Bị mất mùi làm sao để có lại

Mỗi lần chúng ta ngửi, các hạt phân tử mùi rất nhỏ lơ lửng trong không khí sẽ chạm vào tế bào thần kinh khứu giác, là tế bào về mùi ở bên trong mũi, tạo ra các tín hiệu thần kinh. Các tế bào khứu giác sẽ gửi tiếp những tín hiệu này đến tế bào thần kinh ở vùng tổng hợp mùi ở trên não, khiến chúng ta nhận ra mùi hương hoa thơm buổi sáng, mùi dễ chịu của quần áo mới, hay mùi khó chịu của chất thải… 

Não con người có thể nhận ra khoảng 1.000 tỉ (1 trillion) loại mùi khác nhau. Cũng chính nhờ các tế bào thần kinh mùi tạo ra trí nhớ mùi mỗi khi chúng ta hưng phấn, có cảm xúc, như mùi vị nụ hôn đầu tiên hay mùi bánh kem sinh nhật. Các tế bào khứu giác ở mũi rất nhạy cảm, có thể cảm nhận được sự khác biệt rất nhỏ về mật độ của cùng một mùi. Vùng bên trong mũi luôn được giữ ẩm để việc cảm nhận mùi tốt nhất khi các hạt mùi có thể hòa trộn với các hạt hơi nước. 

Chúng ta có 2 lỗ mũi, giúp chúng ta định vị được mùi trong không gian. Sự khác nhau nồng độ của một mùi giúp chúng ta cảm nhận mùi từ đâu bay tới. Khi một bên mũi bị nghẹt do cảm sốt, chúng ta thường ít cảm nhận được vị trí của mùi đó đang ở đâu xung quanh chúng ta. 

Các tế bào thần kinh mùi và vị ở vùng não thường gắn kết, làm việc chung, giúp chúng ta niếm ăn ngon hơn khi có mùi đồ ăn, làm tăng thêm xúc cảm khi ăn uống. Mùi thơm ngon của đồ ăn còn giúp não gửi tín hiệu đến bao tử và các tế bào hệ tiêu hóa, giúp cho chúng ta cảm giác đói bụng. 

Bị mất mùi làm sao để có lại

SARS-CoV-2 khiến nhiều bệnh nhân mất mùi, vị.

Một điểm thú vị là so với tế bào thần kinh khứu giác, các tế bào vị giác có nhiều tế bào hỗ trợ hơn, có nhiều mạng lưới mạch máu thần kinh (có 3 dây thần kinh dẫn tín hiệu lên não) tốt hơn, và ít bị tổn thương hơn. Vì vậy, bệnh nhân COVID-19 thường bị mất mùi trước khi mất vị giác. 

2. Mất mùi do COVID-19 vì sao?

Virus SARS-CoV-2 thường vào bên trong tế bào thông qua thụ thể ACE2 (hay còn gọi là cổng ACE2). Các protein cầu gai nhận ra thụ thể ACE2 nên bám vào nhanh, giúp virus vỏ sáp nhập vào vỏ tế bào và virus chuyển gene vào bên trong, gây nhiễm bệnh tế bào. Thụ thể ACE2 có nhiều trên nhiều loại tế bào trong cơ thể, nhất là các tế bào ở hệ hô hấp. Đây cũng là lý do virus SARS-CoV-2 thâm nhập thường thâm nhập cơ thể qua hệ hô hấp.  

Tế bào thần kinh khứu giác nằm bên trong mũi lại không có thụ thể ACE2. Vì vậy, virus SARS-CoV-2 thường không thể tấn công và gây nhiễm, làm tổn thương tế bào khứu giác. Tuy nhiên, tế bào khứu giác nằm giữa các tế bào hỗ trợ thần kinh và những tế bào này lại có thụ thể ACE2. Khi SARS-CoV-2 vào thì các tế bào này dễ bị tấn công trước do nằm ở vùng mũi và trong đường hô hấp. 

Các tế bào hỗ trợ thần kinh có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển tín hiệu mùi vị lên não. Tổn thương các tế bào này khiến cho vùng khứu giác không hoạt động, không gửi tín hiệu thần kinh lên não, gây ra mất mùi. 

Đây là tin mừng vì các tế bào hỗ trợ thần kinh có thể thay thế sau khi cơ thể khỏi bệnh trong khi tổn thương ở tế bào thần kinh thường khó phục hồi. Vì vậy, đa số các bệnh nhân COVID-19 thường phục hồi mùi vị một thời gian sau khi cơ thể hết bệnh COVID-19. Khoảng 63% bệnh nhân COVID-19 phục hồi mùi sau 5 tuần và 95% bệnh nhân COVID-19 phục hồi mùi sau 6 tháng. Chữa trị triệu chứng hô hấp COVID-19 càng sớm thì khả năng phục hồi mùi càng nhanh. 

3. Điều trị mất mùi vị do COVID-19 thế nào?

- Không nên uống thuốc steroid để chữa mất mùi

Thuốc uống steroid (dexamethasone) là thuốc được chấp thuận để chữa COVID-19 loại trung bình hoặc nặng. Thuốc steroid dùng để ức chế hệ miễn dịch, vì vậy, có thể giảm hiệu ứng viêm sưng lên tế bào thần kinh khứu giác và ngăn ngừa việc mất mùi. Trên cơ sở này, nhiều bác sĩ dùng steroid để chữa mất mùi.  

