Các nước g7 bao gồm những nước nào năm 2024

G7 là một nhóm không chính thức gồm các quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu là Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Chức chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh G7 được luân phiên giữa 7 thành viên và năm nay đến lượt Nhật Bản đăng cai.

Các nước g7 bao gồm những nước nào năm 2024
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: Reuters

Từ sự xuất hiện của các nước đang phát triển quan trọng đến những lo lắng về an ninh, bao gồm cả những căng thẳng ở khu vực và ở châu Âu, G7 lần này có nhiều điểm đặc biệt hơn so với các cuộc gặp trước đó.

Ngoài 7 thành viên chính thức của G7, hai đại diện của Liên minh châu Âu cũng tham dự Hội nghị. Và theo thông lệ trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo của một số quốc gia không thuộc G7 và các tổ chức quốc tế cũng sẽ tham dự một số phiên họp.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên diễn ra vào năm 1975, khi Pháp đăng cai tổ chức cuộc họp Nhóm Sáu nước (G6) khi đó để thảo luận về việc giải quyết suy thoái kinh tế sau lệnh cấm vận dầu mỏ của Ảrập Xêút. Canada trở thành thành viên thứ bảy một năm sau đó. Nga từng tham gia để thành lập G8 vào năm 1998 nhưng sau đó đã bị trục xuất sau khi Moscow sáp nhập Crimea năm 2014.

2. Những quốc gia nào sẽ tham dự?

Năm nay, Nhật Bản đã mời các nhà lãnh đạo của 8 quốc gia bên ngoài khuôn khổ G7 gồm Australia, Brazil, Comoros, Quần đảo Cook, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam. Điều này thể hiện tầm nhìn của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida về việc tiếp cận các nước đang phát triển ở Nam bán cầu.

Thị phần của các nước G7 trong hoạt động kinh tế toàn cầu đã giảm xuống còn khoảng 30% so với khoảng 50% của bốn thập kỷ trước. Các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đã đạt được những thành tựu to lớn, đặt ra câu hỏi về mức độ phù hợp của G7 và vai trò của tổ chức này trong việc dẫn dắt nền kinh tế thế giới ngày càng phụ thuộc vào tăng trưởng ở các quốc gia kém giàu có hơn.

Ngoài ra, lãnh đạo của 7 tổ chức quốc cũng được mời tham dự, bao gồm: Liên Hợp Quốc, Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới cũng được mời.

3. Tại sao là Hiroshima?

Hiroshima là quê hương của Thủ tướng Kishida. Khi lựa chọn địa điểm này, ông Kishida đã nhấn mạnh đặt quyết tâm đặt giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh năm nay.

Nhật Bản, được bảo vệ bởi chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ, cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích rằng cam kết giải trừ hạt nhân của họ là một lời hứa suông. Ông Kishida đang cố gắng tạo ra một lộ trình thực tế giữa thực tế khắc nghiệt hiện tại và lý tưởng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Vào ngày 19.5, Thủ tướng Kishida sẽ chào đón các nhà lãnh đạo đến Công viên Hòa bình Hiroshima. Ông cũng có kế hoạch hộ tống các nhà lãnh đạo tới bảo tàng bom A, trong chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ các quốc gia hạt nhân. Dự kiến các nhà lãnh đạo cũng sẽ cuộc gặp gỡ những người còn sống sót sau thảm họa bom nguyên tử.

“Tôi tin rằng bước đầu tiên hướng tới nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân là cung cấp trải nghiệm trực tiếp về hậu quả của vụ đánh bom nguyên tử”, ông Kishida cho biết trong chuyến thăm tới Hiroshima tuần trước để giám sát công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh.

4. Nội dung thảo luận hàng đầu là gì?

Dự kiến, cuộc chiến ở Ukraine sẽ là một trong những nội dung nổi bật của hội nghị khi các nhà lãnh đạo G7 cam kết tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy dự kiến sẽ tham dự phiên họp bằng phương pháp trực tuyến.

