Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản

Bệnh hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

Chẩn đoán và điều trị cơn hen phế quản cấp ở người lớn

   

1. BỆNH HEN PHẾ QUẢN:


Là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.  

2. CHẨN ĐOÁN:


2.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào 4 yếu tố sau: - Tiền sử bản thân, gia đình có bệnh dị ứng như chàm, mày đay, viêm mũi dị ứng, hoặc đã được chẩn đoán hen. - Cơn ho khò khè, khó thở, nặng ngực thường xuất hiện về đêm, tái phát nhiều lần nhất là khi có tiếp xúc với dị nguyên hoặc khi thay đổi thời tiết. Khi dùng thuốc giãn phế quản thì cơn cải thiện hoặc hết cơn. - Nghe phổi trong cơn khó thở có ran rít ran ngáy. - Đo lưu lượng đỉnh (PEF) ở những nơi có điều kiện trang bị dụng cụ đo (peak flow meter): PEF tăng bằng hoặc trên 20% so với trước khi dùng thuốc hoặc PEF thay đổi sáng - chiều bằng hoặc trên 20%, gợi ý chẩn đoán hen. Ngoài ra điều trị thử bằng thuốc kích thích bê ta 2 và corticoid dạng hít có kết quả (lâm sàng đỡ khó thở, phổi bớt hoặc hết ran, PEF cải thiện) cũng là một chứng cớ để chẩn đoán hen.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Cơn hen tim: Tiền sử có bệnh tim, tiền sử có khó thở khi gắng sức (khác với khó thở do hen phế quản thường liên quan tới thời tiết, các yếu tố dị ứng), nghe phổi có ran ẩm thêm vào ran rít ran ngáy, đo huyết áp thường cao nhiều. Nếu chưa phân biệt được chắc chắn, khi xử trí nên dùng thuốc kích thích bê ta đường xịt hoặc khí dung, tránh dùng đường uống. - Tràn khí màng phổi: Không có tiền sử khó thở, nghe phổi không có ran rít ran ngáy, có hội chứng tràn khí ở một bên phổi. - Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Tiền sử khó thở liên tục chứ không thành cơn, khó thở thường không bắt đầu từ nhỏ và thường nam giới nghiện thuốc lá nặng. - Viêm tiểu phế quản cấp: Thường kèm theo sốt, ho khạc đờm (hen phế quản ho thường là ho khan). - Dị vật đường hô hấp: ho sặc sụa, tím tái, khó thở.

3. XỬ TRÍ CƠN HEN CẤP TẠI TUYẾN XÃ:

Có 3 bước cần làm: - Đánh giá mức độ nặng của cơn hen; - Xử trí ban đầu; và - Đánh giá kết quả xử trí và hướng tiếp theo.

3.1. Đánh giá mức độ nặng của cơn hen: theo bảng sau

Dấu hiệu Cơn nhẹ Cơn trung bình Cơn nặng
Khó thở Nhẹ (nằm được) Vừa (tăng khi nằm) Nhiều (không nằm được)
Nói Bình thường Từng câu Từng từ
Tần số thở Chậm Chậm >30 lần/ph
Co kéo lõm ức Ít Ít Nhiều
Ran rít Ít (cuối kỳ thở ra) Nhiều Nhiều
Tần số tim <100 100-120 >120
Xử trí ban đầu Kích thích bê ta 2 dạng hít, có thể lặp lại 3 giờ/lần Kích thích bê ta 2 dạng hít và cân nhắc corticoid Kích thích bê ta 2 dạng hít và thêm corticoid
3.2. Xử trí ban đầu
3.2.1. Cơ số thuốc cần có: - Thuốc kích thích bê ta 2: Ở tuyến xã nên dùng salbutamol (Ventolin) dạng xịt hoặc dạng khí dung, salbutamol viên uống 4mg. - Prednisolon viên 5mg, mazipredone (Depersolon) ống tiêm 30mg và methylprednisolone ống tiêm 40mg (Tất cả đều có trong Danh mục thuốc dành cho tuyến xã).

