Buy back contract là gì

Mua bán đối lưu (tiếng Anh: Countertrade) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhận về.

  • 26-09-2019Nghiệp vụ ngoại thương (Foreign Trade Techniques) là gì? Các nghiệp vụ ngoại thương trên thế giới
  • 26-09-2019Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) là gì? Sứ mệnh của tổ chức

Buy back contract là gì

Hình minh họa. Nguồn: study.com

Mua bán đối lưu

Khái niệm

Mua bán đối lưu hay còn gọi làbuôn bán đối lưu,mậu dịch đối lưu trong tiếng Anh là countertrade.

Mua bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhận về.

Như vậy, mua bán đối lưu thực chất chỉ là sự trao đổi hàng hóa giữa các bên tham gia. Đồng tiền chỉ đóng vai trò cơ bản là chức năng tính toán chứ không sử dụng vai trò là chức năng thanh toán. Người mua và người bán vừa phải làm thủ tục xuất hàng đi và làm thủ tục nhập hàng về.

Do đó, hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu. Xét dưới giác độ ngoại thương, thực chất đây là hoạt động trao đổi hàng hóa không làm tăng hay giảmcán cân thương mạicủa các quốc gia tham gia, hoạt động mua và bán chỉ là hình thức nên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đóng vai trò hỗ trợ cho quan hệ trao đổi đó.

Đặc trưng của mua bán đối lưu

Trong mua bán đối lưu, hàng hóa được trao đổi với nhau nên các bên tham gia chú trọng đến yêu cầu cân bằng. Yêu cầu về cân đối giữa nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên, cân bằng về giá cr và điều kiện giao dịch. Bản thân hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng đều được so sánh cân bằng. Do đó, đặc tính cân bằng của buôn bán đối lưu là:

- Cân bằng về mặt hàng

- Cân bằng về giá cả

- Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau

- Cân bằng về điều kiện giao hàng

Các loại hình mua bán đối lưu

Mua bán đối lưu có nhiều hình thức đa dạng. Dưới giác độ quản lí nhà nước thì đây là hoạt động độc lập cần kiểm soát hàng xuất đi và nhập về nên vẫn phải kê khai trị giá và số lượng.

Trong những tình huống kinh doanh cụ thể có thể có các trao đổi mang tính cân bằng nhưng có nhiều tình huống kinh doanh sẽ đạt tính cân bằng tương đối trên phạm vi tổng thể. Xét về bản chất, mua bán đối lưu có thể chia ra các hình thức sau:

- Hàng đối Hàng (Barter): là hình thức trong đó các bên cùng trao đổi trực tiếp hàng hóa, dịch vụ này lấy hàng hóa, dịch vụ khác.

- Mua đối lưu (Counter purchase):là việc một công ty giao hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng ở một nước khác cam kết sẽ nhận một số lượng hàng hóa xác định trong tương lai từ khách hàng ở nước đó.

- Mua bồi hoàn (Off-set):là hình thức trong đó một công ty xuất khẩu cam kết sẽ mua lại nhiều loại hàng hóa của nhiều khách hàng nhằm bồi hoàn giá trị tương đương với khoản hàng hóa đã giao.

- Chuyển nợ (Switch trading): là hình thức trong đó công ty xuất khẩu chuyển trách nhiệm cam kết đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài của công ty cho một công khác.

- Mua lại (Buy-back):là hình thức mua bán đối lưu trong đó công ty xuất khẩu bán một dây chuyền hay thiết bị máy móc cho khách hàng ở thị trường nước ngoài và nhận lại các sản phẩm được sản xuất ra từ dây chuyền hay thiết bị máy móc đó.

- Mua bán bù trừ (Compensation)

- Mua bán thanh toán hình thành (Clearing)

Ưu, nhược điểm của mua bán đối lưu

Hình thức mua bán đối lưu có những ưu điểm chính như sau:

- Hàng hóa trao đổi thường không sử dụng tiền tệ làm trung gian nên các bên không bị ảnh hưởng của vấn đề tỉ giá trong giao dịch ngoại thương. Nhân tố tỉ giá trong kinh doanh ngoại thương có ảnh hưởng vẫn lớn đến kết quả kinh doanh ngoại thương. Nếu giảm sự ảnh hưởng của nhân tố này tất yếu là lợi thế của hình thức mua bán đối lưu.

- Hình thức mua bán đối lưu không sử dụng tiền tệ làm trung gian thì vấn đề về chi phí giao dịch và thanh toán cũng giảm đi khá nhiều. Các bên tham gia mua bán đối lưu sẽ tiết kiệm được chi phí thanh toán và giao dịch với ngân hàng.

- Trên thực tế, mua bán đối lưu còn được sử dụng khi thiếu các điều kiện thực hiện mua bán thông thường như một bên thiếu ngoại tệ, do hàng hóa không được hoàn hảo, hàng tồn kho,... Do vậy, mua bán đối lưu dù cách thức trao đổi sơ khai nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trong ngoại thương nhằm thúc đẩy thương mại phát triển đa dạng.

Hình thức mua bán đối lưu có những nhược điểm sau:

- Hình thức mua bán đối lưu thể hiện rõ ở sự phức tạp về nghiệp vụ và nguyên tắc ứng dụng.

- Hình thức đối lưu gắn chặt giữa xuất khẩu và nhập khẩu nên nghiệp vụ phức tạp và khó khăn hơn. Người mua đồng thời là người bán nên có nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ hơn.

- Hình thức mua bán đối lưu có nhiều nguyên tắc đòi hỏi phải cân bằng nên phạm vi ứng dụng cho mọi loại hàng hóa có hạn chế. Hình thức cân bằng và định giá hàng của đối tác thường phát sinh mâu thuẫn như sự nhượng bộ hay áp đặt.

Mua bán đối lưu đòi hỏi phải công bằng tuyệt đối là rất khó và các bên thường chấp nhận ở mức độ tương đối. Chính vì lí do đó mà các hình thức mua bán đối lưu không phát triển mạnh ở các nước khuyến khích phát triển nền kinh tế thị trường.

(Theo Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Buy back contract là gì
Phương thức thanh toán quốc tế (International Payment Methods) trong ngoại thương là gì?

12-09-2019 Hợp đồng ngoại thương (International Trade Contracts) là gì?

Buy-back agreement có nghĩa là Thỏa thuận mua lại

  • Buy-back agreement có nghĩa là Thỏa thuận mua lại
  • Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Bất động sản.

Thỏa thuận mua lại Tiếng Anh là gì?

Thỏa thuận mua lại Tiếng Anh có nghĩa là Buy-back agreement.

Ý nghĩa - Giải thích

Buy-back agreement nghĩa là Thỏa thuận mua lại.

Đây là cách dùng Buy-back agreement. Đây là một thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Tổng kết

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Bất động sản Buy-back agreement là gì? (hay giải thích Thỏa thuận mua lại nghĩa là gì?) . Định nghĩa Buy-back agreement là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng Buy-back agreement / Thỏa thuận mua lại. Truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Mục lục bài viết

  • 1. Buyback là gì ?
  • 2.Nhà đầu tư mua trái phiếu
  • 2.1 Đối tượng mua trái phiếu
  • 2.2 Quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu
  • 3. Điều kiện chào bán trái phép
  • 4. Quy trình chào bán trái phiếu
  • 5. Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ theo quy định pháp luật

1. Buyback là gì ?

- Trong việc tái cấu trúc nợ nước ngoài, bản thỏa thuận bởi quốc gia nợ mua khoản vay hiện hành từ các ngân hàng chủ nợ theo giá thị trường hợp lý, vốn để mua khoản vay chưa trả, thường có chiết khấu cao so mệnh giá hay giá sổ sách, đến từ các nguồn khác nhau: lợi nhuận xuất khẩu, du lịch, và tiền vay trực tiếp hay viện trợ từ quỹ tiền tệ quốc và các cơ quan tín dụng quốc tế khác.

+ Buyback là Mua Lại.

+ Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế .

- Đề nghị của một công ty cổ phần mua lại cổ phiếu của chính nó từ các cổ đông, được thực hiện nhằm nâng giá cổ phiếu hay loại bỏ sự thôn tính của đối thủ.

- Hợp đồng mua lại.

2.Nhà đầu tư mua trái phiếu

2.1 Đối tượng mua trái phiếu

- Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.

- Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.

- Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu

- Tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành; hiểu rõ điều kiện, điều khoản trái phiếu và các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành trước khi quyết định mua và giao dịch trái phiếu.

- Tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu. Nhà nước không đảm bảo việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và các quyền khác cho nhà đầu tư mua trái phiếu.

- Hiểu rõ và tuân thủ quy định về đối tượng nhà đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định tại Nghị quy định của pháp luật liên quan.

2.2 Quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu

- Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định này; được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu.

- Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành.

- Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu; được sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật.

3. Điều kiện chào bán trái phép

Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

+ Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.

+ Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

+ Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

+ Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

- Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.

- Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

+ Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

+ Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.

+ Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.

+ Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

4. Quy trình chào bán trái phiếu

- Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty đại chúng và công ty không phải là công ty đại chúng; chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty không phải là công ty đại chúng (không bao gồm công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán):

+ Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chào bán trái phiếu theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

+ Doanh nghiệp công bố thông tin trước đợt chào bán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

+ Doanh nghiệp tổ chức chào bán trái phiếu theo các phương thức quy định tại Điều 14 Nghị định này. Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.

+ Doanh nghiệp phát hành thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

- Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty đại chúng; chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:

+ Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chào bán trái phiếu theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

+ Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ chào bán trái phiếu quy định tại điểm a khoản này đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, doanh nghiệp công bố thông tin trước đợt chào bán và tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này. Số tiền thu được từ đợt chào bán phải được chuyển vào tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc mở và sử dụng tài khoản phong tỏa áp dụng theo quy định đối với chào bán, phát hành chứng khoán và chào mua công khai quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, doanh nghiệp báo cáo kết quả chào bán theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 153/2020/NĐ-CP, kèm theo xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo kết quả chào bán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo cho doanh nghiệp phát hành, đồng thời đăng lên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được báo cáo kết quả chào bán.

+ Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nhận được báo cáo kết quả chào bán, doanh nghiệp phát hành được giải tỏa số tiền thu được từ chào bán.

+ Doanh nghiệp phát hành thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu.

- Doanh nghiệp thanh toán lãi, gốc trái phiếu và thực hiện chế độ công bố thông tin theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 Chương II Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

5. Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ theo quy định pháp luật

Theo quy định pháp luật trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:

+ Đấu thầu phát hành: là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.

+ Bảo lãnh phát hành: là phương thức bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành.

+ Đại lý phát hành: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu.

+ Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.

- Doanh nghiệp phát hành quyết định phương thức phát hành và công bố cho nhà đầu tư mua trái phiếu.

- Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính được phép cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và doanh nghiệp phát hành phải ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên. Nội dung hợp đồng cung cấp dịch vụ bao gồm trách nhiệm của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trong việc công bố đầy đủ, chính xác các thông tin cho nhà đầu tư theo phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt và chỉ bán trái phiếu cho nhà đầu tư đủ điều kiện mua trái phiếu quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

+ Trường hợp tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành cam kết với nhà đầu tư về việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng với nhà đầu tư (trong đó nêu rõ điều kiện, điều khoản về việc mua lại trái phiếu) và phải tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện các cam kết này.

- Tổ chức tư vấn về hồ sơ chào bán trái phiếu là công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán. Khi cung cấp dịch vụ, tổ chức tư vấn có trách nhiệm rà soát việc đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện chào bán và hồ sơ chào bán trái phiếu quy định tại Nghị định này và pháp luật chứng khoán, đồng thời chịu trách nhiệm về việc rà soát của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề về Mua lại ( Buyback) là gì ? Một số quy định về chào bán trái phiếu.Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàngcung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ emailTư vấn pháp luậtqua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./