Các nhà lãnh đạo cũng sẽ tập trung vào những diễn biến an ninh trong khu vực gần đây liên quan đến Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên; cũng như khả năng tăng cường hợp tác để giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng và kinh tế vào Trung Quốc.

Ngoài ra, để tăng cường sự hợp tác giữa G7 với các quốc gia Nam bán cầu, G7 sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các quốc gia này về y tế, an ninh lương thực và cơ sở hạ tầng...

5. Sự kiện bên lề có gì đáng chú ý?

Một trong những sự kiện được theo dõi chặt chẽ bên lề hội nghị thượng đỉnh và việc Thủ tướng Nhật Bản Kishida sẽ gặp gỡ Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol để thảo luận về hợp tác an ninh 3 bên chặt chẽ hơn, có thể bao gồm cả khả năng răn đe hạt nhân mạnh mẽ hơn.

Nhà lãnh đạo Nhật-Hàn sẽ cùng nhau bày tỏ lòng kính trọng tại đài tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử người Triều Tiên ở Hiroshima trong một cử chỉ xây dựng lòng tin khi hai nước hàn gắn mối quan hệ căng thẳng do tranh chấp bắt nguồn từ chế độ thực dân Nhật Bản 1910-1945 trên Bán đảo Triều Tiên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 22-25/11 - Ảnh: VGP

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19 đến ngày 21/5/2023.

Sự coi trọng của Nhóm G7 và nước Chủ tịch với Việt Nam

Nhóm G7 được thành lập vào năm 1976, là một liên minh gồm 7 nước có nền công nghiệp tiên tiến: Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy. Cùng với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), G7 đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu.

G7 còn là tập hợp tiếng nói, phản ánh quan điểm tương đồng và lợi ích của các quốc gia phát triển trong giải quyết các vấn đề chung về an ninh quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận giải quyết thách thức toàn cầu. Các thành viên nhóm G7 sở hữu tổng cộng hơn một nửa giá trị tài sản thế giới, thường xuyên chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, với thị trường khoảng 10% tổng dân số thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức hàng năm, tập trung trao đổi, thúc đẩy, giải quyết các vấn đề toàn cầu từ kinh tế, chính trị, xã hội, gồm tài chính, tăng trưởng, công nghệ, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, dịch bệnh, bình đẳng giới, các điểm nóng, xung đột trên toàn cầu…

Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G7, với sự tham dự của các nước và tổ chức quốc tế khách mời, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham dự và đóng góp của các nước đang phát triển, đẩy mạnh quan hệ đối tác của G7 với các nước đang phát triển trong giải quyết các thách thức toàn cầu.

Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần thứ 49 diễn ra từ ngày 19-22/5 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, trong đó Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng từ ngày 20-21/5.

Khách mời của Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm lãnh đạo cấp cao của 8 quốc gia và 6 tổ chức quốc tế (Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á).

Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm 3 phiên, với các chủ đề: "Hợp tác xử lý đa khủng hoảng" (tập trung vào các chủ đề lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới), "Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững" (tập trung vào các chủ đề khí hậu, môi trường và năng lượng) và "Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng" (tập trung vào các chủ đề hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương).

Hội nghị dự kiến thông qua "Chương trình hành động Hiroshima về an ninh lương thực toàn cầu tự cường". Đây là lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng thông qua một văn kiện chung.

Đây là hội nghị đa phương quan trọng, diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, an ninh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến môi trường an ninh và phát triển của các nước. Hội nghị được Nhật Bản đăng cai tổ chức trong vai trò Chủ tịch Nhóm G7 năm 2023, đồng thời Nhật cũng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2024.

Ngày 20/3/2023, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng 2023. Đây là lần thứ 3 Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và là lần thứ hai theo lời mời của Nhật Bản.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng ngày 26-28/5/2016 tại Nhật Bản và Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng ngày 9/6/2018 tại Canada. Việt Nam cũng là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay.

