Bảo hiểm gia đình bao nhiêu tiền năm 2024

(LSVN) - Từ ngày 01/7/2024, khi hệ thống tiền lương được cải cách, mức đóng và hưởng bảo hiểm y tế cho các đối tượng như hộ gia đình và học sinh, sinh viên sẽ được điều chỉnh để phù hợp với thực tế kinh tế - xã hội.

Bảo hiểm gia đình bao nhiêu tiền năm 2024

Ảnh minh họa.

Mức đóng bảo hiểm của người lao động

Người lao động làm việc ở thị trường lao động chính thức, có giao kết hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ đóng bảo hiểm y tế theo mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, căn cứ Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì người lao động thuộc các trường hợp sau đây thuộc diện phải tham gia bảo hiểm y tế:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì hằng tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên đóng 4,5% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định, trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%, còn người lao động đóng 1,5%.

Do đó, mức đóng BHYT của nhóm này phụ thuộc vào tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, chỉ thay đổi khi tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH thay đổi.

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hằng tháng của người tham gia BHYT hộ gia đình được quy định như sau: "Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất".

Mức đóng BHYT của người tham gia theo diện hộ gia đình trong năm 2024 sẽ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Cụ thể như sau:

Thành viên hộ gia đình

Tiền đóng BHYT hộ gia đình năm 2024 (Đơn vị: VNĐ/năm)

Người thứ nhất

972.000

Người thứ hai

680.400

Người thứ 3

583.200

Người thứ 4

486.000

Người thứ 5 trở đi

388.800

Đối với các hộ gia đình thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, phần còn lại phải đóng được tính căn cứ vào mức đóng của người thứ nhất trong bảng trên.

Ví dụ, hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế. Do đó, người thuộc hộ cận nghèo đóng bằng 30% mức bình thường, mức đóng 1 năm là 291.600 đồng.

Dự kiến, việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện từ ngày 1/7, bãi bỏ lương cơ sở. Khi đó, cơ quan chức năng sẽ có hướng dẫn mới để làm căn cứ tính mức đóng bảo hiểm y tế cho nhóm tham gia theo diện hộ gia đình.

Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên

Theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, người tham gia đóng 70%.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên trong năm 2024 sẽ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Cụ thể như sau:

Bảo hiểm y tế hộ gia đình ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi những quyền lợi khám chữa bệnh.

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Trong đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện, không tính những người sau đây vào tổng số thành viên trong hộ:

- Người mặc dù có tên trong hộ khẩu nhưng đã có giấy tạm vắng do UBND xã, phường cung cấp.

- Người đã chết (phải đã giảm khẩu).

- Người đã tách khẩu.

Những người được tính là đã tham gia bảo hiểm y tế: Người đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế thuộc các đối tượng khác nhau. Số người còn lại chưa có thẻ bảo hiểm y tế là đối tượng phải tham gia theo hộ gia đình.

Như vậy, có thể hiểu bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trừ những người đã tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng khác để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Từ ngày 1-7-2023, mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1.800.000 đồng/tháng theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, mức đóng và chế độ bảo hiểm y tế cũng được điều chỉnh phù hợp với quy định mới.

QĐND

Bảo hiểm gia đình bao nhiêu tiền năm 2024

Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình: Chi phí nhỏ, lợi ích lớn

Nhằm khuyến khích những người làm nghề tự do tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện hộ gia đình để có cơ hội cũng như được hỗ trợ khi đau bệnh, Nhà nước đã trợ giá mức tham gia BHYT cho những người trong cùng một hộ gia đình, để ai cũng có “chiếc phao cứu sinh” trong tay khi không may mắc bệnh tật, tai nạn.

Mua bảo hiểm y tế cho 2 người giá bao nhiêu?

BHXH Việt Nam trả lời như sau: + Người thứ hai là 458.000 đồng/năm; + Người thứ ba là 393.000 đồng/năm; + Người thứ tư là 327.000 đồng/năm; + Người thứ năm trở lên là 262.000 đồng/năm.

Mua bảo hiểm y tế 1 người bao nhiêu tiền năm 2024?

Mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2024 thế nào?.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Tham gia bảo hiểm xã hội 5 năm được bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, từ ngày 1.1.2015, người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến, sẽ được hưởng 100% chi phí KCB BHYT.