3.2.2. Phác đồ xử trí:

- Salbutamol: Là thuốc đầu tay + Salbutamol dạng xịt: xịt họng 2 nhát liên tiếp (xịt khi bệnh nhân hít vào). Sau 20 phút nếu chưa đỡ, xịt thêm 2 - 4 nhát nữa. Trong vòng 1 giờ đầu có thể xịt thêm 2-3 lần nữa (mỗi lần 2-4 nhát). + Ở nơi có máy khí dung, có thể làm khí dung Ventolin 5mg thay cho thuốc dạng xịt. + Nếu không có thuốc dạng xịt, dùng dạng uống: Salbutamol 4mg uống 1 viên, sau 2 giờ có thể uống viên thứ 2 (liều trung bình 4 viên/ngày chia 4 lần) - Corticoid: Nếu dùng thuốc giãn phế quản tình trạng khó thở vẫn không đỡ, hoặc với cơn hen nặng, dùng thêm corticoid đường toàn thân: + Mazipredone (Depersolon) 30 mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch, hoặc + Methylprednisolon (Solu-Medrol) 40 mg x 1 -2 ống tiêm tĩnh mạch. + Lưu ý: Khi dùng aminophylline (Diaphyllin) tiêm tĩnh mạch để điều trị cơn hen phế quản, cần chú ý: o Chỉ dùng khi không có thuốc kích thích bê ta 2. o Tiêm chậm trong ít nhất 5 phút o Không dùng khi bệnh nhân đã dùng theophylline đường uống trước đó + Không cần dùng kháng sinh cho bệnh nhân hen, nếu không có nhiễm trùng phối hợp (biểu hiện bằng sốt, ho có đờm đục...)

3.3. Hướng giải quyết tiếp:


Bảng đánh giá đáp ứng điều trị ban đầu cơn hen ở tuyến xã:
Tốt Trung bình Kém
Hết các triệu chứng sau khi dùng thuốc kích thích bê ta và hiệu quả kéo dài trong 4 giờ Triệu chứng giảm nhưng xuất hiện trở lại <3 giờ sau khi dùng thuốc kích thích bê ta 2 ban đầu Triệu chứng tồn tại dai dẳng hoặc nặng lên mặc dù đã dùng thuốc kích thích bê ta 2
Xử trí tiếp Dùng thuốc kích thích bê ta 2 cứ 3-4 giờ/lần trong 1-2 ngày

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi.

Xử trí tiếp Thêm corticoid viên Tiếp tục dùng thuốc kích thích bê ta 2

Chuyển viện

Xử trí tiếp Thêm corticoid viên hoặc tiêm, truyền

Khí dung thuốc kích thích bê ta 2 và gọi xe cấp cứu chuyển viện.

Lưu ý: Nếu là cơn hen nặng, nên chuyển viện ngay sau khi dùng thuốc xử trí ban đầu, không chờ đánh giá đáp ứng điều trị.
Lược đồ tóm tắt xử trí cơn hen cấp ở tuyến xã: ---------------------------------------------- Tài liệu tham khảo: 1. Hướng dẫn điều trị tập 1 Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học 2005. 2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn. Bộ Y tế - 2009.

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Bệnh hen suyễn là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm nhưng thuốc điều trị hen phế quản có thể kiểm soát tốt được triệu chứng. Để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bệnh nhân cần tái khám định kỳ để theo dõi sát sao sự tiến triển của bệnh.

Bệnh hen suyễn là căn bệnh không thể điều trị triệt để, theo đó bệnh còn để lại nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe người bệnh.

