Chuyển sản ruột hang vị là gì năm 2024

TTO - Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong các ung thư thường gặp. Mức độ phổ biến và xu hướng trẻ hóa của bệnh trong thời gian gần đây gây tâm lý bất an, lo lắng cho cộng đồng.

Chuyển sản ruột hang vị là gì năm 2024

Một ca nội soi dạ dày - Ảnh: VĂN PHONG

Hiểu đúng về tổn thương tiền ung thư dạ dày không còn là kiến thức dành cho thầy thuốc mà đã thực sự là một nhu cầu về kiến thức y học thường thức cho cộng đồng.

Xem tư vấn trên mạng càng thêm hoang mang

Nguyên nhân thường nhất gây UTDD là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (thường được gọi tắt là Hp). Tuy nhiên, tiến trình từ khi bị nhiễm Hp đến UTDD diễn tiến chậm qua nhiều năm, qua nhiều giai đoạn trung gian với sự biến đổi tế bào của lớp niêm mạc (lớp cấu trúc trong cùng của thành dạ dày) trước khi hình thành ung thư thực sự.

Các giai đoạn trung gian này (còn được gọi là giai đoạn tiền ung thư) bao gồm teo niêm mạc dạ dày (lớp niêm mạc bị mỏng đi), chuyển sản ruột (tế bào ở niêm mạc dạ dày thay đổi hình thái giống như tế bào ở ruột non và đại tràng), nghịch sản (tế bào ở niêm mạc dạ dày đã có những biến đổi cấu trúc quan trọng hơn theo hướng thoát khỏi cơ chế kiểm soát của cơ thể). Mỗi giai đoạn nói trên lại có những mức độ thay đổi cấu trúc khác nhau và có các mức độ nguy cơ hình thành UTDD khác nhau.

Nếu diễn dịch "tổn thương tiền ung thư" hoàn toàn theo nghĩa đen, rất dễ cho rằng đây là giai đoạn chuyển tiếp của một tiến trình tất yếu dẫn đến hình thành ung thư. Người bệnh thường bị ám ảnh bởi cảm giác như mình đang bị một cái án tử treo lơ lửng, chỉ chờ ngày đại họa giáng xuống. Những tư vấn chưa thích hợp dựa trên chứng cứ y học và thông tin tìm kiếm không chính thống trên mạng xã hội thực sự đã gây hoang mang cho không ít người bệnh và thân nhân.

Những thông tin cần được hiểu rõ

Tình trạng được gọi là tiền UTDD khá phổ biến, đặc biệt ở các nước Đông Á, nhưng chỉ có một tỉ lệ nhỏ nhất định diễn tiến thành UTDD. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trên bệnh nhân viêm dạ dày mãn cho thấy tỉ lệ teo niêm mạc dạ dày chiếm đến 68 - 88%, chuyển sản ruột khoảng 12 - 29% và nghịch sản khoảng 3 - 11%. Tỉ lệ hình thành UTDD hằng năm ở người có teo niêm mạc dạ dày chỉ khoảng 0,1%, chuyển sản ruột 0,25%, nghịch sản nhẹ 0,6% và nghịch sản nặng 6%.

Theo thống kê này, có thể ước đoán cứ 100 người bệnh bị chuyển sản ruột sau 40 năm chỉ có 10 người biến chuyển thành UTDD, 90 người còn lại vẫn chỉ cần theo dõi thêm. Tuy nhiên, với 10 trường hợp UTDD này nếu được theo dõi định kỳ và phát hiện ở giai đoạn sớm thì có thể chữa lành hoàn toàn, thậm chí không cần dùng đến phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Các tính toán cũng có thể áp dụng tương tự cho các trường hợp có teo niêm mạc và nghịch sản ở dạ dày.

Tỉ lệ tiến triển thành UTDD cũng tùy thuộc rất nhiều vào mức độ nặng và lan rộng của giai đoạn tiền ung thư. Các trường hợp nghịch sản cần được theo dõi chặt chẽ hơn do có nguy cơ ung thư cao hơn so với teo niêm mạc và chuyển sản ruột.

Ngoài ra, y học hiện tại đã có những bước tiến quan trọng giúp nhận diện các tổn thương tiền ung thư có nguy cơ tiến triển cao hơn, nhận diện UTDD ở giai đoạn trứng nước - khi tế bào ung thư mới chỉ nằm ở trên lớp tế bào bề mặt của niêm mạc dạ dày, nhờ đó người bệnh có thể được chữa lành hoàn toàn bằng những kỹ thuật nội soi ít xâm lấn.

Người bệnh có tổn thương tiền ung thư không nên quá bi quan và lo lắng về tình trạng bệnh, nhưng cũng cần có thái độ nghiêm túc hơn trong việc hợp tác với thầy thuốc để theo dõi và chăm sóc sức khỏe bản thân.

Những ngộ nhận thường gặp

- Nhiễm Hp thì sớm muộn gì cũng sẽ bị UTDD: điều này không đúng vì một nghiên cứu toàn cầu mới đây cho thấy cứ 100 người trên thế giới thì có đến 50 người bị nhiễm Hp. Tuy nhiên chỉ có 1% người nhiễm Hp tiến triển thành UTDD, và nguy cơ này còn tùy thuộc vào các yếu tố tương tác quan trọng khác như di truyền và yếu tố môi trường (thói quen ăn mặn, hút thuốc lá...).

