Bài toán tính diện tích hình bình hành năm 2024

Ví dụ 2: Một mảnh vườn dạng hình bình hành có tổng độ dài của chiều cao và độ dài đáy là 233m, chiều cao kém độ dài đáy 17m. Người ta trồng ngô trên mảnh vườn đó, tính ra cứ 100m2 thì thu được 60kg ngô. Hỏi đã thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô trên mảnh vườn đó?

Bài 2. Hình bình hành ABCD có cạnh đáy AB = 15cm, chiều cao AH bằng 3/5 cạnh đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó.

Giải:

Chiều cao của hình bình hành ABCD bằng:

15 x 3/5 = 9 (cm)

Diện tích hình bình hành ABCD bằng:

15 x 9 = 135 (cm2)

Đáp số: 135cm2.

Bài 3. Có một miếng đất hình bình hành cạnh đáy bằng 32m, người ta mở rộng miếng đất bằng cách tăng độ dài cạnh đáy thêm 4m được miếng đất hình bình hành mới. Có diện tích hơn diện tích miếng đất ban đầu là 56m2. Hỏi diện tích của miếng đất ban đầu là bao nhiêu?

Giải:

Bài toán tính diện tích hình bình hành năm 2024

Miếng đất sau khi mở rộng có diện tích hơn diện tích ban đầu là 56m2. Phần tăng thêm là diện tích một hình bình hành có cạnh đáy là 4m và có chiều cao bằng chiều cao của miếng đất ban đầu.

Chiều cao của miếng đất ban đầu bằng:

56 : 4 = 14 (m)

Diện tích của miếng đất ban đầu:

32 x 14 = 448 (m2)

Đáp số: 448 m2.

Bài 4. Có một miếng đất hình bình hành, cạnh đáy bằng 48m, chiều cao kém cạnh đáy 12m, trên miếng đất người ta trồng rau, mỗi mét vuông thu hoạch được 2kg rau. Hỏi số rau thu hoạch trên miếng đất là bao nhiêu?

Giải:

Chiều cao của miếng đất là:

48 – 12 = 36 (m)

Diện tích của miếng đất:

48 x 36 = 1728 (m2)

Số rau thu hoạch trên miếng đất:

2 x 1728 = 3456 (kg)

Đáp số: 3456kg

Bài 5. Tính diện tích hình chữ nhật AKCH biết hình bình hành ABCD có diện tích bằng 28cm2.

Bài toán tính diện tích hình bình hành năm 2024

Giải:

Chiều cao AH của hình bình hành ABCD là:

28 : 7 = 4 (cm)

Độ dài cạnh HC hình chữ nhật AKCH là:

7 – 2 = 5 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật AKCH là:

5 x 4 = 20 (cm2)

Đáp số: 20cm2

Bài 6. Tìm diện tích của hình H gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BMNC, biết hình chữ nhật BMNC có chu vi bằng 18cm và chiều dài MN gấp hai lần chiều rộng BM.

Giải:

Bài toán tính diện tích hình bình hành năm 2024

Nửa chu vi hình chữ nhật BMNC bằng:

18 : 2 = 9 (cm)

Coi chiều dài hình chữ nhật BMNC gồm 2 phần bằng nhau thì chiều rộng của nó gồm 1 phần như thế.

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 1 = 3 (phần)

Chiều rộng của hình chữ nhật BMNC:

9 : 3 = 3 (cm)

Chiều dài của hình chữ nhật BMNC:

3 x 2 = 6 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật BMNC:

6 x 3 = 18 (cm2)

Diện tích hình bình hành ABCD:

6 x 2 = 12 (cm2)

Diện tích hình H là:

12 + 18 = 30 (cm2)

Đáp số: 30cm2

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1. Tính diện tích hình bình hành có:

  1. Độ dài đáy 12m, chiều cao 5m
  1. Độ dài đáy 2m 5dm, chiều cao 18dm
  1. Độ dài đấy 56cm, chiều cao 7dm

Bài 2. Cho hình bình hành có:

  1. Diện tích 135cm2 và độ dài đáy 15cm. Tính chiều cao của hình bình hành.
  1. Diện tích 420dm2 và chiều cao 3m. Tính độ dài đáy của hình bình hành.

