Báo có ngân hàng là gì năm 2024

Khi ngành xuất nhập khẩu ở nước ta ngày càng phát triển thì không ít người cần biết thông tin liên quan đến thủ tục và giấy tờ của giao dịch xuất nhập khẩu. Một trong số đó là giấy báo có của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Giấy báo có (tiếng Anh là Credit note) là chứng từ xác nhận có tiền từ người khác hoặc nơi khác chuyển vào tài khoản của bạn. Thông thường, ngân hàng sẽ không phát hành giấy báo có đối với những tài khoản bình thường, bởi nó không cần thiết.

Loại giấy này chỉ phát hành chứng từ khi công ty, doanh nghiệp của bạn đã nhận được khoản tiền từ đơn vị, công ty nước ngoài và trong nước trả cho các giao dịch trước đó có sự bảo lãnh ngân hàng chẳng hạn.

Nói nôm na dễ hiểu, giấy báo có như là cách để thông báo với công ty của bạn là bên mua hàng đã trả tiền cho bạn. Do đó, có thể nói giấy báo có tương đương với giấy nộp tiền vào tài khoản của bạn.

Với quy trình hạch toán khi nhận được giấy báo có của ngân hàng, thường đầu tiên doanh nghiệp sẽ thanh toán thông qua ngân hàng, sau đó kế toán sẽ nhận được Giấy báo có và cũng như bản sao kê từ ngân hàng để làm chứng từ gốc, căn cứ vào đó để ghi Sổ cái hoặc Nhật ký chung.

2. Giấy báo có của ngân hàng có phải là chứng từ không?

Giấy báo có là một chứng từ gốc, được làm căn cứ ghi sổ phục vụ cho việc hạch toán cũng như theo dõi, đối chiếu chi tiết tiền gửi từ ngân hàng với sổ sách.

Giấy báo có của ngân hàng là chứng từ để phục vụ các công tác kế toán hàng tháng của doanh nghiệp nhằm kiểm soát chi tiêu tài chính.

3. Sự khác nhau giữa giấy báo nợ và giấy báo có của ngân hàng

Khi nghe đến cái tên thì chúng ta đã thấy sự khác biệt hẳn trong mục đích sử dụng của hai loại giấy này rồi.

Trước hết, giấy báo có là chứng từ thông báo rằng tiền đã vào tài khoản của người nhận, bao gồm đơn vị nào trả và trả vì mục đích gì.

Giấy báo nợ là bên ngân hàng thông báo đã trích một khoản tiền từ tài khoản của bạn, công ty của bạn cần thanh toán một khoản nợ mà công ty của bạn đã ra lệnh chi hoặc một khoản phí mà ngân hàng phải thu (phí chuyển tiền…) theo quy định trước đó.

Xét về 2 chứng từ này thì giấy báo có là thông báo có tiền vào tài khoản còn giấy báo nợ là thông báo tài khoản đã bị trừ tiền.

Dưới đây là mẫu giấy báo có của các ngân hàng phổ biến hiện nay

Mẫu giấy báo có của ngân hàng Vietcombank:

Báo có ngân hàng là gì năm 2024

Ngoài ra, chúng ta có thể chọn giấy ủy nhiệm chi để thay vì giấy báo có của ngân hàng bên kia đồng thời là giấy báo nợ cho tài khoản.

Mẫu giấy báo có của ngân hàng BIDV:

Báo có ngân hàng là gì năm 2024

Mẫu giấy báo có của ngân hàng ACB:

Báo có ngân hàng là gì năm 2024

Mẫu giấy báo có của ngân hàng Vietinbank:

Báo có ngân hàng là gì năm 2024

Ngoài các mẫu trên bạn có thể tải thêm mẫu giấy báo có tại đây:

Báo có ngân hàng là gì năm 2024

4. Hướng dẫn ghi giấy báo có của ngân hàng

Giấy báo có của ngân hàng là chứng từ quan trọng trong kế toán hiện nay, vì vậy các kế toán viên cần nắm rõ thông tin về loại như giấy báo có và giấy ghi nợ có thể tính toán làm báo cáo kế toán cho công ty.

Mỗi ngân hàng đều có mẫu giấy báo có khác nhau, tuy nhiên vẫn có một số nội dung gần giống nhau như:

  • Thông tin công ty/ tài khoản của bạn: Tên công ty, số tài khoản ngân hàng của bạn
  • Tên ngân hàng chủ tài khoản
  • Thông tin về giao dịch chuyển tiền vào tài khoản
  • Ngày tháng năm giao dịch và giờ giao dịch
  • Số tiền thêm vào tài khoản và loại tiền
  • Ngân hàng phát lệnh, ngân hàng giữ tài khoản
  • Người chuyển
  • Nội dung giao dịch
  • Chữ ký của kiểm soát viên và giao dịch viên phát hành giấy báo có

Trên đây là những thông tin cần cho người đọc về giấy báo có của ngân hàng hiện nay, đặc biệt nếu bạn vừa mới bắt đầu công việc kế toán thì cần tìm hiểu rõ hơn về loại chứng từ này, bởi đây chính là giấy tờ chứng minh sự minh bạch của một tài khoản đối với bản báo cáo.

(ĐCSVN) - Thời gian gần đây, thuật ngữ về tài khoản "tạm khóa báo có" bỗng trở thành đề tài được đặc biệt quan tâm trên mạng. Khái niệm này được một số chuyên gia tài chính, ngân hàng có cách giải thích rất khác nhau.

Theo đó, trên mạng xã hội gần đây có nhắc đến văn bản của một ngân hàng liên quan đến hoạt động sao kê có chứa thuật ngữ “tạm khóa báo có tài khoản”.

“Tạm khoá báo có không phải là đóng tài khoản. Tạm khoá báo có chỉ là một hình thức tạm thời kích hoạt chức năng "ghi có" vào tài khoản của khách hàng".

Trước những thông tin trái chiều về việc tạm khóa báo có tài khoản trên mạng xã hội, trên trang thông tin của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có lời giải thích về sự việc này.

Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định:

“Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.

Vậy nên, "tạm khóa báo có tài khoản" được hiểu là việc Ngân hàng tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng.

Số tiền được người khác chuyển vào tài khoản sẽ không nhận được ghi có vào tài khoản và được hoàn trả lại cho bên chuyển đối với các trường hợp tài khoản được khóa toàn bộ 2 chiều ghi nợ và ghi có hoặc khóa chiều ghi có. Đồng thời tại thời điểm tạm khóa ghi có tài khoản sẽ không ghi có bất kỳ giao dịch nào.

Các trường hợp chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank hoặc chuyển nhanh 24/7 ngoài hệ thống qua Napas, hệ thống sẽ tự động thông báo và chặn không cho tiếp tục giao dịch.

Với các giao dịch chuyển liên ngân hàng qua hệ thống IBPS và các giao dịch từ nước ngoài, khi nhận được giao dịch chuyển đến ngân hàng sẽ thực hiện chuyển lại cho đầu ngân hàng chuyển đến để trả lại người chuyển tiền.

Tất cả quá trình xử lý giao dịch đều tuân thủ theo quy định của ngân hàng Nhà nước, giao dịch qua IBPS và theo quy định của SWIFT/công ty chuyển tiền nước ngoài.

Với những giải thích như trên của Vietcombank, một chuyên gia ngân hàng chia sẻ: “Như vậy, có thể thấy ngân hàng này đã phủ nhận ý kiến của nữ đại gia Bình Dương. Có thể hiểu rằng, khi tài khoản đã khóa cả 2 chiều ghi nợ và ghi có hoặc khóa chiều ghi có thì ngân hàng sẽ hoàn trả lại tiền”.

Đồng tình với nhận định này, một luật sư cho rằng: “Đối với các tài khoản ngân hàng, khi đã có yêu cầu đóng tài khoản của khách hàng thì đương nhiên tài khoản đó sẽ ở trạng thái không hoạt động và không thể chuyển tiền vào tài khoản đó được nữa. Do vậy, để xác minh được số tiền đã chuyển có thể chuyển được vào tài khoản đó hay không thì cần phải sao kê tài khoản đồng thời yêu cầu phía ngân hàng cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng của tài khoản đó”.

Tuy nhiên, một nhân viên ngân hàng lại có ý kiến trái chiều. Người này nói tạm khóa báo có tài khoản chỉ là hình thức tạm khóa 1 phần. Nghĩa là trong khoảng thời gian thực hiện tạm khóa theo yêu cầu của khách hàng, tài khoản sẽ không nhận được bất kì một khoản tiền nào chuyển về cho đến khi tài khoản được mở. Khoản tiền chuyển đến sẽ được treo tại một tài khoản trung gian và được hoàn về tài khoản người chuyển có thể trong ngày hoặc vài ngày tùy thuộc vào từng ngân hàng nếu chủ tài khoản không đồng ý nhận.

Trong trường hợp, chủ tài khoản đồng ý nhận thì có thể mở khoá ra để nhận. Khi ngân hàng quản lý tài khoản nhận được báo có tiền về cũng sẽ chủ động liên hệ với khách hàng để thông báo về các khoản tiền này.

Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong thời gian tạm khóa báo có, chủ tài khoản vẫn được phép chuyển tiền/rút tiền bình thường./.

Báo có trong ngân hàng là gì?

Giấy báo có là một chứng từ do ngân hàng phát hành nhằm thông báo cho khách hàng biết rằng ngân hàng đã nhận được một khoản tiền từ bên thứ ba hoặc từ chính khách hàng đó. Giấy báo có có thể được gửi qua đường bưu điện, email hoặc trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng.

Giấy báo có ngân hàng Tiếng Anh là gì?

Giấy báo có của ngân hàng (bank statement) là chứng từ (document) xác nhận số tiền từ người khác hoặc từ nơi khác chuyển (transferred) đến số tài khoản (account number) của bạn.

Giấy báo nợ ngân hàng Vietinbank là gì?

Giấy báo nợ được hiểu là loại giấy tờ được ngân hàng dùng để thông báo đã trích một khoản tiền từ tài khoản của công ty hoặc của bạn. Ngân hàng chỉ đưa giấy báo nợ khi công ty cần thanh toán một khoản nợ đã ra lệnh chi hay một khoản phí mà ngân hàng phải thu theo quy định trước đó.

Giấy bảo cô là tài khoản gì?

Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, …).