- Bị tổn thương tiền UTDD thì chắc chắn sẽ bị UTDD, vấn đề chỉ là thời gian: mắc tổn thương tiền ung thư không đồng nghĩa là chắc chắc sẽ diễn tiến thành UTDD. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ các trường hợp tiền ung thư tiếp tục diễn tiến nặng thành UTDD.

- Bị UTDD thì luôn cần được điều trị bằng phẫu thuật cắt dạ dày và/hoặc hóa trị: UTDD được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể chữa lành hoàn toàn, thậm chí không cần đến phẫu thuật và hóa trị ung thư. Các kỹ thuật điều trị nội soi ít xâm lấn trong những trường hợp này giúp bảo tồn dạ dày với thời gian nằm viện ngắn.

Bác sĩ cho em hỏi, Em bị chuyển sản ruột ở hang vị trong dạ dày có nổi nhiều mục. Như vậy có thể gọi là ung thư không ạ?

Trả lời

Chuyển sản ruột hang vị là gì năm 2024

Chuyển sản ruột thường do Hp gây nên. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

"Chuyển sản ruột có nguy hiểm không?" là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc. Chuyển sản ruột (Intestinal metaplasia) nói nôm na là sự thay đổi cấu trúc niêm mạc dạ dày trở thành giống như niêm mạc ruột, giống như có sự di chuyển một cụm niêm mạc từ ruột chạy lên dạ dày. Tuy có sự thay đổi về cấu trúc tế bào và cách sắp xếp tế bào nhưng nói chung, hình ảnh niêm mạc vẫn trong mức bình thường.

Việc xuất hiện chuyển sản ruột là một bước quan trọng trong tiến trình xuất hiện ung thư dạ dày. Thông thường, tiến trình này có 4 bước:

+ Niêm mạc dạ dày bình thường ---> Niêm mạc dạ dày viêm (không teo)

+ Niêm mạc dạ dày viêm (không teo) ---> Viêm teo niêm mạc dạ dày

+ Viêm teo niêm mạc dạ dày > Xuất hiện chuyển sản ruột (dạng không hoàn toàn)

+ Chuyển sản ruột ---> Dị sản (nghịch sản)

Dị sản (nghịch sản) (Dysplasia) là tình trạng thay đổi niêm mạc nặng hơn với sự thay đổi cấu trúc tế bào cũng như phương thức sắp xếp, có thể được coi là tiền ung thư hay ung thư trong niêm mạc nếu ở thể loạn sản (nghịch sản) nặng.

Hiện nay, chuyển sản ruột cũng được coi là tổn thương tiền ung thư do tỷ lệ mắc ung thư ở nhóm có chuyển sản ruột cao gấp khoảng 6 lần so với người bình thường.

Đây là bệnh lý phức tạp nhưng vẫn có thể điều trị được và phải theo dõi sát, nội soi định kỳ mỗi năm, hạn chế muối, ngưng thuốc lá và rượu, em nhé.

Mong rằng những thông tin về "chuyển sản ruột có nguy hiểm không" phần nào giải đáp giúp em những thắc mắc trên.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Biến đổi đường ruột xảy ra khi các tế bào trong các mô của đường tiêu hóa trên, thường trong dạ dày hoặc thực quản, thay đổi và trở nên giống như các tế bào từ ruột.

Chuyển sản đường ruột thường gặp hơn ở những người bị trào ngược acid mạn tính hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Một số bác sĩ cho rằng vi khuẩn H. pylori gây ra sự thay đổi này ở đường tiêu hóa. Sự tương tác giữa vi khuẩn và thức ăn trong hệ tiêu hóa có thể tạo ra một số hóa chất làm cho các tế bào thay đổi.

Một số người có thể phát triển các triệu chứng, nhưng chúng có thể do các vấn đề tiêu hóa khác, chẳng hạn như trào ngược acid hoặc GERD. Nhiễm trùng H. pylori cơ bản cũng có thể gây ra các triệu chứng đáng chú ý.

Một bác sĩ thường sẽ khám phá chứng chuyển hóa đường ruột trong khi kiểm tra các rối loạn tiêu hóa khác, hoặc khi lấy sinh thiết để kiểm tra các mô ung thư ở đường tiêu hóa.

Để điều trị đúng chứng rối loạn này, bác sĩ sẽ làm nội soi, bao gồm việc chèn một ống dài qua miệng vào ống thức ăn và dạ dày.

Một máy ảnh nhỏ ở đầu ống cho phép bác sĩ nhìn thấy các mô gần nhau. Họ cũng có thể loại bỏ một số mô để thử nghiệm, sử dụng một công cụ giống như kim nhỏ.

Một khi chẩn đoán được xác nhận, các bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị khác nhau để giúp làm giảm sự tiến triển của chứng chuyển hóa đường ruột.

Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng H. pylori gây ra chứng chuyển hóa đường ruột, họ có thể đề xuất một khóa kháng sinh.

Điều trị kháng sinh thường kéo dài khoảng 2 tuần.

Các bác sĩ cũng có thể đề nghị các loại thuốc làm giảm acid trong cơ thể để giúp niêm mạc dạ dày hoặc ống thực phẩm lành lại.