Năng lực chịu trách nhiệm hình sự là gì năm 2024

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu các biện pháp xử lý về hình sự đối với hành vi phạm tội do mình gây ra. Tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự nêu rõ “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, cụ thể:

Tội giết người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm; tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi; tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy; tội tổ chức đua xe trái phép; tội đua xe trái phép; tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; tội khủng bố; tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

Bạn đang thắc mắc năng lực trách nhiệm hình sự là gì? Điều kiện để một người có đủ năng lực trách nhiệm được xác định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật Quang Huy để được giải đáp thắc mắc nhé.


Năng lực trách nhiệm hình sự là một dạng năng lực pháp lý mà cá nhân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi phạm tội.

Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định người có năng lực trách nhiệm hình sự là:

  • Người đã đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017);
  • Phải là người có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội (không thuộc quy định tại Điều 21 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

2. Điều kiện của người có năng lực trách nhiệm hình sự là gì?

Người có năng lực trách nhiệm hình sự phải thỏa mãn điều kiện về độ tuổi và khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

2.1. Về độ tuổi

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; trừ những tội phạm luật này có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều: 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

2.2. Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi

Hiện nay Bộ luật Hình sự không quy định một người như thế nào là thỏa mãn điều kiện về năng lực nhận thức và khả năng điều chỉnh hành vi của mình mà chỉ đề cập đến trường hợp người mất khả năng nhận thức và mất khả năng điều chỉnh hành vi do mắc các bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác tại Điều 21 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Lưu ý: nếu người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích mạnh khác dẫn đến hậu quả khiến cho người đó mất khả năng về nhận thức hoặc không khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà mình gây ra.


3. Dấu hiệu nhận biết năng lực trách nhiệm hình sự

Có hai dấu hiệu để nhận biết một người không có năng lực trách nhiệm hình sự ở góc độ này là: dấu hiệu y học (bệnh lý) và dấu hiệu tâm lý.

3.1. Dấu hiệu y học (điều kiện cần)

Người không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc hoạt động tinh thần bị rối loạn. Các loại bệnh này có thể là mãn tính hoặc đột ngột nhất thời. Có thể kể đến một số loại bệnh như tâm thần ở các thể trầm trọng, bệnh si ngốc (ngu, đần, thộn), hoặc hoạt động tinh thần bị rối loạn do các bệnh khác như sốt rét ở nhiệt độ quá cao gây mê sảng.

Theo các nhà y học khi mắc bệnh tâm thần thì làm ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức của con người và từ đó ảnh hưởng đến khả năng điều khiển hành vi của họ.

Vì thế, trong thực tế, khi có các dấu hiệu nghi ngờ người thực hiện hành vi phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

Kết luận giám định sẽ cho biết người đó có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình hay không khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đây là việc làm bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng khi cần thiết truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người theo quy định của luật tố tụng hình sự.

Năng lực chịu trách nhiệm hình sự là gì năm 2024
Năng lực trách nhiệm hình sự là gì?

3.2. Dấu hiệu tâm lý (điều kiện đủ)

Dấu hiệu này phản ánh khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm của hành vi, nhận thức về những đòi hỏi của xã hội khi thực hiện hành vi nhất định. Người không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mất đi năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện, họ không hiểu được hành vi đó là đúng hay sai, có phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội hay không, có phù hợp với quy định của pháp luật hay không…

Chính vì sự rối loạn nhận thức như vậy, nên họ không thể kiềm chế việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng như cân nhắc, lựa chọn xử sự cho phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự còn có những trường hợp như người mắc các loại bệnh động kinh… có lúc lên cơn bệnh ở trong thời điểm nhất định, nhưng do xung động bệnh lý mà con người này không thể điều khiển hành vi của mình theo mong muốn; thì vẫn được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Một người chỉ được coi là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi đồng thời phải thỏa mãn hai dấu hiệu y học (bị mắc bệnh) và tâm lý (khả năng nhận thức và điều khiển hành vi), trong đó dấu hiệu tâm lý có vai trò quyết định.

