Becberin là gì

Berberin là thuốc cứu nguy nhanh chóng đối với những người hay bị tiêu chảy hoặc đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách sử dụng đúng trong các trường hợp để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn có thể xem thêm bài viết này: Các triệu chứng và nguyên nhân thường gây đau bụng đi ngoài.

Becberin là gì

Tìm hiểu tác dụng của thuốc Berberin

Berberin là loại thuốc có thành phần từ cây Vàng đằng (Coptis teeta). Thuốc thường được điều chế theo nhiều hàm lượng là: 10mg, 50mg, 100mg và 500mg để có thể áp dụng cho những trường hợp bệnh và độ tuổi khác nhau.

Berberin được chỉ định điều trị hoặc hỗ trợ điều trị trong trường hợp người bệnh bị:

  • Đau bụng đi ngoài
  • Tiêu chảy
  • Bệnh lý trực khuẩn
  • Viêm đường ruột
  • Viêm ống mật

Những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Berberin

Đây là một loại thuốc khá lành tính để điều trị các chứng liên quan tới rối loạn tiêu hóa. Sử dụng thuốc không gây ra sự mất cân bằng môi trường vi khuẩn bên trong hệ tiêu hóa, các lợi khuẩn vẫn có thể sống và hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân uống Berberin quá liều có thể xuất hiện một vài tác dụng ngoài ý muốn như: mệt mỏi, căng thẳng, đau bụng, buồn nôn, giảm huyết áp và nhịp tim, nguy hiểm hơn là co giật và tử vong.

Trường hợp nào không nên sử dụng Berberin?

Những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc thì không nên sử dụng.

Các thành phần của thuốc khi vào trong dạ dày, nó sẽ theo các mạch máu nhanh chóng phân tán tới khắp các cơ quan trong cơ thể và bài tiết ra ngoài thông qua đường tiểu tiện. Do đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng không nên sử dụng Berberin vì chức năng gan thận chưa phát triển hoàn thiện bởi  dư lượng của thuốc dễ bị tích cụ lại gây hại cho gan thận.

Phụ nữ cho con bú cũng không nên tùy tiện sử dụng thuốc này để tránh gây ảnh hưởng bất lợi từ mẹ sang con khi con bú sữa mẹ.

Đặc biệt, đối tượng là phụ nữ có thai cũng không nên dùng Berberin vì có thể gây nên những cơn co thắt tử cung làm tăng khả năng sảy thai.

Đối với người lớn:

Trường hợp bị đau bụng đi ngoài uống 2 -4 viên (500g/viên) 2 lần/ngày, hoặc 400mg Berberin sulfate. Không uống chung với các loại thuốc khác, thời gian uống Berberin với các thuốc  khác nên cách xa nhau từ 1 -2h để đảm bảo không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Đối với người dưới 18 tuổi:

Cần thông báo cho bác sĩ để được chỉ định liều lượng và cách dùng cụ thể.

Trên đây là những thông tin Trangphuclinh.vn cung cấp để giải đáp thắc mắc của bạn đọc về thuốc Berberin. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng thực tế cần nghe theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế để tránh những sai lầm không mong muốn.

Xem thêm:

  • 5 Bài thuốc dân gian trị đau bụng đi ngoài hiệu nghiệm
  •  Cách chữa đau bụng đi ngoài khi mang thai

Thuốc Berberin là một trong những loại thuốc kháng sinh rất quen thuộc với chúng ta. Nhưng bạn cũng nên tìm hiểu kĩ hơn về loại thuốc này trước khi sử dụng để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ. 

Becberin là gì
Hiện nay thuốc Berberin là một trong số những loại thuốc hay được sử dụng
  • Tên hoạt chất: Berberin
  • Tên thương hiệu: Berberin DOMESCO® và Berberine
  • Phân nhóm: thuốc đường tiêu hóa

Thông tin về thuốc Berberin

Tuy là một loại thuốc khá thông dụng nhưng trước khi sử dụng chúng ta nên tìm hiểu thật kĩ thông tin. Cụ thể bạn nên đọc kĩ những điều được chia sẻ ngay sau đây

Thành phần của thuốc

Thuốc có thành phần chính là Berberin Clorid, ngoài ra trong thành phần của thuốc còn có các tá dược khác như: tinh bột sắn, magnesi stearat, Tricalci phosphat, màu tartrazin, màu sunset yellow, methylparaben, sáp parafin, sáp carnaubar, methylparaben, titan dioxyd, đường trắng.

Tác dụng của thuốc

Loại thuốc này thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường ruột do kí sinh trùng gây ra như viêm túi mật, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn.

Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong một số trường hợp do bác sĩ chỉ định. Chẳng hạn như: đái tháo đường, nồng độ cholesterol cao, viêm gan, loãng xương…

Dược lực và cơ chế hoạt động

Hoạt chất của thuốc do Berberin Clorid gây ra có tác dụng thanh nhiệt, giải độc đồng thời kiện tỳ khá hiệu quả. Do thuốc có khả năng hấp thu chậm nên rất thuận tiện trong việc điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, viêm ruột. Thuốc thường được bài tiết qua phân hết sức dễ dàng.

Dạng bào chế

Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén với các hàm lượng như sau: 5mg, 10mg, 100mg

Chống chỉ định

Không được sử dụng thuốc cho trường hợp bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra không sử dụng đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai. Trường hợp bệnh nhân bị suy gan, suy thận cũng nên thận trọng khi sử dụng.

Cách sử dụng và liều dùng

Thuốc được sử dụng dưới dạng thuốc uống với liều lượng cụ thể như sau: (lưu ý liều lượng này được áp dụng với trường hợp thuốc Berberin 10mg)

  • Trẻ em từ 2 đến 4 tuổi thì nên dùng mỗi ngày 2 lần và mỗi lần dùng 2 viên
  • Trẻ em từ 5 đến 7 tuổi thì nên dùng mỗi ngày 2 lần và dùng mỗi lần 5 viên
  • Trẻ em từ 8 đến 15 tuổi thì nên dùng mỗi ngày 2 lần và nên uống 10 viên mỗi lần
  • Trường hợp trên 15 tuổi thì nên dùng 2 lần mỗi ngày và mỗi lần nên dùng từ 12 đến 15 viên

Bảo quản thuốc

Thuốc cần được bảo quản trong hộp kín và để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Chú ý không được sử dụng thuốc khi đã quá hạn sử dụng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

Thuốc có nguồn gốc từ thực vật nên rất ít khi gặp phải tác dụng phụ, nhưng người bệnh cũng nên lưu ý một vài vấn đề như sau:

Khuyến cáo khi dùng thuốc

  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị hư hàn, người có tỳ vị tiêu hóa không tốt.
  • Không sử dụng với trường hợp người bệnh có dấu hiệu mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Đồng thời nên thận trọng nếu đã từng có tiền sử dị ứng thuốc.
  • Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe cũng nên thông báo cho bác sĩ biết. Thuốc có thể bị giảm tác dụng khi sử dụng cho người bị huyết áp thấp, người bị tiểu đường… Ngay cả khi đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng cần phải báo.
  • Thông báo cho bác sĩ về bất cứ loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm thuốc không kê toa, thuốc đông y hoặc thực phẩm chức năng.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc khá an toàn và ít trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Chỉ có số ít trường hợp gặp phải. Thông thường hay gặp phải các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, trầm cảm, khó thở, tim đập chậm… Khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào cũng cần phải liên hệ ngay với bác sĩ, không được tự ý điều trị tại nhà rất dễ gây ra các phản ứng không tốt cho sức khỏe.

Tương tác thuốc

Thuốc có thể bị thay đổi hoạt động hoặc làm thay đổi hoạt động của một số loại thuốc khác. Vì vậy nên thận trọng khi sử dụng chung với một số loại thuốc như: Cyclosporine, Cytochrome…

Để hạn chế tình trạng tương tác thuốc, bạn nên thông báo đầy đủ cho bác sĩ về loại thuốc mà bạn đang dùng. Bao gồm thuốc không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng hay thuốc đông y.

Trong quá trình dùng thuốc nên hạn chế việc dùng rượu bia thuốc lá và các chất kích thích. Thông thường nên ngưng 3 ngày cả trước và sau khi sử dụng.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi dùng thiếu liều thì nên dùng sang liều tiếp theo mà không cần dùng gấp đôi liều để bù lại. Với trường hợp dùng quá liều thì vẫn chưa có ghi nhận về biểu hiện có thể gặp phải, nhưng tính hàn của berberin có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho hoạt động tiêu hóa giảm sút.

Bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân phải sử dụng đúng liều lượng thì mới đảm bảo được hiệu quả trong suốt quá trình điều trị.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Người bệnh không nên tiếp tục sử dụng thuốc Berberin trong các trường hợp sau:

  • Gặp dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc
  • Dấu hiệu bệnh không có sự cải thiện sau vài ngày sử dụng.
  • Được bác sĩ chỉ định ngưng dùng, trong một số trường hợp có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu khá chi tiết về thuốc Berberin. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào xung quanh việc sử dụng thuốc thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được giải thích cặn kẽ hơn.

Becberin là gì