Chỉ số uv cao nhất là bao nhiêu năm 2024

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nắng nóng cao điểm là thời điểm mà chỉ số tia UV ở Hà Nội và Tia UV ở Sài Gòn ở mức cao, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là những người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng. Biết được thời điểm nào trong ngày cường độ tia UV mạnh nhất để chủ động phòng tránh.

1. Tia UV là gì? Tác hại của tia UV?

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại nó tồn tại kể cả khi trời mưa hay âm u, là tia có bước sóng thấp, tần số cao và không nhìn được bằng mắt thường.

Tia UV gồm ba loại A, B và C, trong đó tia UVC là tia có năng lượng lớn nhất gây hại cho cơ thể nhất tuy nhiên do sự hấp thụ của tầng ozone nên gần như toàn bộ tia UVC bị ngăn chặn. Tia UVA chiếm 95% lượng tia cực tím xuống trái đất và tia UVB chiếm 5%.

Tia UV có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chống còi xương, chữa một số bệnh ngoài da... Tuy nhiên nếu cường độ lớn và thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV có thể gây tác hại cho cơ thể.

Tác hại của tia cực tím đối với cơ thể:

Lão hóa da, làm thay đổi DNA của tế bào da có nguy cơ gây ung thư da, u hắc tố.

  • Gây say nắng, đen da.
  • Ảnh hưởng tới mắt khi tiếp xúc trực tiếp với mắt, nhẹ thì gây giảm thị lực tạm thời sau một thời gian tự hết, nặng hơn gây suy võng mạc, cườm mắt và có thể gây mất thị lực hoàn toàn.

Chỉ số uv cao nhất là bao nhiêu năm 2024

Tia cực tím gây hại cho không chỉ cho làn da mà cònlàm giảm cả thị lực

2. Tia UV có ở đâu?

Tia cực tím là bức xạ điện từ do ánh nắng mặt trời phát ra. Tia cực tím chiếm tới 10% trong lượng ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất.

  • Tia cực tím có ở ngoài trời nắng: Khi ta tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì tác động của tia mạnh nhất với da.
  • Tia cực tím có ở trong bóng râm: Khi trời có bóng râm , hay khi ta đứng ở chỗ có mái che hay ở bóng cây thì tia UV vẫn có tác động đến da, nhưng mức độ nhẹ hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Tia cực tím có thể xuyên qua kính và tác động đến cơ thể ngay cả khi ta ở trong những nhà kính.
  • Các nguồn tia UV nhân tạo: Có trong các loại đèn huỳnh quang, đèn halogen...

Thời điểm cường độ tia UV mạnh nhất là từ 10 giờ đến 15 giờ. Khoảng thời gian này chúng ta nên hạn chế tối đa việc di chuyển ngoài trời và khi cần thiết phải có các biện pháp phòng tia UV

Tia UV xuống mặt đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, độ cao, thời gian trong ngày, thời gian trong năm và độ che phủ ánh nắng của mây. Người ta đánh giá mức độ nguy hiểm của tia UV qua chỉ số tia UV, chỉ số tia UV càng cao khả năng gây ảnh hưởng tới cơ thể càng lớn.

Vào những ngày nắng nóng cực điểm thì chỉ số tia UV đang ở mức cao và có nguy cơ gây ung thư da cao. Chỉ số tia UV ở Hà Nội và Chỉ số tia UV ở Sài Gòn đạt mức khoảng 10-11 và có nguy cơ cao gây ảnh hưởng tới da và mắt khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

4. Biện pháp bảo vệ chống tia cực tím?

Chỉ số uv cao nhất là bao nhiêu năm 2024

Nếu phải ra ngoài, nên mặc áo chống nắng và đội mũ

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, nhất là thời điểm cường độ tia UV cao.
  • Nếu phải ra ngoài sử dụng mũ có vành rộng, che phu được khuôn mặt, sử dụng ô, đeo khẩu trang, mặc áo dài tay, sử dụng kem chống nắng. Đeo kính râm tránh mắt phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Nên đứng những vị trí có bóng râm để hạn chế tác động của tia UV.

Bước vào mùa hè thời gian mà lượng tia UV xuống trái đất lớn nhất trong năm nên chủ động phòng tránh hạn chế di chuyển ngoài trời nắng trong khoảng thời gian cường độ tia UV mạnh nhất và chủ động có các biện pháp phòng tránh khi ra ngoài trời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Cách dùng kem chống nắng cho trẻ nhỏ

XEM THÊM:

  • Cách chọn kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB
  • Kem chống nắng có chỉ số SPF cao nhất là bao nhiêu?
  • Tia UV là gì? Chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Ngày 17.5, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo về chỉ số cực đại tia cực tím (UV). Theo đó tại nhiều khu vực trên cả nước chỉ số tia UV nằm trên mức nguy cơ gây hại (9-10). Chỉ số UV tại TP.HCM dự báo ở mức 9 trong 3 ngày từ 17-20.5. Đây là ngưỡng cần hạn chế ra ngoài trời.

Ngoài ra dự báo tiềm năng cực đại chỉ số nhiệt tại TP.HCM cũng nằm ở mức rất nguy hiểm (41-54). Đây là mức rất có khả năng gây say nắng, kiệt sức, sốc nhiệt nếu tiếp xúc hoặc hoạt động thể chất kéo dài trong nắng nóng.