Nhưng gần đây, một nghiên cứu tổng hợp cho thấy dùng thuốc uống steroid để chữa mất mùi là không hiệu quả kèm theo các khuyến cáo không nên dùng steroid từ hội miễn dịch dị ứng châu Âu. 

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích nhiều nghiên cứu dùng steroid để chữa mất mùi do COVID-19 và họ không tìm thấy lợi ích. Thêm nữa, khả năng phục hồi mùi lên đến 95% sau 6 tháng theo dõi càng khiến việc dùng thuốc uống steroid không được chấp thuận.

Hội Dị ứng châu Âu cũng khuyến cáo dùng thuốc xịt steroid vào vùng mũi để chữa viêm mũi và mất mùi do COVID-19. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra một cách chữa trị mất mùi hiệu quả là tập ngửi mùi.

- Chữa mất mùi bằng cách tập ngửi mùi 

Đây là cách chữa trị phục hồi chức năng thần kinh khứu giác bằng các bài tập đơn giản. Dùng trí nhớ não bộ kết hợp với các mùi quen thuộc để giúp cơ thể học lại cách ngửi mùi. 

Lưu ý là các tế bào thần kinh khứu giác vẫn chưa bị tổn thương do COVID-19 nên chỉ cần kiên nhẫn, tập từ từ thì việc phục hồi mùi sẽ hiệu quả. 

Bị mất mùi làm sao để có lại

Tập ngửi các mùi quen thuộc là cách tốt để lấy lại mùi vị.

Đầu tiên, nên học ngửi 4 đến 6 mùi mỗi ngày. 

- Mỗi lần đưa lên mũi ngửi từ 20 đến 30 giây. 

- Sau đó nhắm mắt, nhớ lại mùi này trước kia thơm hay khó chịu thế nào. 

- Có thể bắt đầu bằng các mùi đơn giản, quen thuộc như mùi nước hoa, mùi kem cạo râu, mùi của chồng, vợ, mùi của thú cưng... Dần dần, tập ngửi các mùi khó chịu như mùi nước tiểu hay mắm tôm.

 - Lặp lại bài tập nhiều lần trong ngày, tập ngay khi mới bắt đầu mất mùi sẽ giúp chúng ta phục hồi mùi nhanh hơn. 

Bài tập này cũng có thể áp dụng và kết hợp với mất vị ngon của đồ ăn do COVID-19. Chúng ta nếm món ăn và nhớ lại vị của món ăn trước kia. 

Mời độc giả xem thêm video:

Bắt giữ hàng ngàn bộ kit test, thuốc điều trị Covid-19 nhập lậu.

PGS.BS. Wynn Tran

Mũi là một trong năm giác quan của con người có chức năng cảm nhận mùi. Về cấu tạo giải phẫu, vùng ngửi của mũi nằm ở nóc của mỗi ổ mũi, ngay sau khoảng cách giữa hai mắt. Bình thường, mũi người có chừng 100 triệu tế bào thần kinh để ngửi và khoảng 1.000 gen khác nhau nằm trong các tế bào cảm thụ khứu giác này. Mỗi thụ thể thần kinh chỉ phân tích, tiếp nhận một số mùi nhất định. Tín hiệu điện từ thụ thể khứu giác sẽ được chuyển về não bộ để xác định được mùi hương của sự vật.

Mất khứu giác là tình trạng xảy ra khi bạn mất cảm giác ngửi mùi. Tình trạng này thường gây ra bởi tình trạng ở mũi hoặc chấn thương não (mất khứu giác sau tai nạn), nhưng một số người khi sinh đã không có khứu giác (mất khứu giác bẩm sinh).

Bất kỳ vấn đề nào trong hệ thống khứu giác này - tắc nghẽn hoặc tắc nghẽn trong mũi, viêm niêm mạc, bệnh thần kinh khứu giác hoặc chức năng não bị thay đổi  đều ảnh hưởng đến khả năng ngửi và có thể dẫn đến mất khứu giác.

Việc tự phục hồi liên quan đến thời gian vì vậy nếu có các vấn đề về rối loạn khứu giác cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Mất mùi có thể là một phần (hyposemia) hoặc hoàn toàn (anosmia), và có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Mặc dù mất mùi hiếm khi là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng, thậm chí mất mùi một phần có thể khiến bạn mất hứng thú với việc ăn uống, điều này có thể dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí trầm cảm. Mất khứu giác cũng ảnh hưởng đến khả năng thưởng thức. Nếu không có khứu giác, vị giác của chúng ta chỉ có thể phát hiện ra một vài hương vị và điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bị mất mùi làm sao để có lại

Nguyên nhân chính của chứng anosmia bao gồm

Nhiễm trùng đường hô hấp trên trước đây, đặc biệt là nhiễm cúm, có liên quan đến 14 đến 26% trong tất cả các trường hợp bị giảm ngửi hoặc mất ngửi.

Lạm dụng thuốc Thuốc co mạch có thể là nguyên nhân chứng mất ngửi ở những bệnh nhân nhạy cảm. Các nguyên nhân khác bao gồm tiền sử chiếu xạ đầu và cổ, phẫu thuật mũi và xoang gần đây, u não, và chất độc. Vai trò của thuốc lá là không chắc chắn.

Giảm khướu giác có thể là một triệu chứng sớm, và do đó là một biểu hiện đầu của bệnh coronavirus 2019 (COVID-19), gây ra bởi hội chứng hô hấp cấp nặng coronavirus 2 (SARS-CoV-2).

  • Ngay lập tức cách ly bệnh nhân có nguy cơ COVID-19 bị mất mùi đột ngột.