Theo đó, việc ngăn ngừa tái phát và kiểm soát triệu chứng trong dài hạn là những yếu tố quyết định trong việc chặn đứng cơn hen trước khi căn bệnh bắt đầu. Theo đó, các phương pháp điều trị thường bao gồm nhận biết các nguyên nhân khởi phát bệnh, tiến hành các bước phòng tránh và theo dõi hơi thở để đảm bảo thuốc hen suyễn mà người bệnh dùng hàng ngày đang kiểm soát được các triệu chứng. Trong trường hợp cơn hen bùng phát, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc hít tác dụng nhanh, chẳng hạn như albuterol.

Thuốc điều trị hen suyễn có kiểm soát tốt được triệu chứng hay không phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, triệu chứng, yếu tố kích phát hen và loại thuốc nào có tác dụng kiểm soát hen tốt nhất.

Thuốc phòng ngừa kiểm soát hen dài hạn giảm viêm đường thở vốn gây triệu chứng. Thuốc hít định liều tác dụng nhanh (thuốc giãn phế quản) có tác dụng nhanh chóng mở rộng đường thở bị sưng nề gây khó thở. Trong một số trường hợp, thuốc chống dị ứng cũng rất cần thiết.

Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản

Tình trạng bệnh hen phế quản gay khó thở ở người bệnh

2.1 Thuốc kiểm soát hen dài hạn

Đây là những loại thuốc điều trị nền tảng cho hen suyễn, thường được uống hàng ngày. Những loại thuốc này kiểm soát hen suyễn hàng ngày và giảm nguy cơ cơn hen xuất hiện, bao gồm:

  • Corticosteroid dạng hít. Các loại thuốc chống viêm này bao gồm flnomasone (Flonase, Flovent HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler, Rhinocort), flunisolide (Aerospan HFA), ciclesonide (Alvesco, Omnaris, Zetonna), beclometasas furoate (Arnuity Ellipta). Người bệnh thường cần sử dụng các loại thuốc này trong nhiều ngày đến nhiều tuần trước khi thuốc có tác dụng tối đa. Không giống corticosteroid, những thuốc này có tác dụng phụ tương đối thấp và thường an toàn khi sử dụng lâu dài.
  • Thuốc ức chế Leukotriene. Những loại thuốc uống này - bao gồm montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate) và zileuton (Zyflo) - giúp giảm triệu chứng hen suyễn đến 24 giờ.

Trong những trường hợp hiếm hoi, những loại thuốc này có liên quan đến các phản ứng tâm lý, như kích động, nóng nảy, ảo giác, trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Người bệnh cần khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ phản ứng bất thường nào.

  • Các chất chủ vận beta tác dụng dài. Những loại thuốc hít này, bao gồm salmeterol (Serevent) và formoterol (Foradil, Perforomist), giúp mở rộng đường thở.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chúng có thể làm tăng nguy cơ lên cơn hen nặng, vì vậy chỉ dùng chúng kết hợp với một loại thuốc corticosteroid dạng hít. Và bởi vì những loại thuốc này có thể che giấu sự suy giảm hen suyễn, thuốc này không được sử dụng cho một cơn hen cấp tính

Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản

Thuốc corticosteroid dạng hít

  • Thuốc hít kết hợp. Những loại thuốc này - như flnomasone-salmeterol (Advair Diskus), budesonide-formoterol (Symbicort) và formoterol-mometasone (Dulera) - có chứa chất chủ vận beta tác dụng dài cùng với một corticosteroid. Vì những thuốc hít kết hợp này có chứa chất chủ vận beta tác dụng kéo dài, chúng có thể làm tăng nguy cơ người bệnh bị lên cơn hen nặng.
  • Theophylline. Theophylline (Theo-24, Elixophyllin, và những loại khác) là thuốc uống hàng ngày giúp mở đường thở (thuốc giãn phế quản) bằng cách làm giãn các cơ xung quanh đường thở. Loại thuốc này hiện không được sử dụng thường xuyên bằng những năm qua.

