Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Bảng “Tần số” các giá trị của dấu hiệu – Bài tập sách giáo khoa Toán 7 tập II

ĐỀ BÀI:

Bài 5.

Trò chơi toán học: Thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và những bạn có cùng tháng sinh thì xếp thành một nhóm. Điền kết quả thu được theo mẫu ở bảng 10:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Bài 6.

Kết quả điều tra về con của 30 gia đình thuộc một thôn được cho trong bảng 11:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì ? Từ đó lập bảng “tần số”.

b) Hãy nêu một số nhận xét từ bảng trên về con số con của 30 gia đình trong thôn (số con của các gia đình trong thôn chủ yếu thuộc vào khoảng nào ? Số gia đình đông con, tức 3 con trở lên chỉ chiếm một tỉ lệ bao nhiêu ?)

Bài 7.

Tuổi nghề (tính theo năm) của một số công nhân trong một phân xưởng được ghi lại ở bảng 12:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?

b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét (số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào chủ yếu).

Bài 8.

Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại ở bảng 13:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát ?

b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét.

Bài 9.

Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của 35 học sinh được ghi trong bảng 14:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?

b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét.

Xem thêm: Thu thập số liệu thống kê, tần số –   Toán 7 lớp 7 tại đây.  

LỜI GIẢI, HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP SỐ:

Bài 5.

Hướng dẫn:

Tần số (n) là số bạn có cùng tháng sinh lần lượt từ 1 đến 12.

Giải:

Học sinh tự làm.

Bài 6.

Hướng dẫn:

Lập bảng “tần số ’:

Dạng bảng “ngang”:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Dạng bảng “dọc”:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Giải:

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu là: số con của mỗi gia đình. Lập bảng “tần số’:

Cách 1: Lập bảng “ngang”:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Cách 2: Lập bảng “dọc”:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

b) Nhận xét:

Số con của các gia đình trong thôn là từ 0 đến 4.

Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất (17/30).

Số gia đình có từ 3 con trở lên chỉ chiếm  5/30 .100%= 16,6%.

Bài 7.

a) Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân.

Số  các giá trị: 25

b) Lập bảng “tần số”:

Cách 1: Lập bảng “ngang”

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Cách 2: Lập bảng “dọc”:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Nhận xét:

– Có 25 giá trị trong đó có 10 giá trị khác nhau (tuổi nghề từ 1; 2;… đến 10 năm).

– Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm.

– Tuổi nghề cao nhất là 10 năm.

– Giá trị có tần số lớn nhất: 4.

– Chưa kết luận được tuổi nghề của số công nhân “chụm” vào một khoảng nào.

Bài 8.

Hướng dẫn:

Rút ra nhận xét về:

– Giá trị nhỏ nhất.

– Giá trị lớn nhất.

– Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu.

Giải:

a) Dấu hiệu: Điểm số  đạt được của mỗi lần bắn.

Xạ thủ đã bắn 30 phát.

b) Bảng “tần số”:

Cách 1: Lập bảng “ngang”:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Cách 2: Lập bảng “dọc”:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Nhận xét:

– Điểm thấp nhất: 7

– Điểm cao nhất: 10

– Số điểm 8và 9 chiếm tỉ lệ cao.

Bài 9.

Hướng dẫn:

Rút ra nhận xét về:

– Giá trị nhỏ nhất.

– Giá trị lớn nhất.

– Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu.

Giải:

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu: Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của mỗi học sinh.

Số các giá trị: 35.

b) Bảng “tần số”:

Cách 1: Lập bảng “ngang”:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Cách 2: Lập bảng “dọc”:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Nhận xét:

– Thời gian giải bài toán nhanh nhất: 3 phút.

– Thời gian giải bài toán chậm nhất: 10 phút.

– Số học sinh giải bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 1
  • Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 2
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 2
  • Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 1
  • Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 2

Sách giải toán 7 Bài 2: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu – Luyện tập (trang 12) giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 7 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 2 trang 9: Quan sát bảng 7. Hãy vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng: Ở dòng trên, ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần.

Lời giải

Ở dòng dưới, ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó.

Giá trị 98 99 100 101 102
Tần số 4 4 16 3 3

Bài 2: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu

Bài 5 (trang 11 SGK Toán 7 tập 2): Trò chơi toán học: Thống kê ngày, tháng, năm, sinh của các bạn trong lớp và những bạn có cùng tháng sinh thì xếp thành một nhóm. Điền kết quả thu được theo mẫu ở bảng 10:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tần số (n) N =

Bảng 10

Lời giải:

Ví dụ thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp như sau:

STT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh STT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh
1 Trần Anh 15 – 01 – 2010 16 Trần Quân 11 – 02 – 2010
2 Nguyễn Bình 02 – 11 – 2010 17 Bùi Quý 13 – 03 – 2010
3 Phạm Cường 05 – 02 – 2010 18 Phạm Thành 02 – 09 – 2010
4 Trần Đức 25 – 01 – 2010 19 Lê Tùng 19 – 05 – 2010
5 Nguyễn Đạt 27 – 11 – 2010 20 Bùi Trâm 10 – 03 – 2010
6 Lê Đình 14 – 03 – 2010 21 Tô Trang 11 – 04 – 2010
7 Hà Hương 06 – 10 – 2010 22 Hoàng Trang 16 – 10 – 2010
8 Phạm Linh 08 – 12 – 2010 23 Bùi Trang 26 – 10 – 2010
9 Trần Mai 11 – 03 – 2010 24 Hà Thảo 28 – 04 – 2010
10 Vũ Ngọc 16 – 11 – 2010 25 Vũ Thảo 05 – 09 – 2010
11 Phạm Như 30 – 04 – 2010 26 Mai Yến 01 – 08 – 2010
12 Trần Phương 01 – 06 – 2010 27 Phạm Xoan 02 – 07 – 2010
13 Nguyễn Phượng 27 – 07 – 2010 28 Nguyễn Xinh 15 – 06 – 2010
14 Vũ Quỳnh 30 – 08 – 2010 29 Trần Vũ 18 – 10 – 2010
15 Lê Quang 15 – 12 – 2010 30 Tô Vân 22 – 05 – 2010

Những bạn có cùng tháng sinh xếp thành một nhóm, ta có bảng sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tần số (n) 2 2 4 3 2 2 2 2 2 4 3 2 N=30

Bài 2: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu

Bài 6 (trang 11 SGK Toán 7 tập 2): Kết quả điều tra về số con của 30 gia đình thuộc một thôn được cho trong bảng 11:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

Bảng 11

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì? Từ đó lập ra bảng “tần số”.

b) Hãy nêu một số nhận xét từ bảng trên về số con của 30 gia đình trong thôn (số con của các gia đình trong thôn chủ yêu thuộc khoảng nào? Số gia đình đông con, tức có 3 con trở lên chỉ chiếm một tỉ lệ bao nhiêu?)

Lời giải:

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu: Số con của mỗi gia đình. Bảng “tần số” về số con

Số con 0 1 2 3 4
Tần số (n) 2 4 17 5 2 N = 30

b) Nhận xét:

– Số con của mỗi gia đình chủ yếu thuộc vào khoảng từ 0 đến 4 người con.

– Số gia đình đông con (từ 3 con trở lên) là 7 chiếm tỉ lệ: 7/30 tức 23,3%.

Bài 2: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu

Bài 7 (trang 11 SGK Toán 7 tập 2): Tuổi nghề (tính theo năm) của một số công nhân trong một phân xưởng được ghi lại ở bảng 12:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?

b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét (số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào chủ yếu).

Lời giải:

a) Dấu hiệu: tuổi nghề của công nhân trong một phân xưởng.

Số các giá trị: 25.

b) Bảng tần số về tuổi nghề

Tuổi nghề (năm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 1 3 1 6 3 1 5 2 1 2

Nhận xét:

– Số các giá trị của dấu hiệu: 25

– Số các giá trị khác nhau: 10, giá trị lớn nhất là 10, giá trị nhỏ nhất là 1.

– Giá trị có tần số lớn nhất là 4 (tần số của giá trị 4 là 6).

– Các giá trị thuộc vào khoảng chủ yếu từ 4 đến 7 năm.

Bài 2: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu

Luyện tập (trang 12 sgk Toán 7 Tập 2)

Bài 8 (trang 12 SGK Toán 7 tập 2): Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại ở bảng 13:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát?

b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét.

Lời giải:

a) Dấu hiệu: điểm số của mỗi lần bắn.

Xạ thủ đã bắn: 30 phát

b) Bảng “tần số”

Điểm mỗi lần bắn 7 8 9 10
Tần số (n) 3 9 10 8 N = 30

Nhận xét:

Xạ thủ đã bắn 30 phát, mỗi lần bắn điểm từ 7 đến 10, điểm bắn chủ yếu từ 8 đến 10, bắn đạt điểm 10 là 8 lần chiếm 26,7%.

Bài 2: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu

Luyện tập (trang 12 sgk Toán 7 Tập 2)

Bài 9 (trang 12 SGK Toán 7 tập 2): Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của 35 học sinh được ghi trong bảng 14:

Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu là gì

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?

b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét.

Lời giải:

a) Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán

Số giá trị khác nhau: 8

b) Bảng “tần số”

Thời gian (phút) 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 1 3 3 4 5 11 3 5 N = 35

Nhận xét:

– Thời gian giải một bài toán của 35 học sinh chỉ nhận 8 giá trị khác nhau.