Chỉ số uv cao nhất là bao nhiêu năm 2024

Chỉ số UV ở mức rất cao theo dự báo của Weatheronline

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Theo trang dự báo thời tiết Accuweather, trong 4 ngày tới nhiệt độ TP.HCM từ 33 - 36 độ C. Chỉ số UV dao động từ 7-11, trong đó ngày 18.5 chỉ số này là 11. Đây là mức cực kỳ cao trong thang đo chỉ số tia UV, có nguy cơ gây hại cực cao, rất nguy hiểm, có thể gây tổn thương mắt, gây bỏng da, ức chế miễn dịch hay thậm chí là ung thư da nếu tiếp xúc trực tiếp thời gian dài với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp che chắn, bảo vệ cẩn thận.

Còn theo trang dự báo thời tiết Weatheronline, những ngày tới nhiệt độ trung bình tại TP.HCM là 35- 36 độ C, tia UV ở mức rất cao 9-10.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số UV dưới 2 là mức an toàn, từ 3-5 là mức vừa, 6-7 mức cao, 8-10 rất cao và 11 trở lên cực kỳ cao và nguy hiểm. WHO khuyến cáo với chỉ số UV từ 8 trở lên, mọi người cần tránh ra ngoài vào giữa trưa, nếu ở ngoài cần tìm bóng râm, mặc áo sơ mi dài tay, thoa kem chống nắng và đội mũ rộng vành.

Gia tăng bệnh về da do nắng nóng

Bác sĩ CK2 Nguyễn Mạnh Hà, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, cho biết trong thời tiết nắng nóng, lượng bệnh nhân đến khám gia tăng, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 2.000 - 2.500 lượt đến khám về da.

"Nắng nóng, cường độ tia UV cao ảnh hưởng trực tiếp đến da như viêm da ánh nắng, bỏng nắng, với bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, cháy nắng, bỏng nắng. Về lâu dài tổn thương tế bào thượng bì, tích luỹ gây ung thư da, một số bệnh lý da. Ngoài ra, các bệnh nhân có mắc một số bệnh nền sử dụng một số loại thuốc uống có các thành phần có thể làm tăng nhạy cảm với ánh sáng gây ra sạm cháy da", bác sĩ Hà chia sẻ.

Chỉ số uv cao nhất là bao nhiêu năm 2024

Khi ra ngoài trời nắng nóng cần mặc áo kín tay, che chắn kỹ

LÊ CẦM

Bác sĩ Trần Huyền Trâm, chuyên khoa Nội - Da liễu, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn cho biết, thời gian gần đây lượng bệnh tại phòng khám Da liễu của bệnh viện tăng cao, chủ yếu ở nhóm người lao động làm việc ngoài trời thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Phần lớn các trường hợp thăm khám do bệnh lý bỏng nắng da và các bệnh lý tăng sắc tố da.

Có bệnh nhân đến khám trong tình trạng da mặt bị bong tróc do cháy nắng vì tính chất công việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời thường xuyên và phần da lưng bị những mảng đỏ, bong vảy do thời tiết nắng nóng kéo dài.

Theo bác sĩ Trâm, tia UV chia làm 3 loại: UVA, UVB và UVC, xếp thứ tự nguy hiểm tăng dần từ UVA, đến UVB và nguy hiểm nhất là UVC. May mắn, tầng ozone đã hấp thụ hoàn toàn UVC - loại UV nguy hiểm nhất và hấp thụ 95% UVB, 5% UVA.

Phần UVA và UVB không được hấp thụ bởi tầng ozone là tác nhân gây nên các tổn thương da như làm lão hóa da, bỏng da, sắc tố trên da hay thậm chí là ung thư da. Những thương tổn trên da do tia UV gây ra mang tính chất tích lũy, nên khi tiếp xúc càng lâu và cường độ tia UV càng cao sẽ gây những thương tổn càng nhiều trên da.

Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt đối với những người lao động phải làm việc ngoài trời, cần có các biện pháp bảo vệ da đầy đủ. Nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, đây là khoảng thời gian nồng độ tia UV trong ánh nắng mặt trời cao. Cố gắng tìm các chỗ râm mát để tránh nắng.

Cần có thêm các biện pháp bảo vệ da khi ngoài nắng như sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, lựa chọn kem chống nắng phổ rộng chống được cả tia UVA và UVB, và có tính kháng nước nếu phải vận động ra mồ hôi nhiều. Nên bôi dặm lại kem chống nắng mỗi 2 giờ khi phải làm việc liên tục ngoài nắng.

"Sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ như mang khẩu trang, kính râm, đội nón rộng vành, mặc áo dài tay… khi đi ra ngoài. Có thể lựa chọn các vật dụng này được làm từ các loại vải chống nắng để tăng khả năng bảo vệ da dưới tia UV. Bên cạnh đó cần uống đủ nước, tăng cường bổ sung rau xanh trong chế độ ăn và có thể dùng thêm các viên uống chống nắng để tăng khả năng bảo vệ da từ bên trong", bác sĩ Trâm khuyến cáo.

chỉ số UV là bao nhiêu thì cần bôi kem chống nắng?

Theo các chuyên gia da liễu, loại kem chống nắng có chỉ số SPF tốt nhất có chỉ số SPF từ 30 đến 60. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số dưới 30 SPF sẽ không mang lại hiệu quả cho làn da của bạn. Đối với tình trạng da bị mụn sưng viêm, bạn nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15-30 để tránh bị kích ứng.

Kem chống nắng có chỉ số SPF cao nhất là bao nhiêu?

Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100, 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút.

chỉ số UV bao nhiêu là có hại cho da?

Tia UVB (315 - 280nm): vẫn có khả năng xuyên một phần qua ozon và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da. Tia UVC (280 - 100nm): tia UV có năng lượng cao nhất, gây ung thư da nhưng đã có tầng ozon chặn lại.

tia UV cao nhất lúc mấy giờ?

Thời gian trong ngày: Tia UV mạnh nhất vào giữa ngày, trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Mùa trong năm: Tia UV mạnh hơn trong những tháng mùa xuân và mùa hè.