Bình định có bao nhiêu trẻ bị đuối nước năm 2024

Cụ thể, ngày 23/11, một học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Định đã bị đuối nước, mất tích khi đi tắm biển. Nạn nhân là em H.T.N, 13 tuổi, trú tại phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn. Thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, em N cùng 6 người bạn rủ nhau đi tắm biển Quy Nhơn. Không may, trong lúc đang tắm, N bị sóng biển cuốn ra xa, mất tích. Khi phát hiện, nhóm bạn của N đã nhanh chóng đến trình báo sự việc với Công an phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã đến hiện trường triển khai công tác tìm kiếm. Tuy nhiên, do biển có sóng to nên quá trình tìm kiếm gặp không ít khó khăn. Hiện tại, em N vẫn chưa được tìm thấy.

Trước đó, ngày 22/11, một ngư dân cũng đã mất tích khi đang hành nghề khai thác hải sản trên biển. Nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Văn Xô (sinh năm 1986), trú thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ.

Báo cáo từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định cho biết, vào lúc 15 giờ ngày 22/11, anh Xô đi hành nghề lưới thúng ở khu vực vùng biển thôn Chánh Lợi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát. Đến 19 giờ cùng ngày, người nhà không thấy anh Xô về như thường lệ nên cùng với lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm thì phát hiện 1 thúng máy (đã bị hỏng một phần) cùng ngư lưới cụ trôi dạt vào bờ biển thôn Chánh Lợi. Đến tối 23/11, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy anh Xô.

Số trẻ em bị đuối nước ở tỉnh ta vẫn tiếp tục tăng, bất chấp nỗ lực của các địa phương và ngành chức năng. Dạy bơi cho trẻ vẫn là giải pháp hàng đầu để phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em.

Theo thống kê của Phòng Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB&XH), 9 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã có 38 trẻ tử vong do đuối nước, tăng 3 trường hợp so với 10 tháng đầu năm 2012.

Ông Trần Xuân An bên bàn thờ cháu nội.

Nhức nhối

Tôi đến thăm gia đình em Phạm Tuấn Vũ - ở đội 4, thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn - khi mọi người đang chuẩn bị mang mâm cơm ra bờ sông Côn cúng. Vậy là đã một tuần kể từ ngày cậu bé 12 tuổi này không còn trên cõi đời. Em được mai táng, thờ cúng ở quê nội (thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, thị xã An Nhơn). Theo anh Trần Quang Hoàng, dượng của Vũ, từ lúc sinh ra, em đã ở nhà ngoại, bởi ba mẹ quanh năm buôn bán ở Tây Nguyên.

Đến bây giờ, cậu của Vũ - anh Nguyễn Nhất Linh vẫn chưa thôi ám ảnh về buổi sáng 4.10, khi anh nhận được tin cháu chết đuối ở khúc sông gần nhà. “Nó mới đi mua rau về, cùng 3 đứa bạn đi chơi. Vậy mà, mới 8 giờ sáng, có người vào nhà la toáng lên, thằng bé đã chìm xuống sông. Tôi chạy ra sông, nước đục ngầu. Tìm kiếm cả ngày đêm, đến sáng hôm sau, xác cháu mới nổi lên”, anh Linh lạc giọng.

Trước đó chỉ một tuần, ở hồ Mương Chuông - thuộc thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát - cũng xảy ra một vụ đuối nước đau lòng. Nhóm học sinh Trường THCS Cát Nhơn rủ lên đây tắm, Đào Xuân Nhã (lớp 6A3) và Lê Thúy Hoa (lớp 6A2) bị sụp vào vùng nước sâu, chết đuối.

Cũng như Vũ, Nhã là con một, ba mẹ vào Sài Gòn làm nghề mua ve chai. Từ nhỏ, Nhã ở cùng ông bà nội ở đội 7, thôn Chánh Nhơn. Mắt rơm rớm, ông Trần Xuân An, ông nội của Nhã, kể: “Từ nhỏ đến giờ thằng nhỏ ngoan lắm, hết tiểu học vẫn là học sinh giỏi. Chiều hôm đó, cháu nó xin lên trường, tôi đâu biết mà ngăn, mà cản. Tôi vẫn hay đe, có đi đâu chơi cũng không được lên hồ Mương Chuông, bởi nhiều đứa trẻ đã chết đuối ở đó rồi. Vậy mà…”.

Người thầy giáo đã về hưu này như già hơn so với tuổi 61. Ông sửa soạn mâm cơm cúng cháu nội mà tay cứ run run. Ông bần thần bảo, vợ chồng ông còn nuôi một đứa cháu nữa, mà ba mẹ nó quanh năm bán trái cây ở Sài Gòn. Cảnh nhà túng bấn, nên cả hai con trai của ông đều không dám sinh đứa con thứ 2.

Trong số 38 trẻ em tử vong do đuối nước trong 9 tháng đầu năm nay, huyện Tuy Phước tiếp tục “dẫn đầu” với 10 trường hợp. Đáng chú ý, có đến 4 vụ đuối nước có cùng lúc 2 nạn nhân tử vong. “Chẳng ai muốn cái vị trí “dẫn đầu” này cả. Địa phương đã rất nỗ lực, nhưng vẫn không “kéo” xuống nổi. Sống ở vùng sông nước, không biết bơi, nhưng nhiều em lại thích tắm sông. Nhiều em còn rất nhỏ nhưng gia đình bất cẩn, không theo sát”, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tuy Phước Lê Trường Sơn tâm tư.

Cần tập trung cho hoạt động dạy bơi

Theo Hiệu trưởng Trường THCS Cát Nhơn Phạm Xuân Ánh, rất khó quản lý được học sinh sau giờ học. Trên địa bàn có nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, con cái giao cả cho ông bà ở nhà trông nom. Sau khi xảy ra vụ đuối nước làm 2 học sinh lớp 6 tử vong, Trường đã tăng cường tuyên truyền để các em cảnh giác hơn. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ nhất ở vùng trũng này vẫn là dạy bơi cho các em lại khó thực hiện.

“Phương án lý tưởng nhất là có một hồ bơi trong trường học, để duy trì tập luyện thường xuyên. Trường khá rộng rãi, chúng tôi sẵn sàng dành đất để xây hồ bơi, chỉ có điều rất khó huy động được kinh phí từ phụ huynh học sinh. Chúng tôi đã bàn bạc với Huyện đoàn, nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp khả quan”, thầy Ánh cho biết.

Trong khi đó, từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 4 lớp dạy bơi được tổ chức trên địa bàn huyện Tuy Phước, với 3 lớp được tổ chức ở bờ sông. Theo ông Lê Trường Sơn, việc tổ chức tập bơi trên sông không đảm bảo vệ sinh lẫn an toàn, nên phụ huynh không mấy mặn mà. Để tăng cường hiệu quả hoạt động dạy bơi cho trẻ em, quan trọng là phải có hồ bơi ở vùng khu Đông.

“Xây dựng hồ bơi nằm trong chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, thể dục thể thao. Sắp tới, chúng tôi sẽ làm việc với Phòng LĐ-TB&XH, Phòng GD&ĐT, Phòng VH-TT, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên… để cùng thống nhất về việc xây dựng hồ bơi, phục vụ nhu cầu tập bơi của người dân các xã vùng trũng”, ông Phạm Tích Hiếu, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, cho hay.