Khi nhập khẩu hàng hóa thì c o ai câp năm 2024

Litaco cam kết đưa đến cho quý khách hàng dịch vụ an toàn, kịp thời, trách nhiệm đối với mỗi lô hàng và khẳng định là đối tác đáng tin cậy của quý khách hàng.

VINANET- Nếu như năm 2000, trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Ai Cập mới chỉ đạt 21,6 triệu USD thì đến năm 2010, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã đạt 187,08 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 174,85 triệu USD và nhập khẩu 12,23 triệu USD. Đến năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt trên 300 triệu USD.Trong quí I/2012 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ai Cập đạt 101,13 triệu USD, tăng 230,29% so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập nhìn chung vẫn là các mặt hàng truyền thống như hàng thuỷ sản, hạt tiêu, sợi các loại, linh kiện phụ tùng ô tô, cà phê, v.v... Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Ai Cập mật củ cải đường, hóa chất, sữa và sản phẩm sữa, sản phẩm sắt thép, tân dược.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị XK thủy sản của Việt Nam sang Ai Cập năm 2011 đạt 59,73 triệu USD, tăng gần 3 lần so với 20,44 triệu USD của năm 2007.

Đáng chú ý là tỷ trọng mặt hàng cá tra của Việt Nam XK sang Ai Cập đang có xu hướng giảm dần so với mặt hàng tôm, chỉ trong vòng 5 năm, khối lượng và kim ngạch XK tôm của Việt Nam sang Ai Cập đã tăng 10 lần từ 2 triệu USD năm 2007 lên 20 triệu USD năm 2011. Một số DN nhận định nhu cầu tôm tại thị trường này tương đối lớn và giá cả cũng hấp dẫn hơn so với các thị trường Trung Đông. Nếu tăng nhanh được sản lượng nuôi tôm chân trắng trong nước thì các DN nước ta vẫn có khả năng xúc tiến nhiều đơn hàng sang thị trường Ai Cập trong tương lai.

Trong quí I/2012, Việt Nam thu về từ Ai Cập 16.290.281 USD xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản và cũng là mặt hàng đứng đầu xuất khẩu vào thị trường này, tăng 142,76% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 16,1% tổng giá trị xuất khẩu.

Hàng năm Ai Cập vẫn phải nhập từ nước ngoài một số lượng lớn khoảng 300.000 tấn các sản phẩm thủy sản như mực, tôm, tôm nõn, philê basa, thịt cua biển…với kim ngạch gần 400 triệu USD. Dự báo nhu cầu NK sẽ tăng 10 – 12% mỗi năm trong vòng 5 năm tới do dân số tăng, các nhà máy chế biến cá hộp tiếp tục được xây dựng và lượng khách du lịch nước ngoài đến Ai Cập tăng nhanh.

Ngoài mặt hàng thuỷ sản, Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng như: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng trị giá 15.009.430 USD, tăng 646,61% so với cùng kỳ năm trước; xơ, sợi dệt các loại đạt 13.334.658 USD; hạt tiêu đạt 11.963.200 USD, tăng 121,6%. Đáng chú ý xuất khẩu cà phê tăng rất mạnh tăng tới 961,7%, thu về 10.104.973 USD.

Số liệu xuất khẩu sang Ai Cập quí I/2012

Mặt hàng XK

ĐVT

Quí I/2011

Quí I/2012

%tăng, giảm quí I/2012 so với quí I/2011

Tổng

USD

30.620.809

101.138.516

230.29

Hàng thuỷ sản

USD

6.710.408

16.290.281

142.76

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

USD

2.010.350

15.009.430

646.61

Xơ, sợi dệt các loại

Tấn

13.334.658

Hạt tiêu

Tấn

5.398.552

11.963.200

121.6

Cà phê

Tấn

951.774

10.104.973

961.7

Phương tiện vận tải và phụ tùng

USD

2.248.112

5.537.496

146.32

Hàng dệt may

USD

1.246.294

1.559.965

25.17

Sắt thép các loại

Tấn

423.019

610.369

44.29

Một số qui định về nhập khẩu tại Ai Cập

Ai Cập là nước nông nghiệp, công nghiệp tương đối phát triển ở Châu Phi và cũng là nước Ả rập đầu tiên có quan hệ với Việt Nam. Trong những năm qua, quan hệ kinh tế, ngoại giao của 2 nước liên tục phát triển. Dưới đây là một số quy định về nhập khẩu của Ai Cập nhằm giúp các Doanh nghiệp Việt Nam có thêm thông tin về thị trường này

Chứng từ nhập khẩu

Bộ chứng từ cần thiết để thông quan lô hàng vào Ai Cập qua hải quan Ai Cập bao gồm :

  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading - B/L) hoặc thư bảo lãnh (Letter of Guarantee - L/G)
  • Hoá đơn thương mại bản gốc (Original Commercial Invoice).
  • Hoá đơn chiếu lệ (Pro - forma Invoice).
  • Phiếu đóng gói (Packing Lists).
  • Bảng kê trọng lượng hàng hóa (Weight Lists)
  • Đơn bảo hiểm (Insurance Policy).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) do phòng thương mại (Chamber of Commerce) của nước xuất xứ chứng nhận và do đại sứ hoặc lãnh sự Ai Cập tại nước xuất xứ chứng thực.
  • Giấy phép nhập khẩu của người nhập khẩu (đối với mặt hàng thuộc diện phải xin phép nhập khẩu).
  • Giấy chứng nhận đại lý uỷ quyền hợp pháp (Nếu người nhập khẩu làm đại lý cho một hãng sản xuất của nước ngoài).