Điều này cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản, Chủ tịch G7 năm 2023 nói riêng và Nhóm G7 nói chung với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực. Sự tham dự của Việt Nam khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử

Chuyến công tác của Thủ tướng tới Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh năm 2023 là năm hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).

Hiện, quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư số 3, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Trong 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước đạt trên 10,6 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022. Nhật Bản có 5.050 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 69,4 tỷ USD, đứng thứ 3 trong tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Về viện trợ phát triển chính thức ODA, Nhật Bản là nước cung cấp vốn vay bằng đồng yên cho Việt Nam lớn nhất, tổng giá trị vay tính đến hết năm tài khóa 2020 là 2.812,8 tỷ yên (tương đương 27,5 tỷ USD), chiếm hơn 26% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ).

Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất với việc Nhật Bản liên tục cung cấp ODA những năm gần đây cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã phái cử hơn 350.000 thực tập sinh sang Nhật Bản. Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với hơn 200.000 người.

Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 51.000 người. Nhật Bản đang hợp tác để nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao; đang hợp tác xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ; hỗ trợ Việt Nam dạy tiếng Nhật tại một số trường tiểu học, phổ thông cơ sở tại Hà Nội và TPHCM.

Năm 2019, lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đạt 951.962 người, đứng thứ 3, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Hiện có khoảng 23.000 công dân Nhật Bản tại Việt Nam.

Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, là một điểm sáng trong quan hệ hai nước thời gian qua, với hơn 70 văn bản hợp tác đã được ký kết và vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.

Hợp tác phòng chống COVID-19, Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam hơn 7,4 triệu liều vaccine, hơn 4 tỷ yên để cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện hệ thống y tế. Chính phủ, Quốc hội và địa phương ta hỗ trợ hơn 1,2 triệu khẩu trang cho Nhật Bản. Từ 11/10/2022, Nhật Bản đã nới lỏng quy chế cho phép khách du lịch Việt Nam nhập cảnh.

Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đạt 476.346 người (chiếm 16%, đứng thứ 2 sau Trung Quốc), theo thống kê của Bộ Tư pháp Nhật Bản, đến tháng 6/2022. Người Việt Nam hiện sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Nhật Bản.

Chuyến công tác làm việc tại Nhật của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự tin cậy, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển, đồng thời thúc đẩy các nội dung hợp tác trọng tâm như kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng...; tăng cường phối hợp, chia sẻ lập trường, hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Một trong những điểm nhấn trong chương trình chuyến công tác là Tọa đàm Kinh doanh Việt Nam-Nhật Bản với sự tham dự của hơn 50 tổ chức kinh tế, hiệp hội và doanh nghiệp Nhật Bản.

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản sẽ góp phần triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030.

Chuyến công tác sẽ truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm với hòa bình, phát triển và các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Nhóm G7 G20 là gì?

Danh sách thành viên G20 bao gồm: Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), nghĩa là toàn bộ thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7), cũng như các ...

G7 chiếm bao nhiêu phần trăm?

Theo dữ liệu của IMF, tỉ trọng của G7 trong GDP toàn cầu tính theo PPP đã giảm liên tục trong nhiều năm qua, từ 50,42% năm 1982 xuống còn 30,39% vào năm 2022. IMF dự báo con số này sẽ tiếp tục giảm, xuống còn 29,44% trong năm nay.

Lãnh đạo G7 là gì?

Nhóm G7 là diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới, bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada, các nhà lãnh đạo chính phủ những nước này gặp gỡ nhau hàng năm để bàn về kinh tế quốc tế và các vấn đề tiền tệ. Chức chủ tịch của nhóm G7 được các quốc gia thành viên lần lượt nắm giữ.

Gia nhập G7 là gì?

Nhóm G7 (viết tắt tiếng Anh: Group of Seven) là diễn đàn của 7 cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhóm này thành hình vào năm 1976, khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý.