Bài thu hoạch về chính sách xã hội

(Quang Binh Portal) - Ngày 12/4/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 560/KH-UBND về việc triển khai thực hiện một số vấn đề về chính sách xã hội năm 2022 nhằm thực hiện tốt công tác chăm lo chính sách xã hội ở tất cả các vùng, miền trên địa bàn tỉnh và phát triển hệ thống chính sách xã hội toàn diện; đặc biệt quan tâm chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, giảm nghèo bền vững, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, dịch vụ xã hội cơ bản, tối thiểu cho người dân, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của người dân.

Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo; tăng cường đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động; triển khai các giải pháp để tạo việc làm cho lao động; tham mưu triển khai kịp thời, đồng bộ các chính sách của Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; tiếp tục chỉ đạo tập trung ưu tiên cho công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân.

Bảo hiểm Xã hội tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội cho tất cả người lao động; nâng cao hiệu quả việc sử dụng Thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung tiến tới tự động hóa việc cập nhật thông tin, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội.

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến dịch Covid-19 phù hợp với tình hình mới của dịch bệnh; chú trọng nâng cao chất lượng dạy học; chủ động phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt; tiếp tục rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp theo nguyên tắc tạo thuận lợi, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh...

Sở Y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân, trước hết là đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh; kịp thời khống chế dịch bệnh Covid-19 và triển khai chuyển trạng thái thích ứng mới về phòng, chống dịch Covid-19; chủ động các biện pháp phòng, chống một số bệnh dịch ảnh hưởng đến cộng đồng; triển khai chiến lược vắc xin toàn diện, hiệu quả; nâng cao khả năng phòng ngừa, chống chịu và khắc phục rủi ro của người dân; phát huy vai trò của mạng lưới y tế cơ sở, đội phản ứng nhanh, tổ hỗ trợ điều trị trong phòng, chống dịch bệnh; thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, có biện pháp đảm bảo cân bằng giới tính hợp lý; nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, chú trọng đối tượng là người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính tại cộng đồng.

Sở Xây dựng phối hợp với cơ quan có liên quan huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác; rà soát tiến độ thực hiện dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh đang triển khai; từng bước giải quyết nhu cầu nhà ở cho người lao động tại khu công nghiệp, học sinh, sinh viên; đổi mới cơ chế hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp ở đô thị để có giá thuê, giá mua hợp lý.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt giải pháp tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; rà soát quy hoạch đất lúa có hiệu quả thấp để chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn; triển khai chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP để góp phần giảm nghèo và thúc đẩy sản xuất kinh doanh; phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, an toàn dịch bệnh và môi trường (VietGAP), khuyến khích sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị; đẩy mạnh quy mô tái đàn, khôi phục đàn lợn, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm khác để đảm bảo nguồn cung cho thị trường; tập trung nâng cao chất lượng giống chăn nuôi phù hợp thị hiếu tiêu dùng… Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai Dự án chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh; đẩy mạnh công tác chỉnh trang, thu hồi, hạ ngầm các tuyến cáp khu vực đô thị, tăng cường mô hình chỉnh trang tuyến cáp kiểu mẫu;; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền về chính sách xã hội, chú trọng đến các đối tượng hộ nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn.

Công an tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện tốt công tác quản lý người nghiện, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai; phòng, chống mua bán người, đưa người xuất, nhập cảnh trái phép, tệ nạn mại dâm, tội phạm xâm hại tình dục, nhất là xâm hại tình dục trẻ em… với mục tiêu phòng ngừa các tệ nạn xã hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nạn nhân tiếp cận các dịch vụ pháp lý, y tế, giáo dục, xã hội, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng...

Ban Dân tộc tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các chính sách dân tộc khác; hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh...

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người, xuất nhập cảnh trái phép ở khu vực biên giới; phát huy tốt vai trò của Bộ đội Biên phòng tỉnh trong việc tham mưu, phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu Quốc gia về văn hóa, giáo dục, y tế ở khu vực biên giới...

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 các Chương trình mục tiêu Quốc gia; tranh thủ các nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), các dự án viện trợ phi Chính phủ (NGOS); đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư phát triển các cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội.

Sở Tài chính trên cơ sở dự toán trong năm 2022 của các sở, ngành, địa phương để thực hiện chính sách an sinh xã hội theo nhiệm vụ được UBND tỉnh giao; tham mưu UBND tỉnh sớm phân bổ kinh phí để các sở, ngành, địa phương triển khai kịp thời và hoàn thành tốt các chính sách xã hội được giao.

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh hoạt động tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 theo chỉ đạo của UBND tỉnh; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay ưu đãi cho các đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.

Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên tham gia phổ biến, thực hiện, vận động tổ chức, doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên và người dân tích cực tham gia, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này, đồng thời tham gia với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và chủ trì giám sát việc triển khai các chính sách xã hội; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; vận động tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo phát triển kinh tế, xóa nhà tạm bợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội…

PV Hồng Mến

Công cuộc đổi mới đất nước mà trước hết là đổi mới về tư duy đã làm thay đổi nhận thức về quá trình phát triển của nền kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa. Trải qua quá trình vận động và biến đổi không ngừng của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo đất nước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…., ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

I.THỰC TRẠNG

1.Thành tựu đạt được

Thực hiện quá trình đổi mới đất nước đã góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Công tác củng cố quốc phòng an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế được nâng cao và mở rộng.

Qua quá trình thực hiện mở cửa, đổi mới nền kinh tế đất nước Đảng ta luôn quan tâm công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trên cả thực tiễn và lý luận để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn, từng bước hình thành và mang nhiều đặc điểm của nền kinh tế hiện đại. Cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật không ngừng được hoàn thiện và đổi mới phù hợp hơn với pháp luật quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để giao thương hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của nước ta.

Nền kinh tế ngày càng nâng cao về sức cạnh tranh và không ngừng lớn mạnh. Đổi mới cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, đồng thời kinh tế tư nhân ngày càng được thúc đẩy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Các yếu tố về giá cả hàng hóa, dịch vụ được đồng bộ, gắn kết với thị trường.

Cơ chế hội nhập sâu rộng và đa dạng về hình thức, cấp độ phù hợp với chuẩn mực của thị trường. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội, tạo điều kiện để người dân yên tâm lao động, sản xuất và được hưởng thành quả của quá trình phát triển kinh tế. Đảng đổi mới về phương thức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Một số hạn chế, bất cập

Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, chưa tạo ra sự bình đẳng thực sự giữa các chủ thể kinh tế. Sự minh bạch và ổn định trong môi trường kinh doanh chưa cao, chưa đảm bảo được đầy đủ quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Còn gặp nhiều vướng mắc trong việc xác lập giá cả của một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, cơ chế vận hành thị trường còn chậm và kém hiệu quả. Gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, công bằng và tiến bộ xã hội chưa được đảm bảo thực thi trên thực tế.

Quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội còn nhiều bất cập, chưa đạt hiệu quả cao. Công tác xử lý những cán bộ sai phạm trong công tác quản lý vẫn chưa kịp thời, để lại nhiều hậu quả, thiệt hại về kinh tế khó khắc phục. Việc xử lý tranh chấp thương mại quốc tế và phòng ngừa rủi ro vẫn còn thiếu tính chủ động.

Những hạn chế trên là do tư duy bao cấp vẫn còn ảnh hưởng đến việc đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, nhận thức về bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm và chưa đầy đủ.

Sự suy thoái về đạo đức chính trị, tình trạng quan liêu, tham những, hối lộ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm chậm quá trình đổi mới, phát triển kinh tế. Ở các cấp, các ngành việc quán triệt tư tưởng, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước còn chưa được thực hiện nghiêm túc.

II. NHẬN THỨC VỀ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải được xem xét, tiếp cận từ thực tiễn chứ không phải là từ tư duy lý luận tự biện, xa rời thực tế. Xem xét trong mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại giữa nền kinh tế trị trường Việt Nam và nền kinh tế thị trường thế giới.

Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự vận động khách quan, một sự vận động trong quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó không thể xem xét tách biệt thể chế kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với toàn bộ quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Con đường đi tới chủ nghĩa xã hội đặt ra những mục tiêu và yêu cầu nhất định, trong đó có yêu cầu về xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sự phát triển của quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự vận động không ngừng để vươn tới những giá trị tốt đẹp của quốc gia, dân tộc, của nhân loại. Trong nhận thức và hoàn thiện xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tham gia Cộng đồng an ninh – kinh tế – văn hóa – xã hội  ASEAN, tham gia WTO, Liên hợp quốc, các Hiệp định thương mại tự do….Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm thực hiện hiệu quả vai trò lãnh đạo, quản lý của Nhà nước.

Thứ ba, quan điểm của Đảng ta là xây dựng Việt Nam thành một nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh tạo định hướng để xây dựng cơ chế, chính sách bao trùm mọi lĩnh vực quản lý của Nhà nước. Đây không phải là những lý thuyết giáo điều mà là sự vận động của hiện thực xã hội phát triển.

Trong quá trình hợp tác, mỗi nước đặt lợi ích của quốc gia dân tộc mình lên trên hết đồng thời tôn trọng lợi ích và sự phát triển chung của các nước khác. Hội nhập quốc tế sâu rộng là quá trình khách quan, đòi hỏi mỗi nước phải nhận thức được cơ hội lớn cho phát triển đất nước.

Việt Nam đã từng bước phát triển nền kinh tế theo những giá trị chung, hội nhập quốc tế ngày càng hiệu quả hơn đồng thời đề cao những giá trị riêng và tính chuyên biệt trong quan hệ của Việt Nam với các nước trên trường quốc tế.

Thứ tư, quá trình thực hiện đường lối đổi mới Đảng ta đã có những nhận thức mới về bản chất của nền kinh tế thị trường và sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường được tiếp cận từng bước với sản xuất hàng hóa. Đảng ta nhận định sản xuất hàng hóa tồn tại khách quan, là sự phát triển của nền văn minh nhân loại, do vậy sản xuất hàng hóa là cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là mô hình tổng quát phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, theo đó kinh tế tế thị trường phát triển tới trình độ cao dưới chủ nghĩa tư bản nhưng không đồng nghĩa với tư bản chủ nghĩa. Đảng ta xác định kinh tế thị trường được sử dụng làm phương tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nguyên tắc vận hành nền kinh tế thị trường được tạo lập để giải phóng sức sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân.

Thứ năm, quan điểm của Đảng ta xác định kinh tế thị trường không phải là bản chất đặc trưng của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội hoàn toàn có thể vận dụng phát triển kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường luôn tồn tại hai mặt là tích cực và hạn chế, chúng tác động khác nhau trong các lĩnh vực từ văn hóa, xã hội cho tới khoa học công nghệ, tài chính, y tế….

Dựa vào đặc điểm của thể chế kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam mà đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng một cách hiệu quả và đúng đắn thể chế kinh tế thị trường.

Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở phương diện xây dựng cơ chế giải phóng sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển con người, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải xây dựng thể chế để đảm bảo lợi ích mọi mặt cho nhân dân, mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài để phát triển con người Việt Nam.

Những mặt tích cực của cơ chế thị trường làm phát triển các giá trị tốt đẹp, những mặt tiêu cực lại gây ra những hạn chế nhất định. Vấn đề này đặt ra yêu cầu phải có những cơ chế để phát huy những mặt mạnh, tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực.

Thứ sáu, trách nhiệm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải phát triển nền kinh tế vận hành theo những quy luật, giá trị khách quan của nền kinh tế thị trường chung, tích hợp với những giá trị tốt đẹp của Việt Nam, phát triển từng bước, theo từng giai đoạn.

Trong đó, hệ giá trị con người, giá trị công dân được thể hiện ở chế định Hiến pháp, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý phù hợp và hiệu quả. Phát triển không chỉ về kinh tế mà phải đồng bộ phát triển các lĩnh vực xã hội như dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa….

Bài thu hoạch về chính sách xã hội

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Thứ nhất, nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Xây dựng và vận hành nền kinh tế đồng bộ, thống nhất, đạt hiệu quả cao. Đưa kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế.

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đổi mới, kế thừa có chọn lọc và phát huy những điểm tiến bộ trong xây dựng và đổi mới. Nhận thức rõ vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý và xây dựng hệ thống chính sách pháp luật phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xác lập và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, lấy con người làm trung tâm, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, từng bước phát triển hướng tới một xã hội thật sự dân chủ, công bằng và văn minh.

Thứ hai, nhận thức rõ vai trò của kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở kết hợp và phát huy sức mạnh của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. Tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh bình đằng giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế. Phân phối chủ yếu theo hiệu quả kinh tế và kết quả lao động và hệ thống an ninh xã hội, phúc lợi xã hội.

Thứ ba, Nhà nước đóng vai trò định hướng, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, sử dụng chính sách và các nguồn lực điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường.

Thứ tư, thể chế hóa quyền sở hữu tài sản, bảo đảm công khai, minh bạch, nhất là trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công, đảm bảo quyền tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân được bảo vệ và thực hiện các giao dịch một cách thông suốt, có hiệu quả.

Phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai đi đôi với hoàn thiện pháp luật về đất đai. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, lãng phí trong lĩnh vực đất đai một cách nhanh chóng, kịp thời. Minh bạch việc sử dụng đất công, giám sát và nâng cao hiệu quả việc giao đất cho cho các cộng đồng và doanh nghiệp nhà nước sử dụng. Tạo cơ chế thuận lợi, nhanh chóng và minh bạch cho các giao dịch về chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến đất đai khác.

Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập bền vững của người dân, đồng thời đảm bảo không để khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

Pháp luật về đầu tư vốn Nhà nước, tài sản công phải được hoàn thiện, quản lý và sử dụng có hiệu quả. Có cơ chế để giám sát và quản lý tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện chính sách xã hội.

Thứ năm, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. trước hết phải hoàn thiện thể chế và xây dựng chế độ pháp lý kinh doanh không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Xây dựng pháp luật để tạo cơ chế thị trường cạnh tranh bình đẳng, cùng phát triển, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Xóa bỏ rào cản đối với các hoạt động kinh doanh, đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình khởi nghiệp. Tái cơ cấu, đổi mới đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, tái cấu trúc đối với những doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đảm bảo các tài sản Nhà nước đã đầu tư. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giảm sát tránh để tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước.

Thứ sáu, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tạo cơ chế tự chịu trách nhiệm trong phạm vi hoạt động của tổ chức. Tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính để tối đa hóa các dịch vụ công, có cơ chế đánh giá độc lập giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, thu hút trực tiếp đâu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, định hướng lại nền kinh tế và quy hoạch phát triển kinh tế.

Thứ bảy, đồng bộ các yếu tố thị trường, cơ chế giá thị trường công khai, minh bạch. xây dựng chính sách xã hội lồng ghép với giá hàng hóa, dịch vụ, hỗ trợ cung cấp dịch vụ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Rà soát, tiếp cận các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp để tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp đồng thời tăng tính minh bạch trong quản lý Nhà nước.

Phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ và hạ tầng thương mại. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để có cơ chế đánh giá, phân loại, bảo vệ hợp lý thị trường trong nước.

Phát triển những thị trường mới. Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, hiệu quả của thị trường chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán…..Phát triển đồng bộ khoa học kĩ thuật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Kiểm soát lạm phát và thị trường tiền tệ, nâng cao năng lực tài chính và xử lý dứt điểm những yếu kém trong chính sách về tài chính, ngân hàng.