Bài tập tình huống kỹ năng tư vấn pháp luật

You're Reading a Free Preview
Pages 6 to 12 are not shown in this preview.

Khi cuộc sống ngày càng được nâng cao, xã hội ngày càng phát triển thì lại càng có nhiều vấn đề vướng mắc phát sinh.

Con người có nhu cầu nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khi họ không thể tự bảo vệ hoặc chưa có cách nhìn nhận đúng đắn về những vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, họ sẽ tìm đến những trung tâm tư vấn pháp luật, văn phòng luật sư… để được tư vấn một cách chính xác, cụ thể nhất.

Tư vấn pháp luật gồm tư vấn bằng lời nói và tư vấn bằng văn bản, mỗi loại tư vấn có những đặc trưng, yêu cầu riêng.

Trong đó tư vấn bằng văn bản là hình thức tư vấn khá phổ biến. Để hiểu rõ hơn hình thức tư vấn này thông qua đề bài sau “Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản, minh họa bằng các tình huống thực tiễn”

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật-TS. Phần Chí Hiếu, ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga-NXB Công an nhân dân
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

Khái quát chung về tư vấn pháp luật

Tư vấn vấn pháp luật

Tiết 1 khoản 1 điều 28 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đưa ra khái niệm tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Như vậy, tư vấn pháp luật không phải chỉ là cung cấp lý thuyết về các điều luật đã được quy định mà còn phải kèm theo lời khuyên, cách ứng dụng pháp luật vào trường hợp cụ thể của người cần tư vấn.

Các lĩnh vực tư vấn rất rộng, trải từ dân sự, hình sự, kinh tế – thương mại cho tới hành chính, lao động,… (tiết 2 khoản 1 điều 28 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2011)

Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản, minh họa bằng các tình huống thực tiễn

Tư vấn pháp luật bằng văn bản

Tư vấn pháp luật bằng văn bản được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng văn bản với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà khách hàng cần tư vấn.

Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành khi:

Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp người tư vấn và không muốn tư vấn qua điện thoại.

Khách hàng muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi để người tư vấn trả lời bằng văn bản.

Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho mục đích khác của họ.

Những vụ, việc phức tạp mà nếu người tư vấn tư vấn bằng lời nói thì khách hàng không nắm bắt hết được.

Theo yêu cầu của khách hàng việc tư vấn bằng văn bản có thể được thực hiện theo hai hình thức: Khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax và khách hàng trực tiếp đến gặp người tư vấn và đề nghị tư vấn bằng văn bản.

Khi thực hiện tư vấn bằng văn bản thông thường hai bên (người tư vấn và khách hàng) phải ký hợp đồng tư vấn pháp luật với nhau (ví dụ: Điều 26 Luật Luật sư quy định về thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý). Trong trường hợp một bên yêu cầu thì hợp đồng phải được công chứng.

Nội dung tư vấn bằng văn bản

Đặc trưng của tư vấn pháp luật bằng văn bản

Viết của người tư vấn pháp luật

Là việc sử dụng ngôn từ dưới dạng viết của người tư vấn pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp để truyền đạt thông tin tới người được tư vấn nhằm tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của họ

Có mục đích cụ thể.

Không chỉ là hình thức trao đổi thông tin thông thường mà còn là công cụ, phương tiện thực hiện nghề nghiệp.

Có khả năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Những yêu cầu khi tư vấn pháp luật bằng văn bản

Cũng như việc tư vấn bằng miệng, việc tư vấn bằng văn bản yêu cầu phải quán triệt các bước sau đây:

Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng.

Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số trường hợp cần thiết.

Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan để phục vụ cho việc tư vấn.

Soạn văn bản trả lời cho khách hàng.

Những yêu cầu chung khi viết văn bản tư vấn

Tính lôgic

Tất cả các văn bản do luật sư soạn đòi hỏi tính lôgic rất cao, nghĩa là phải được trình bày trong một trật tự lôgic. Để đảm bảo tính lôgic của văn bản, trước khi bắt tay vào soạn thảo, người soạn cần hình dung trong đầu những nội dung chính nào cần viết và xây dựng một đề cương hay dàn ý. Chẳng hạn, một trật tự mà mọi thư tư vấn đều tuân thủ là:

  • Khẳng định phạm vi tư vấn;
  • Mô tả tóm tắt sự việc và các tài liệu đã kiểm tra;
  •  Xác định các vấn đề luật sư được yêu cầu tư vấn;
  • Phân tích sự việc, đưa ra giải pháp và lời khuyên;
  • Kết thúc (chào cuối thư).