Dấu hiệu thứ nhất và dấu hiệu thứ hai tuy có quan hệ với nhau (trong đó dấu hiệu thứ nhất là nguyên nhân và dấu hiệu thứ hai là kết quả) nhưng không có nghĩa đã mắc bệnh tâm thần là đều dẫn đến việc mất năng lực nhận thức hoặc mất năng lực điều khiển.

Bởi nếu người đang mắc bệnh tâm thần nhưng mức độ nhẹ, chỉ làm hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (họ vẫn là người có điều kiện để có lỗi) thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại cho xã hội nhưng có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Năng lực trách nhiệm hình sự này có mất hay không còn phải phụ thuộc vào loại bệnh mà còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và vào tính chất của hành vi đã thực hiện. Có loại bệnh tâm thần luôn luôn làm mất năng lực trách nhiệm hình sự, có loại bệnh chỉ làm mất năng lực này khi bệnh ở mức độ nhất định và có loại bệnh hoàn toàn không làm mất năng lực này.

Do đó, việc xác định hai dấu hiệu này cần nhờ đến nội dung của giám định tâm thần tư pháp. Kết luận giám định tâm thần tư pháp sẽ xác định người thực hiện hành vi có tính chất gây thiệt hại cho xã hội có mắc bệnh tâm thần và có trong trạng thái bệnh khi thực hiện hành vi đó hay không mà và xác định ảnh hưởng của bệnh đã mắc (nếu có) đối với năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của người bệnh.

Bên cạnh tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, luật hình sự Việt Nam còn thừa nhận trường hợp tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế. Đây là trường hợp do mắc bệnh nên năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi của chủ thể bị hạn chế.

Người này không thuộc trường hợp không có điều kiện để có lỗi, nhưng tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế có ảnh hưởng nhất định đến mức độ lỗi. Lỗi của họ cũng là lỗi hạn chế và do vậy, luật hình sự Việt Nam coi tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tình tiết này được quy định cùng với những tình tiết khác tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.


4. Người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự là như thế nào?

Để một người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì cần đáp ứng được điều kiện về độ tuổi và khả năng nhận thức, điều khiển hành vi theo quy định của pháp luật Hình sự, việc một người không đáp ứng được một trong hai các điều kiện đó sẽ làm cho người đó bị thiếu năng lực trách nhiệm hình sự:

4.1. Trường hợp chưa đủ tuổi

4.1.1. Dưới 14 tuổi

Người dưới 14 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người dưới 14 tuổi được coi là người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc chưa có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì xét về mặt sinh lý trí tuệ của đối tượng này chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động.

Tuy nhiên trong một số trường hợp người phạm tội sẽ phải đưa vào trường giáo dưỡng để giáo dục.

4.1.2. Đủ 14 đến dưới 16 tuổi

Theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

  • Tội giết người (Điều 123)
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)
  • Tội hiếp dâm (Điều 141)
  • Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)
  • Tội cưỡng dâm (Điều 143)
  • Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)
  • Tội mua bán người (Điều 150)
  • Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)
  • Tội cướp tài sản (Điều 168)
  • Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)
  • Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
  • Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
  • Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
  • Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)
  • Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)
  • Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)
  • Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)
  • Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)
  • Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)
  • Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265)
  • Tội đua xe trái phép (Điều 266)
  • Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286)
  • Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287)
  • Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289)
  • Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290)
  • Tội khủng bố (Điều 299)
  • Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303)
  • Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304)

4.2. Trường hợp đủ tuổi nhưng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi

Khi người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Khi người phạm tội đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước khi bị kết án, thì Tòa án phải sử dụng kết luận của giám định pháp y về bệnh tâm thần để xác định tính chất và mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh.

Nếu xác định được rằng, người mắc bệnh tâm thần kinh niên mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì Toà án ra quyết định miễn hình phạt cho họ và quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ.

Nếu xác định được rằng, người mắc bệnh chỉ bị rối loạn tạm thời về hoạt động tâm thần thì Toà án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị cáo và hoãn xử cho đến khi bị cáo khỏi bệnh mới xem xét về trách nhiệm hình sự của họ.


5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.