Bài 3. Cho hình bình hành ABCD có AB = 18cm, AH = 10cm, BC = 12cm. Tính độ dài đoạn thẳng AK, biết AH vuông góc với DC và AK vuông góc với BC.

Bài toán tính diện tích hình bình hành năm 2024

Bài 4. Hình vẽ bên gồm hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABMN. Biết chu vi hình chữ nhật ABCD là 84m, chiều dài hơn chiều rộng 6m. Tính diện tích hình bình hành ABMN.

Bài toán tính diện tích hình bình hành năm 2024

Bài 5. Hình vẽ bên gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật ABEG. Biết BC = 20cm, AH = 27cm, BE = 18cm. Tính chu vi hình chữ nhật ABEG.

Hình bình hành là một trong những loại hình học được các bạn tiếp cận nhiều ở giai đoạn tiểu học. Cũng như bất cứ loại hình học nào cũng vậy, các bạn đều phải tìm hiểu về công thức tính diện tích hình bình hành thật kỹ càng. Bài viết dưới đây sẽ là hành trang trang bị cho các bạn đầy đủ mọi kiến thức về hình bình hành đặc biệt là diện tích hình bình hành.

Khi nắm chắc kiến thức này trong tay thì cách tính diện tích hình bình hành cũng trở nên dễ dàng rất nhiều và không còn làm khó bạn nữa. Để tìm hiểu cũng như tích lũy sâu hơn, mời các bạn theo dõi bài viết của MathExpress nhé!

Bài toán tính diện tích hình bình hành năm 2024

Tìm hiểu khái niệm hình bình hành là gì?

Hình bình hành là một tứ giác có hai cặp cạnh ở vị trí đối diện và song song với nhau. Hoặc, nếu một tứ giác có một cặp cạnh đối diện song song và có độ dài bằng nhau thì ta gọi tứ giác đó là hình bình hành.

Hình bình hành có các đặc điểm đặc biệt sau:

  • Hình bình hành là tứ giác có số đo một góc đối diện bằng nhau
  • Cạnh đối diện của hình bình hành luôn song song và có độ dài bằng nhau
  • Hai đường chéo của một hình bình hành giao nhau tại trung điểm của mỗi đường

Bài toán tính diện tích hình bình hành năm 2024

Chu vi của hình bình hành trong toán học

Chu vi của một hình bình hành được tính bằng tổng độ dài của các đường bao quanh hình đó. Nó cũng là đường bao quanh toàn bộ diện tích, bằng hai lần tổng của bất kỳ cặp cạnh liền kề nào. Có thể hiểu một cách đơn giản là, muốn tính chu vi hình bình hành ta tính tổng độ dài của 4 cạnh tương ứng của hình.

P = (a+b)*2

Trong đó: P là chu vi của hình bình hành, a và b là độ dài 2 cạnh kề của hình bình hành

Các em học sinh muốn học tốt môn Toán có thể đăng ký học gia sư online của MathExpress để nâng cao năng lực bản thân nhanh nhất.

Diện tích của một hình bình hành được tính bằng cách nhân độ dài cạnh đáy với chiều cao của hình. Chúng ta có công thức tính diện tích hình bình hành như sau:

S = a*h

Trong đó: S là diện tích của hình bình hành, a là độ dài cạnh đáy của hình bình hành, h là chiều cao của hình bình hành.

Khi đã nắm vững công thức tính diện tích hình bình hành, chu vi hình bình hành cùng cách tính điểm trung bình môn giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất.

Bài toán tính diện tích hình bình hành năm 2024

Một số công thức tính diện tích của hình bình hành theo dạng

Dạng 1: Tính diện tích khi biết trước độ dài cạnh đáy và chiều cao của hình

Đây chắc chắn là dạng bài cơ bản và đơn giản nhất. Nếu bạn biết số liệu độ dài của cạnh đáy và chiều cao của hình thì công thức tính diện tích hình bình hành sẽ trở nên thật dễ dàng, bạn chỉ cần áp dụng nhanh công thức:

S = a*h

Ví dụ: Cho hình bình hành MNPQ có độ dài cạnh đáy PQ = 5cm. Độ dài đường thẳng nối từ đỉnh M đến cạnh đáy PQ là 6cm. Hãy tính diện tích hình bình hành MNPQ.