2.2 Thuốc cắt cơn nhanh

Đây là các loại thuốc được sử dụng khi cần để giảm các triệu chứng nhanh chóng trong thời gian ngắn trong cơn hen – hay trước khi tập thể dục tuỳ khuyến cáo của bác sĩ. Các loại thuốc tác dụng nhanh bao gồm:

  • Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn. Những thuốc giãn phế quản dạng hít tác động trong vòng vài phút để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trong cơn hen. Chúng bao gồm albuterol (ProAir HFA, Ventolin HFA, những loại khác) và levalbuterol (Xopenex).

Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn được dùng bằng cách sử dụng ống hít cầm tay hoặc máy phun sương - chuyển đổi thuốc trị hen suyễn thành màn sương mịn - để người bệnh hít vào qua mặt nạ hoặc ống ngậm.

  • Ipratropium (Atrovent). Cũng giống các loại thuốc giãn phế quản khác, Ipratropium có tác dụng nhanh để làm giãn đường thở ngay lập tức, giúp người bệnh dễ thở hơn. Ipratropium chủ yếu được kê cho khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính, nhưng đôi khi nó được sử dụng để điều trị các cơn hen suyễn.
  • Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch. Những loại thuốc này - bao gồm prednisone và methylprednisolone - làm giảm viêm đường thở do hen suyễn nặng. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài, vì vậy các loại thuốc này chỉ được sử dụng trên cơ sở ngắn hạn để điều trị các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng.

Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản

Thuốc Corticosteroid đường uống

Nếu cơn hen bùng phát, thuốc hít tác dụng nhanh có thể làm giảm các triệu chứng của người bệnh ngay lập tức. Nhưng nếu thuốc kiểm soát dài hạn của người bệnh hoạt động tốt, người bệnh không nên sử dụng thuốc hít giảm đau nhanh thường xuyên.

Người bệnh được khuyến cáo ghi lại số lượt sử dụng mỗi tuần. Nếu số lần cần sử dụng ống hít tác dụng nhanh thường xuyên hơn số lần bác sĩ khuyên dùng, hãy đi khám bác sĩ. Người bệnh có thể cần phải điều chỉnh thuốc kiểm soát hen dài hạn.

2.3 Thuốc chống dị ứng

Thuốc chống dị ứng được sử dụng trong trường hợp hen bị kích phát hoặc tiến triển nặng hơn do dị ứng, bao gồm:

  • Tiêm dị nguyên (Liệu pháp miễn dịch). Các mũi tiêm kháng nguyên qua thời gian sẽ dần dần giảm bớt phản ứng của hệ miễn dịch với các dị nguyên cụ thể. Người bệnh thường được tiêm mỗi tuần 1 lần trong vài tháng, sau đó là mỗi tháng 1 lần trong khoảng 3-5 năm.
  • Omalizumab (Xolair). Người bệnh bị dị ứng và hen suyễn nặng được tiêm thuốc này mỗi 2 đến 4 tuần. Loại thuốc này hoạt động bằng cách thay đổi hệ miễn dịch.

2.4 Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt

Phương pháp điều trị này không được áp dụng rộng rãi, mà chỉ dành cho những trường hợp hen suyễn nặng mà điều trị với corticosteroid dạng hít hay các loại thuốc hen tác dụng dài không hiệu quả.

Thường thì chỉnh hình phế quản bằng nhiệt đốt nóng đường thở từ bên trong bằng điện cực, làm giảm các cơ trơn bên trong đường thở. Phương pháp này giảm nguy cơ co thắt đường thở, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn và có thể giảm cơn hen.

Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản

Phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt

Phương án điều trị nên linh hoạt và dựa trên sự thay đổi của các triệu chứng, được đánh giá thông qua mỗi lần thăm khám với bác sĩ, nhờ vậy, các bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị thích hợp.