- Ngoài ra, tuỳ vào hàng hoá nhập khẩu, người nhập khẩu sẽ phải xuất trình các giấy tờ khác. Ví dụ:

  • Nếu nhập khẩu hàng nông sản thì phải xuất trình giấy chứng nhận thực phẩm (Food Certificate)
  • Nếu nhập khẩu các chất phụ gia và các nguyên liệu sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm thì phải xuất trình giấy chứng nhận hoá học (chemical certificates).
  • Nếu nhập khẩu sản phẩm lông thú thì phải xuất trình giấy chứng nhận tiệt trùng (disinfection certificates).
  • Đối với một số sản phẩm phải xuất trình giấy chứng nhận quản lý chất lượng (quanlity control certificates).
  • Đối với một số sản phẩm bắt buộc phải xuất trình giấy chứng nhận vệ sinh (disinfection certificate).
  • Đối với sản phẩm từ động, thực vật buộc phải có sự kiểm tra của ban kiểm dịch nông nghiệp và ban kiểm dịch động vật.
  • Trong trường hợp nhập khẩu xe hơi, trong bộ chứng từ thông quan nhập khẩu sẽ phải có giấy chứng nhận của nhà sản xuất, số hiệu xe và các chi tiết kỹ thuật.
  • Đối với hàng dệt may, tên nhà sản xuất và nước xuất xứ phải được khắc rõ ở mép vải nếu vải dài từ 30 mét trở lên, phải xuất trình hoá đơn chiếu lệ và hoá đơn cuối cùng (pro-forma and final invoice) trên đó cần ghi rõ các thông tin về kích cỡ và chất lượng sản phẩm.

- Những chứng từ có thể tuỳ ý xuất trình hoặc không:

  • Thư của ngân hàng chứng tỏ đã thanh toán tất cả các chi phí hành chính. Nếu không xuất trình thư này thì người nhập khẩu sẽ phải trả tất cả các chi phí hành chính tại cảng.
  • Giấy chứng nhận bức xạ (Radination Certificate). Đây là giấy chứng nhận có thể sẽ phải xuất trình đối với hàng nông sản nhập khẩu…

Giấy phép nhập khẩu

Từ tháng 7 năm 1993, Ai Cập đã bãi bỏ yêu cầu về giấy phép nhập khẩu hay yêu cầu có sự phê chuẩn của cơ quan chức năng trước khi nhập khẩu.Tuy nhiên hiện nay còn một số mặt hàng như sản phẩm từ động vật vẫn buộc phải có giấy phép nhập khẩu.

Ngoài ra, theo những thoả thuận song phương mới đây với Li-băng, Ai Cập yêu cầu việc nhập khẩu các mặt hàng sau phải có giấy phép nhập khẩu: xi măng (cement), thạch cao (gypsum, plaster), vôi sống (quick lime), thanh kim loại bằng đồng và thanh hợp kim (copper and alloyed wires), dây và cáp điện trần và dây cách điện (electrical and insulated electrical wires and cables).

Các mặt hàng cấm nhập khẩu

Hiện nay, Ai Cập vẫn còn một số mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, lý do chủ yếu là để bảo đảm vệ sinh, y tế và an toàn. Những mặt hàng này gồm: chất hoá học độc hại, một số chất hoá học và thuốc trừ sâu; một số loại dược phẩm và những sản phẩm liên quan đến sức khoẻ khác; một số hàng nông sản như cây cối, da sống, động vật sống; ma tuý. Việc nhập khẩu máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, bình xịt (thuốc trừ sâu, nước hoa...) sử dụng những chất gây hại cho tầng Ozone cũng bị cấm nhập khẩu. Điều này thể hiện sự đóng góp của Ai Cập trong việc thực hiện nghị định thư Montreal về việc loại bỏ những chất gây hại cho tầng Ozone.

Danh mục các sản phẩm bị hạn chế hay cấm nhập khẩu vào Ai Cập được thay đổi 6 tháng 1 lần.

Hạn chế nhập khẩu

- Giấy phép nhập khẩu:

Từ tháng 7 năm 1993, Ai Cập đã bãi bỏ yêu cầu về giấy phép nhập khẩu hay yêu cầu có sự phê chuẩn của cơ quan chức năng trước khi nhập khẩu.Tuy nhiên hiện nay còn một số mặt hàng như sản phẩm từ động vật vẫn buộc phải có giấy phép nhập khẩu.

- Hạn ngạch nhập khẩu: Ai Cập không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.

- Giám sát nhập khẩu: Ai Cập không áp dụng các quy định về giám sát nhập khẩu.

- Các rào cản kỹ thuật

- Kiểm dịch động, thực vật

- Yêu cầu về nhãn mác

- Các biện pháp về cán cân thanh toán

- Ai Cập không có quy định về hạn chế ngoại hối, cũng không hạn chế giao dịch ngoại hối.

Khi gia nhập WTO, Ai Cập đã cam kết thực hiện những biện pháp về cán cân thanh toán và cam kết xoá bỏ các quy định cấm nhập khẩu có điều kiện đối với mặt hàng dệt may, thêu và mỹ phẩm. Hiện nay việc nhập khẩu một số mặt hàng vẫn bị cấm hoặc bị hạn chế vì những lý do liên quan đến cán cân thanh toán. Nhưng xu hướng hiện nay là sẽ giảm dần danh mục các mặt hàng bị cấm/ hạn chế nhập khẩu, hoặc nếu có thì việc cấm hay hạn chế nhập khẩu cũng chỉ vì lý do an toàn sức khoẻ.

Tạm nhập

Hàng hóa từ một số nước có thể được tạm nhập vào khu mậu dịch tự do (FTA) của Ai Cập, sau đó tái xuất sang các nước khác (chủ yếu ở Tây Phi).