nhà kinh tế Việt nam, ở phạm vi của doanh nghiệp thương mại,  Thị
trường được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm
năng của mình có thể mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu trên của khách hàng

b. Phân loại:


Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Liên Hương
Theo giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại của PGS.TS Hoàng Minh Đường và PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc thì thị trường được phân chia như sau:
Căn cứ vào đối tượng mua bán trên thị trường, người ta chia thị trường thành các loại:
- Thị trường hàng hoá - Thị trường dịch vụ
- Thị trường sức lao động - Thị trường tiền tệ
Căn cứ vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp, trên thị trường bao gồm: - Thị trường đầu vào
- Thị trường đầu ra Theo phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, thị trường gồm:
- Thị trường địa phương - Thị trường toàn quốc
- Thị trường khu vực - Thị trường quốc tê
Theo mức độ quan tâm đến thị trường của doanh nghiệp, người ta chia ra các thị trường là:
- Thị trường chung - Thị trường sản phẩm
- Thị trường thích hợp - Thị trường trọng điểm
Theo mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp: - Thị trường hiện tại
- Thị trường tiềm năng Theo mức độ cạnh tranh trên thị trường:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Thị trường độc quyền
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Liên Hương
- Thị trường cạnh tranh - độc quyền hỗn tạp Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp thị trường bao gồm
các loại: - Thị trường chính
- Thị trường khơng phải là chính Căn cứ vào tính chất sản phẩm khác nhau trên thị trường chia thành:
- Thị trường của các sản phẩm thay thế - Thị trường của các sản phẩm bổ sung
Như vậy, có nhiều cách phân chia thị trường khác nhau, tuỳ theo các giác độ mà ta nhìn nhận thị trường theo các cách khác nhau.

1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường


Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cũng giống như thị trường trong nước nó bao gồm bốn yếu tố: Cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh. Các yếu tố này luôn
biến động rất phức tạp và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế phải nghiên cứu kỹ các yếu tố đó trước
khi đưa ra quyết định kinh doanh. Cung của một mặt hàng nào đó trên thị trường thế giới là số lượng hàng hoá
mà các nhà cung ứng trong và ngoài nước tung ra trên thị trường. Số lượng các nhà cung ứng trên thị trường là rất lớn vì vậy người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn trong
việc lựa chọn sản phẩm và phương thức cung ứng. Các nước cơng nghiệp phát triển, họ có lợi thế về vốn và Cơng nghệ vì vậy họ
thường xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ, kỹ thuật cao. Còn với những nước phát triển chậm hơn thì có lợi thế và lao động và tài nguyên nên họ
thường xuất khẩu những mặt hàng có nhiều hàm lượng lao động và tài nguyên. Cầu về một mặt hàng là  nhu cầu, mong muốn của khách hàng về hàng hố
nào đó mà họ có khả năng và sẵn sàng trả tiền để thoả mãn các nhu cầu. Cầu trên thị trường là rất đa dạng , phong phú. Có thể chia thành các loại sau: Cầu của nhà
sản xuất; Cầu của nhà thương mại và cầu của người tiêu dùng cuối cùng.
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Liên Hương
Hiện nay, khoa học kỹ thuật rất phát triển vì vậy các loại hàng hóa thay thế được sản xuát ra nhiều điều đó ảnh hưởng lớn tới vòng đời của sản phẩm và cầu
của doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hố đó. Ngồi ra, các yếu tố văn hoá, xã hội, điều kiện tự  nhiên cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới cầu của sản
phẩm. Giá cả trên thị trường quốc tế là biểu hiện giá trị của sản phẩm trên thị
trường, giá đó phải là giá của những giao dịch thơng thường không kèm theo bất kỳ một điều kiện thương mại đặc biệt và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Trong thức tế, giá cả chịu ảnh hưởng của các yếu tố rất phức tạp + Nhân tố chu kỳ: đó là sự vận động có tính quy luật của nền kinh tế.
+ Khách hàng: tác động lên giá cả bởi khả năng mua của họ, sự bằng lòng mua, vị trí của sản phẩm trong lối sống của họ, giá cả của sản phẩm thay thế.
+ Cạnh tranh: cạnh tranh làm cho giá cả rẻ hơn.Thường cạnh tranh tác động lên giá cả thông qua số lượng các doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng,
quy mô của các doanh nghiệp, sự khác biệt sản phẩm của doanh nghiệp và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Cung cầu: là những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến giá cả vì liên quan đến cung cầu là số lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường và nhu cầu hàng
hố đó trên thị trường. + Lạm phát: làm đồng tiền mất giá vì vậy nó làm ảnh hưởng tới giá cả của
hàng hoá trên thị trường đó. + Nhân tố thời vụ: Tính thời vụ ảnh hưởng tới giá cả qua sự tác động của thời
vụ sản xuất. Nếu trong thời vụ hàng hoá sẽ sản xuất nhiều hơn tức cung nhiều hơn. Ngoài các yếu tố trên, giá cả quốc tế của hàng hoá còn chịu tác động của các
yếu tố khác như: các chính sách của chính phủ, tình hình an ninh, chính trị của các quốc gia,...
Cạnh tranhh: Là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh bao gồm: cạnh tranh giữa người bán với người bán, người mua với người mua và người
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Liên Hương
bán với người mua. Cạnh tranh góp phần quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển. Thông qua cạnh tranh, người sản xuất, nhà thương mại và người tiêu dùng sẽ có
những sự cải thiện tích cực trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
2. Công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp kinh doanh 2.1. Phát triển thị trường là công việc cần thiết đối với doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường tạo ra những điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tuy nhiên nó cũng đặt ra những thách thức lớn cho các đối
tượng tham gia vào kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự phát triển khơng ngừng. Doanh nghiệp tham gia thị trường xuất nhập khẩu theo đuổi rất nhiều các mục
tiêu khác nhau tuỳ vào thời điểm và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường như: mục tiêu an toàn, thế lực, lợi nhuận. Tuy nhiên mục tiêu cơ bản và lâu dài đó là
lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận doanh nghiệp cần phải tiêu thụ được hàng hoá, hàng hoá tiêu thụ được càng nhiều thì sẽ mang về lợi nhuận càng lớn. Do vậy phát
triển thị trường là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công trong kinh doanh và tận dụng tốt nhất các cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà thị trường đem
lại. Khi thị trường trong nước cạnh tranh quá gay gắt hoặc nhu cầu nội địa quá
nhỏ bé thì việc đẩy mạnh xuất khẩu là biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phát triển thị trường xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp khai thác tối
đa lợi thế so sánh do sản xuất trong nước đem laị. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là rất khắc nghiệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát triển để theo kịp sự
phát triển của thị trường nếu không sẽ bị đào thải. Một trong những cách hữu hiệu nhất để doanh nghiệp tồn tại đó là đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu.. Việc
phát triển thị trường xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng thị phần, tăng doanh thu, lợi nhuận và đặc biệt là tăng uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường
tạo điều kiện cho sự phát triển trong tương lai.

2. 2 . Những nội dung chủ yếu của Công tác phát triển thị trường.