Tuoổi thọ trung bình tổng cục thống kê năm 2024

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2023. Theo thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 là 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người so với năm 2022.

Hiện Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.

Trong đó, nam giới là 50 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1%. Tỉ số giới tính của dân số là 99,5 nam/100 nữ.

Theo Tổng cục Thống kê, mức sinh đang có xu hướng giảm nhẹ, tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây. Dự báo mức sinh tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo (tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%).

Cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỉ lệ người cao tuổi và giảm tỉ lệ dân số trẻ. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và cũng đồng thời trong quá trình già hóa dân số.

Cụ thể, tỉ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi giảm từ 24,3% năm 2019 xuống khoảng 23,9% năm 2023; trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 11,9% năm 2019 lên 13,9% vào năm 2023. Nhóm dân số trong độ tuổi từ 15-59 tuổi chiếm 63,8% năm 2019 giảm xuống còn 62,2% năm 2023.

Bên cạnh đó, tổng tỉ suất sinh năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ. Tỉ suất sinh của Việt Nam thấp hơn trung bình của các nước Đông Nam Á (2,0 con/phụ nữ). Đặc biệt, tình trạng mất cân bằng giới tính vẫn còn ở mức cao. Tỉ số giới tính khi sinh năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái.

Người Việt có tuổi thọ trung bình 73,7 tuổi

Theo Tổng cục Thống kê, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tỉ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng do những thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khoẻ người dân được cải thiện.

Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi (năm 2022 là 73,6 tuổi), trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi.

Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, tuy nhiên lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ 2. Tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước.

Chia sẻ với báo chí trước đó, PGS.TS Nguyễn Trung Anh, giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, cho hay người cao tuổi Việt Nam mắc rất nhiều bệnh. Mỗi người cao tuổi trung bình chịu đựng 14 năm sau của cuộc đời với nhiều bệnh tật phối hợp.

“Cụ thể, trung bình một người trên 60 tuổi mắc 3-4 bệnh, đặc biệt những người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh. Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ y tế đối với người cao tuổi, người dân cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh. Trong đó, cần tầm soát sức khỏe, phát hiện bệnh sớm và quản lý tốt các bệnh tật không lây nhiễm…”, ông Trung Anh chia sẻ.

Theo báo cáo của Cục Dân số (Bộ Y tế), tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2023 là 73,7 tuổi, tăng nhẹ so với năm 2022 là 73,6 tuổi, trong đó tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là 76,5 tuổi.

  • Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng thêm 33 tuổi

Dù tuổi thọ tăng nhưng tuổi thọ khoẻ mạnh của người Việt chỉ đạt 65 tuổi. Trung bình mỗi người cao tuổi mắc 3 bệnh.

Tuoổi thọ trung bình tổng cục thống kê năm 2024

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình từ lúc sinh ra của người Việt Nam thấp hơn 3 quốc gia là: Singapore (83 tuổi), Brunây (78 tuổi), Thái Lan (76 tuổi), nhưng lại cao hơn so với trung bình chung của khu vực Đông Nam Á.

Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 là 103 triệu người, tăng 834,8 nghìn người so với năm 2022. Hiện, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới. Trong đó, nam giới là 50 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1%. Tỉ số giới tính của dân số Việt Nam là 99,5 nam/100 nữ.

Đến hết năm 2023, Việt Nam đạt 100,3 triệu người, tuy vậy theo dự báo của Tổng cục Thống kê hiện dân số Việt Nam chưa đạt đỉnh. Dân số nước ta sẽ tăng lên 107 triệu người vào năm 2044, sau đó giảm xuống 72 triệu người vào năm 2100.

Theo báo cáo của Cục Dân số (Bộ Y tế), tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2023, là 73,7 tuổi, tăng nhẹ so với năm 2022 là 73,6 tuổi, trong đó tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là 76,5 tuổi. Dù tuổi thọ tăng nhưng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt chỉ đạt 65 tuổi. Trung bình mỗi người cao tuổi mắc 3 bệnh.

Tuoổi thọ trung bình tổng cục thống kê năm 2024

Tuổi thọ trung bình của người Việt tăng nhưng số năm sống khỏe lại giảm

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam hiện thấp hơn 3 quốc gia là: Singapore (83 tuổi), Brunây (78 tuổi), Thái Lan (76 tuổi) và cao hơn so với trung bình chung của khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết năm 2023 dân số tăng gần 835.000 người (0,84%) so với năm 2022. Trong đó, dân số thành thị 38,2 triệu người, chiếm hơn 38%; dân số nông thôn hơn 62 triệu người, chiếm gần 62%; nam 50 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1%.

Tỉ số giới tính khi sinh của dân số Việt Nam năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái. Con số này tiếp tục phản ánh tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta vẫn ở mức cao.

Tổng tỉ suất sinh năm 2023 Việt Nam là 1,95 con/phụ nữ, giảm so với năm ngoái (2,01 con) và dưới kế hoạch mức sinh thay thế 2,1 con. Hai khu vực báo động là vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, mức sinh tiếp tục xuống sâu (khoảng 1,5 con/phụ nữ). Năm nay, mức sinh của TP HCM là 1,27 con/phụ nữ, thấp nhất nước.

Tuoổi thọ trung bình tổng cục thống kê năm 2024

Mức sinh giảm sâu ở khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Ông Mai Trung Sơn, Phó vụ trưởng Quy mô dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết tỉ lệ tăng dân số Việt Nam giảm mạnh từ mức rất cao 3,9% (1960) xuống còn 1,14% (2019) và 0,95% (2021).

Liên Hợp Quốc dự báo năm 2500 dân số Việt Nam chỉ còn 3,6 triệu người, bằng tỉnh Nghệ An bây giờ, nếu mức sinh tiếp tục giảm.

Đại diện Cục Dân số cho biết giảm sinh là xu hướng toàn cầu nhưng Việt Nam "nhanh hơn thế giới" và ngày càng rõ nét. Nếu những năm trước, phụ nữ thành thị sinh hơn 1,7 con, hai năm gần đây, mức sinh xuống thấp dưới 1,7. Ở nông thôn, mức sinh năm 2023 ước tính cũng xuống dưới mức sinh thay thế, trong khi vài năm trước, con số này tiệm cận mức 2,4.

Điều này sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động, các vấn đề về dân số già và chăm sóc người cao tuổi. Do đó, chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 là duy trì vững chắc mức sinh thay thế; bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con, tăng 10% tổng tỉ suất sinh ở các địa phương có mức sinh thấp.

Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con, có chính sách hỗ trợ vợ chồng sinh đủ hai con...