Nếu trong một thư cần phải cần phải đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau thì cũng cần cố gắng trình bày trong một trật tự lôgic, ví dụ, vấn đề A làm nảy sinh vấn đề B thì phải đề cập vấn đề A rồi đến vấn đề B. Nên cố gắng tránh việc khách hàng đọc tận cuối thư mới hiểu được vấn đề đã nói ở đầu thư.

Tính súc tích

Tính súc tích yêu cầu phải diễn đạt sự việc bằng số lượng từ ít nhất chừng có thể. Điều đó có nghĩa là tránh diễn đạt dài dòng, không nhắc lại hai ba lần cùng một sự việc và đừng nói đến những điều không liên quan đến vấn đề mà khách hàng đặt ra. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đừng lạm dụng quá sự súc tích, diễn đạt quá ngắn gọn đến độ khách hàng không hiểu được luật sư muốn nói gì.

Tính chính xác

Văn bản do luật sư soạn phải đảm bảo độ chính xác của ngôn từ, tránh sử dụng những từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Mục đích của tiêu chí này là nhằm đảm bảo việc người đọc hiểu đúng ý của người soạn thảo. Như đã nói ở trên, một văn bản soạn thảo không rõ ràng làm cho khách hàng hiểu nhầm có thể dẫn tới những thiệt hại mà luật sư phải chịu trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, có không ít những trường hợp luật sư phải cân nhắc rất nhiều trước khi chọn lựa một thuật ngữ trong văn bản của mình.

Tiêu chí chính xác cũng yêu cầu người soạn thảo phải kỹ lưỡng đối với cả hình thức thể hiện văn bản. Thông thường, để làm cho văn bản bớt nặng nề, dài dòng, người ta hay sử dụng cách viết tắt những cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tuy nhiên, việc viết tắt chỉ được chấp nhận nếu người soạn thảo đã quy ước cách viết đó ngay từ đầu thư.

Chẳng hạn, một ý kiến pháp lý cần viện dẫn nhiều lần Thông tư số 79/1998/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 4 năm 1998 về mã số thuế. Nhằm tránh phải diễn đạt dài dòng, có thể quy ước Thông tư này được viết tắt là “Thông tư 79”.

Ngôn ngữ thích hợp, lịch sự.

Ngôn ngữ luật sư sử dụng phải là ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, thể hiện đạo đức nghề nghiệp của nghề luật sư. Trong rất nhiều trường hợp, luật sư có thể phải từ chối một khách hàng, giúp khách hàng gửi một yêu cầu cho phía đối phương, làm cầu nối cho việc đàm phán hay thay mặt khách hàng từ chối một yêu cầu từ phía đối tác…

Đối với những hoàn cảnh như thế này, việc trả lời phải đảm bảo một mặt là giữ vững được vị thế của mình, mặt khác nên tránh trong chừng mực có thể những diễn đạt khiến phía bên kia giận dữ hoặc phật lòng. Một thư soạn thảo thiếu nhạy cảm có thể làm hỏng những quan hệ trong tương lai.

Cũng cần phải nói đến cách sử dụng thuật ngữ chuyên môn trong các văn bản do luật sư soạn thảo. Có rất nhiều tình huống chẳng hạn như việc viết một ý kiến pháp lý, luật sư cần phải sử dụng các thuật ngữ chuyên môn để diễn đạt.

Tuy nhiên, nếu thuật ngữ này quá chuyên biệt khiến khách hàng không thể hiểu được thì tốt hơn hết hãy dùng một từ phổ thông có nghĩa tương đương hoặc định nghĩa hay giải thích thuật ngữ đó. Nhìn chung, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng (là một cá nhân thông thường hoặc là người cũng có đôi chút hiểu biết pháp luật), luật sư cần phải biết điều chỉnh văn phong cho phù hợp.

Trả lời đúng hẹn

Hơn cả mọi lời nói đẹp, một câu trả lời đúng hẹn hay trả lời sớm là phương cách tốt nhất chứng tỏ thái độ chuyên nghiệp của luật sư và khiến cho khách hàng có cảm tưởng là thực sự luật sư đang cố gắng để làm hài lòng họ. Ngoài ra, một câu trả lời muộn màng có thể khiến cho khách hàng tìm đến luật sư khác.

Vì vậy, nếu chưa thể đưa ra ngay lời tư vấn, luật sư nên ghi nhận với khách hàng về yêu cầu đó và hẹn thời gian để trả lời. Một thực tế cho thấy nhiều văn phòng luật sư Việt Nam chưa thực sự coi trọng tính đúng hẹn. Như vậy, chỉ có quyết tâm theo định hướng chuyên nghiệp mới có thể tăng tính cạnh tranh cho các văn phòng luật sư Việt Nam, nhất là trong bối cảnh mở cửa thị trường như hiện nay.

Kỹ thuật trình bày văn bản

Cuối cùng, sẽ là thiếu sót nếu không nói tới kỹ thuật trình bày văn bản. Một thư tín được đánh máy cẩn thận, trình bày sáng sủa chắc chắn sẽ gây thiện cảm cho người đọc. Vì vậy, đừng quên chia đoạn các nội dung trong văn bản. Việc chia đoạn và xuống dòng theo từng ý sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung của văn bản. Một nguyên tắc mà người soạn thảo cần phải biết là mỗi trang đánh máy phải được chia tối thiểu làm hai đoạn.

Ngoài ra, khi soạn thảo và đánh máy văn bản xong, nhất thiết phải rà soát lại toàn bộ nội dung văn bản để chỉnh sửa sai sót về hình thức (như lỗi chính tả, ngữ pháp, ý bị lặp lại…) hay về nội dung (cách diễn đạt, dùng từ…). Tốt nhất, đối với những văn bản quan trọng, nên cho một người khác đọc lại văn bản vì người khác có thể dễ dàng phát hiện những sai sót mà nhiều khi người soạn thảo không thấy.

Bài tập tình huống kỹ năng tư vấn pháp luật
Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản và mình họa

Một số ưu nhược điểm khi tư pháp luật bằng văn bản

Ưu điểm

Khác với tư vấn trực tiếp bằng miệng, tư vấn bằng văn bản tạo cơ hội cho người tư vấn thâm nhập hồ sơ kỹ càng và chính xác hơn, vì thế có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho khách hàng. Tư vấn bằng văn bản yêu cầu người tư vấn phải làm việc cẩn thận hơn, chu đáo và văn bản tư vấn đưa ra phải có độ chính xác, có cơ sở khoa học và đúng pháp luật.

Khách hàng có thể nắm bắt rõ ràng hơn, đầy đủ hơn những tư vấn của người tư vấn, trong trường hợp, vụ, việc cần tư vấn quá phức tạp, mà khách hàng không thể nắm bắt hết được khi người tư vấn tư vấn bằng lời nói.

Khách hàng có thể khẳng định độ tin cậy của giải pháp mà người tư vấn đưa ra. Qua đó, khách hàng có thể sử dụng kết quả tư vấn vào những mục đích khác của mình.

Ngoài ra, với hình thức này, khách hàng không phải mất thời gian để đến gặp trực tiếp người tư vấn. Chi phí tư vấn thường ít tốn kém hơn so với tư vấn mặt đối mặt bằng lời nói. Hơn nữa, chi phí đi lại, có thể tránh được.

Nhược điểm:

Người tư vấn khó có thể nắm bắt bắt được hết tâm lý khách hàng, khó có cơ hội tương tác để tìm hiểu rõ hơn những yêu cầu của khách hàng. Do đó, người tư vấn khó có thể đưa ra được những giải pháp vừa đúng pháp luật, vừa hợp lý, lại hợp tình.

Hình thức này, ngoài việc đòi hỏi người tư vấn phải có những kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, thì còn đòi hỏi người tư vấn phải có kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn tốt[3].

Khách hàng sẽ không có cơ hội để tìm hiểu, yêu cầu giải đáp các vướng mắc mới phát sinh, thời gian nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sẽ lâu hơn so với tư vấn trực tiếp bằng lời nói.

Người tư vấn có thể tư vấn, hướng dẫn một cách rõ ràng, tỷ mỷ đến khách hàng những giấy tờ, tài liệu cần thực hiện.

Một hình thức tư vấn mà nhiều văn phòng, trung tâm tư vấn đã áp dụng đó là tư vấn qua mail. Những vấn đề, thắc mắc mà bạn gặp trong cuộc sống bạn có thể gửi đến các văn phòng qua mail. Những văn phòng sẽ có người check mail và trả lời thắc mắc của bạn. Tuy nhiên, hình thức này thường mất khá nhiều thời gian.

Ví dụ thực tiễn

Chị A gọi điện nhờ luật sư tư vấn về việc ly hôn, chị A đơn phương ly hôn nhưng yêu cầu Luật sư tư vấn bằng văn bản.

Thứ nhất luật sư sẽ giành một ít thời gian để trao đổi với chị như hỏi một số thông tin cá nhân, một số thông tin khác nhằm tạo sự tin cậy, thoải mái giữa luật sư và người yêu cầu tư vấn. Khi đã có một sự trao đổi nhất định thì luật sư sẽ hỏi vào vấn đề, yêu cầu người cần tư vấn cung cấp các thông tin liên quan đến vụ việc.

Mô tả giải pháp: sau khi phân tích vụ việc, đối chiếu với các quy định của pháp luật, luật sư đã nhìn thấy các giải pháp có thể áp dụng cho trường hợp của khách hàng. Khi tìm kiếm giải pháp, điều quan trọng nhất là phải đánh giá các khả năng khác nhau có thể sảy ra trên cơ sở xem xét chúng dưới góc độ lô gic pháp lý và thực tiễn, bằng cách dự đoán những hậu quả ngắn hạn và hậu quả dài hạn của từng giải pháp.

Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng hoặc các phương tiện giải thích bổ trợ: luật sư liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc của khách hàng, nhằm mục đích chỉ cho khách hàng thấy các căn cứ pháp lý mà luật sư dựa vào đó để cho ý kiến.

Luật sư nêu các câu hỏi cụ thể của người yêu cầu tư vấn để phân tích sự việc, đưa ra giải pháp lời khuyên: Đây là nội dung quan trọng nhất của thư tư vấn. Luật sư phải suy ngẫm, lập luận, áp dụng các quy tắc pháp lý vào trường hợp cho khách hàng ở ví dụ trên. Cuối cùng viết ra những lập luận đó theo một trình tự lôgic.

Khi trả lời hoặc đưa ra giải pháp cho khách hàng, luật sư cần giải thích lý do tại sao mình lại đề suất như vậy, đưa ra những thợ tin đủ để cho vấn đề được sáng tỏ.

Định hướng cho khách hàng: Sau khi đã sác định được các giải pháp, luật sư định hướng và thuyết phục khách hàng lựa chọn giải pháp, giải thích cho khách hàng một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu, những khía cạnh pháp lý phức tạp của hồ sơ.

Luật sư sẽ trả lời bằng văn bản như sau:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn:

Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình quy định về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, cụ thể là:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn

Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.

Như vậy, pháp luật có quy định vợ, chồng hay cả hai vợ chồng chị A đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Chị A có quyền đơn phương ly hôn mà không cần sự đồng ý của người kia.

Thứ hai, về thủ tục ly hôn:

Do chị quyết định sẽ đơn phương ly hôn, nên Luật sư sẽ tư vấn thủ tục đơn phương ly hôn dưới đây:

Thủ tục đơn phương ly hôn:

Hồ sơ bao gồm:

Đơn xin ly hôn theo mẫu.

Bản sao sổ hộ khẩu.

Bản sao chứng minh nhân dân

Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).

Bản sao giấy khai sinh của con.

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).

Lưu ý: các bản sao giấy tờ trên cần công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.

Nơi nộp hồ sơ: tại Toà án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn có hộ khẩu thuờng trú, hoặc cư trú.

Thời hạn giải quyết: thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn có thể là 2 tháng đến 6 tháng. Và thời hạn mở phiên tòa là từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Luật sư có thể soạn sẵn đơn ly hôn. Liệt kê các điều luật liên quan hướng dẫn người yêu cầu tư vấn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng cứ chứng minh để Toà án căn cứ vào đó để giải quyết. Nêu rõ các vấn đề liên quan đến việc chia tài sản, quyền nuôi con…

Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Kết quả của hoạt động tư vấn pháp luật là lời khuyên, ý kiến pháp lý bằng miệng hoặc có thể bằng văn bản.

Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những giải pháp cụ thể, hữu ích giúp đối tượng được tư vấn bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. ý nghĩa xã hội của tư vấn pháp luật khá sâu rộng ở chỗ, giúp định hướng hành vi ứng xử của các cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ pháp luật và quy tắc đạo đức.

Đồng thời, nó giúp hòa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp các mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các tranh chấp, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ. Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân; phát hiện những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, kịp thời hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản, mình họa bằng các tình huống thực tiễn. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.