Ví dụ, nếu tình trạng hen suyễn của một người bệnh đang được khống chế tốt, bác sĩ có thể giảm số lượng và liều lượng thuốc. Nếu hen suyễn không được kiểm soát hoặc có xu hướng nặng hơn, bác sĩ sẽ tăng thuốc và khuyến cáo thăm khám thường xuyên hơn.

Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tạo bảng kế hoạch, ghi rõ thời điểm nào nên sử dụng loại thuốc nào, khi nào tăng liều khi nào giảm liều thuốc dựa theo triệu chứng. Kế hoạch này cũng nên bao gồm danh sách các yếu tố kích phát hen và các bước cần làm để tránh các yếu tố nguy cơ này.

Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản

Người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa

Có rất nhiều thứ trong môi trường xung quanh có thể gây cơn hen. Bằng cách kiểm soát các yếu tố này, người bệnh có thể giảm nguy cơ lên cơn hen. Các yếu tố thường gặp bao gồm:

  • Lớp sừng trên da vật nuôi: Nếu bạn không thể sống thiếu thú cưng, tối thiểu không nên cho chúng vào phòng ngủ.
  • Mặt bụi: Hãy giặt ga trải giường bằng nước nóng, hút bụi cho đồ nội thất, không sử dụng thảm nếu được. Bạn nên nhờ người khác hút bụi và dọn dẹp nhà cửa. Nhưng nếu bạn phải tự làm, hãy mang mặt nạ phòng bụi.
  • Phấn hoa và nấm mốc ngoài trời: Luôn đóng cửa sổ. Không nên ra ngoài từ cuối buổi sáng đến chiều.
  • Hút thuốc lá: Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy ngừng ngay, cũng như không để người khác hút thuốc trong nhà hay trong xe ô tô của bạn.
  • Con gián: Sử dụng hộp kín để đựng thức ăn và rác. Xử lý côn trùng trong nhà, nhưng bạn nên lưu ý tránh ở trong nhà cho đến khi khói tan hết.
  • Không khí lạnh: Giữ ấm cho mũi và miệng khi trời trở lạnh.
  • Nấm mốc trong nhà: Sửa đường ống bị rò rỉ, và làm sạch bề mặt bị mốc bằng thuốc tẩy.

Bệnh hen suyễn là căn bệnh mãn tính hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để, vì thế kiểm kiểm soát tốt cơn hen cũng như điều trị triệu chứng của bệnh rất quan trọng. Do đó người bệnh sử dụng thuốc điều trị hen phế quản cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Đối với người lành bệnh nếu thấy có những dấu hiệu bất thường hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn cần thăm khám sớm để kịp thời phát hiện bệnh.

Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết đối với mỗi người

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có gói tầm soát hen cho những bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản. Gói tầm soát bệnh hen phế quản của Vinmec giúp:

  • Tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát và điều trị bệnh
  • Thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng và sàng lọc hen phế quản.

Khi đăng ký Gói tầm soát hen phế quản, khách hàng sẽ được:

  • 01 lần khám có đặt hẹn trước với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng
  • 01 lần thực hiện các xét nghiệm tầm soát
  • Đo chức năng hô hấp
  • Đo FeNo
  • Nội soi tai mũi họng
  • Xét nghiệm dị nguyên

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị hiện đại để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt khi đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân không cần phải chờ đợi lâu, thời gian khám nhanh gọn và được đội ngũ cán bộ y tế giàu kinh nghiệm hướng dẫn kỹ càng việc sử dụng các các thuốc, các loại bình phun- xịt được thiết kế đặc biệt, hướng dẫn thay đổi lối sống một cách tích cực giúp bệnh nhân có thể dễ dàng tuân thủ quản lý điều trị bệnh hen phế quản của mình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: .mayoclinic.org, .webmd.com

Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều điều trị bệnh hen

Hướng dẫn sử dụng bình hít bột khô Turbuhaler điều trị Hen phế quản và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

XEM THÊM: