Các bước đánh giá hiệu quả pr năm 2024

Kế hoạch PR (kế hoạch quan hệ công chúng) là một bản kế hoạch tổng thể chứa đựng các yếu tố quan trọng của doanh nghiệp như mục tiêu, đối tượng, chiến lược, ngân sách và đánh giá, giúp doanh nghiệp triển khai hoạt động truyền thông một cách hiệu quả

Các bước đánh giá hiệu quả pr năm 2024
Kế hoạch PR là gì ?

Một kế hoạch PR rõ ràng và chi tiết sẽ định hướng rõ hướng đi cho những người làm truyền thông đi đến mục tiêu cuối cùng. Việc này giúp cho quá trình thực hiện truyền thông diễn ra thuận lợi hơn.

2. Tổng hợp các bước lập kế hoạch PR thương hiệu

Các bước đánh giá hiệu quả pr năm 2024
7 bước lập kế hoạch pr cho doanh nghiệp

Để tạo ra một kế hoạch PR cho doanh nghiệp hoàn hảo và đi đúng hướng, bạn cần tận dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp đang có. Dưới đây là các bước lập kế hoạch PR được chuyên gia Marketing đề xuất giúp bạn tạo ra một chương trình quan hệ công chúng thành công và hiệu quả:

Bước 1: Xác định mục tiêu PR

Đây được xem là bước quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch PR hiệu quả. Trong bước này, bạn cần xác định xem mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới là gì? Mục tiêu này có phù hợp với doanh nghiệp không? Dưới đây là một số ví dụ về xác định mục tiêu PR.

  • Tăng độ nhận diện tới khách hàng mục tiêu
  • Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu

Trong bước tiếp theo bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? Vì mỗi đối tượng mục tiêu đều có những sở thích, sự quan tâm và mục tiêu riêng biệt. Vậy nên, việc xác định đúng đối tượng mục tiêu là vô cùng quan trọng.

Nếu nhầm lẫn trong việc xác định đối tượng mục tiêu bạn sẽ phải lập lại chiến lược và thông điệp ngay từ đầu, điều này sẽ ảnh hưởng và dẫn đến thất bại của toàn bộ kế hoạch truyền thông. Đối tượng mục tiêu được dựa trên các thông tin sau:

  • Phân tích đối tượng theo nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…)
  • Nghiên cứu hành vi, nhu cầu, rào cản của đối tượng.

Bước 3: Xây dựng chiến lược cho từng mục tiêu

Có thể thấy việc lập kế hoạch PR không thôi là chưa đủ, vì vậy bạn cần xem xét và đưa ra các chiến lược cũng như định hướng chính để thực hiện các mục tiêu mà doanh nghệp đã đề ra. Các chiến lược PR thương hiệu bao gồm phương thức giao tiếp, thông điệp mà bạn muốn truyền tải cũng như các hoạt động liên quan đến mục tiêu chiến dịch

Bước 4: Xác định chiến thuật

Việc xây dựng một chiến lược hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu ban đầu một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và công sức. Để triển khai kế hoạch PR thành công, người làm truyền thông cần xác định và thực hiện các chiến lược sau:

  • Chiến thuật viết: thông cáo báo chí, tạp chí nội bộ, brochures, báo cáo thường niên…
  • Chiến thuật nói: bài phát biểu, thảo luận trực tiếp, thông tin truyền miệng,…
  • Chiến thuật hình ảnh và đa phương tiện: truyền hình, mạng xã hội, phim ảnh, sách…

Bạn có thể tổ chức và phối hợp các chiến lược trên một cách sáng tạo để tạo ra nội dung đa dạng và ấn tượng hơn.

Bước 5: Thiết lập ngân sách của doanh nghiệp

Dự trù kinh phí là bước quan trọng không thể thiếu khi lập kế hoạch PR. Việc lập ngân sách cần được thực hiện một cách cụ thể và chi tiết nhằm định rõ hướng cho các hoạt động truyền thông, kêu gọi tài trợ và quyên góp. Kế hoạch ngân sách sẽ giúp giảm thiểu sai sót về chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó tăng tính hiệu quả cho chiến dịch PR.

Bước 6: Lên kế hoạch hành động

Kế hoạch hành động dựa vào mục tiêu, đối tượng, chiến thuật và các điều kiện cần thiết để thực hiện chiến dịch, bạn sẽ lên kế hoạch thực hiện chi tiết, khoa học và tối ưu. Vậy để lên một kế hoạch hoàn hảo hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Kế hoạch hành động dựa vào chiến thuật PR đã đề ra trước đó là gì?
  • Phương tiện nào sẽ được sử dụng để tiếp cận công chúng?
  • Thời điểm thích hợp để thực hiện hành động là khi nào?
  • Giao tiếp hiệu quả và thuyết phục như thế nào?

Bước 7: Đo lường và đánh giá

Đây là bước quan trọng quyết định sự thành công kế hoạch PR của doanh nghiệp. Việc đo lường giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chiến dịch đồng thời rút ra nhưng kinh nghiệm cho lần sau.

  • Các tiêu chí đo lường và đánh giá hiệu quả tác động đến hành vi, thái độ và nhận thức của công chúng.
  • Các hình thức đo lường và đánh giá bao gồm phiếu khảo sát, phỏng vấn sâu,…

3. Tổng hợp một số bản kế hoạch PR của các thương hiệu lớn

  • Chiến dịch PR của Samsung

Các bước đánh giá hiệu quả pr năm 2024
Chiến dịch PR bứt phá giới hạn vườn tầm thế giới của Sam Sung

SamSung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul, được thành lập năm 1938 bởi Lee Byung Chul. Với hoạt động đa ngành bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản và bán lẻ.

SamSung là một trong những thương hiệu công nghệ đắt giá nhất thế giới. Tập đoàn này có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Hàn Quốc, đóng góp khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.

Tham khảo các chiến dịch PR của SamSung tại đây

  • Chiến dịch PR của Pepsi

Các bước đánh giá hiệu quả pr năm 2024
Chiến dịch PR của PR mang lại hiệu ứng tích cực trên thế giới

Pepsi là một thương hiệu nước ngọt hương có ga nổi tiếng trên toàn thế giới, được thành lập vào năm 1898 và có trụ sở tại New York, Mỹ. Với hơn 100 năm phát triển, Pepsi hiện đã có mặt tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cung cấp những sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng.

Tham khảo bản kế hoạch PR mẫu của Pepsi tại đây

  • Chiến dịch PR của Apple

Các bước đánh giá hiệu quả pr năm 2024
Và không thể bỏ qua chiến dịch PR làm lên tên tuổi của Apple

Apple là một tập đoàn công nghệ được thành lập vào tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Từ một công ty máy tính non trẻ, Apple đã vươn lên trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong ngành công nghiệp công nghệ, ghi dấu ấn với những sản phẩm đột phá và thiết kế tinh tế. Nhờ vào sự đổi mới không ngừng nghỉ, Apple hiện đang ngự trị trên đỉnh cao danh sách các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới.

Tham khảo bản kế hoạch PR mẫu của Apple tại đây

4. Lời kết

Như vậy, MIC Creative đã chia sẻ tới bạn về các bước lập kế hoạch PR. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của kế hoạch quan hệ công chúng trong hoạt động Marketing, từ đó xây dựng chiến lược hiệu quả nhằm tạo dựng thương hiệu bền vững và lan tỏa hình ảnh đẹp ra cộng đồng.