Giải: Ta có độ dài cạnh đáy MNPQ đề cho là a = 5cm, độ dài chiều cao = độ dài từ đỉnh M đến cạnh đáy PQ = h = 6cm. Vậy ta có thể tính được diện tích hình bình hành MNPQ được tính theo công thức sau:

S = a*h = 5*6 = 30cm²

Ghi nhớ công thức tính diện tích hình bình hành cùng cách xếp loại học lực cấp 2 giúp các em học sinh có kế hoạch học tập rõ ràng hơn.

Dạng 2: Tính diện tích khi biết trước chiều cao của hình và diện tích hình bình hành cho trước

Đây là dạng bài toán hình yêu cầu tính diện tích hình bình hành MNPQ với độ dài chiều cao h khi đã biết được diện tích của hình bình hành M’N’P’Q’ được tạo nên bởi độ dài chiều cao đã cho h = h’. Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải dạng bài này dễ dàng. Tham khảo thư viện bài giảng của MathExpress giúp các em nâng cao năng lực bản thân hiệu quả.

Ví dụ: Cho một hình bình hành MNPQ bất kì có độ dài cạnh đáy bằng PQ = a = 15cm. Nếu tăng độ dài cạnh đáy lên 3cm nữa thì diện tích hình bình hành mới M’N’P’Q’ với độ lớn diện tích lớn hơn diện tích ban đầu là 15cm². Tính diện tích hình bình hành MNPQ ban đầu.

Giải: Theo số liệu đề bài đề cập ta có diện tích hình bình hành mới = SABCD + 15cm². Từ đó, ta suy ra độ dài chiều cao của hình bình hành = 15 : 3 = 5cm. Vậy diện tích hình bình hành ban đầu MNPQ = a.h = 15*5 = 75cm².

Dạng 3: Tính diện tích khi biết trước độ dài của một cạnh và chu vi của hình bình hành

Để giải được bài toán này công thức cơ bản các bạn cần nhớ đến công thức tính chu vi hình bình hành:

P = (a+b)*2

Ví dụ: Cho hình bình hành MNPQ với độ lớn chu vi bằng 28cm. Và độ dài cạnh đáy bằng 3/4 độ dài cạnh còn lại và có độ dài bằng chiều cao (h). Hãy tính diện tích hình bình hành MNPQ.

Giải: Gọi độ dài cạnh đáy của hình bình hành = a. Ta có: độ dài chiều cao h = a, suy ra, độ dài cạnh còn lại được tính = 3/4a. Ta có công thức:

Chu vi hình bình hành = (a+b)*2 = 28cm = 2*(a + 3/4a) = 2*7/4a = 28 ⇔ a = 8 cm.

Độ dài cạnh còn lại = ¾ a = 6cm.

Độ dài chiều cao h = a = 8cm

Vậy diện tích hình bình hành MNPQ= a*h = 8.8 = 64cm²

Nếu trong quá trình giải các bài tập cần áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành gặp câu hỏi khó mà chưa biết cách giải, bạn có thể tham gia hỏi bài tại MathExpress để tìm được câu trả lời chính xác trong thời gian ngắn nhất nhé.

Bài toán tính diện tích hình bình hành năm 2024

Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã có thể hiểu rõ hơn và nắm được những kiến ​​thức cơ bản về hình bình hành và biết công thức tính diện tích hình bình hành một cách nhanh chóng và đơn giản. Diện tích hình bình hành là một trong những kiến thức nền tảng để các bạn có thể dễ dàng tiếp thu những kiến thức về hình học khác vì vậy vững chắc chủ đề này là một điều cần thiết. Các em có thể tham khảo giải bài tập SGK tất cả các môn để chinh phục được môn Toán. MathExpress chúc các bạn học tốt.

Công thức tính diện tích của hình bình hành là gì?

Áp dụng công thức S = a x h để tính diện tích. Nhân độ dài đáy (a) với chiều cao (h) để tìm diện tích (S). Ví dụ, nếu độ dài đáy là 5 cm và chiều cao là 8 cm, ta có công thức S = 5 x 8, tức diện tích hình bình hành là 40 cm².

Muốn tính diện tích hình bình hành ta cần phải làm gì?

Công thức tính diện dích hình bình hành được phát biểu như sau: Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với độ dài chiều cao.

Diện tích của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?

Công thức tính diện tích của hình bình hành sẽ bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.

Hình bình hành có đáy là hình gì?

Hình bình hành là hình thangHình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.