Bài tập tỉ lệ thuận lớp 5

Bài 3: Một cửa hàng nhập kho một lượng hàng hoá với dự tính đủ bán trong 20 ngày, mỗi ngày bán được 320 hàng hoá, nhưng thực tế mỗi ngày cửa hàng đó đã bán được 400 hàng hoá. Hỏi với số hàng hoá đã nhập kho thì đủ bán được bao nhiêu ngày?

Bài 4: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị gạo cho 70 người ăn trong 30 ngày. Sau khi ăn được 6 ngày thì có 10 người chuyến đi nơi khác. Hỏi số gạo còn lại đủ cho số người còn lại của đơn vị đó ăn trong bao nhiêu ngày nữa? Biết rằng mức ăn của mọi người trong một ngày là như nhau.

Xem lời giải

18 Dạng bài tập về Đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép thường gặp Toán lớp 5.

Phần 3: Từ bài 37 đến 54 trong Toán chọn lọc lớp 5

37. Tổ 1 lớp 5A có 11 học sinh trồng được 55 cây. Hỏi cả lớp 5A trồng được bao nhiêu cây? Biết rằng lớp 5A có 42 học sinh và số cây mỗi học sinh trồng được đều bằng nhau.

38. Một cửa hàng nhập kho một lượng hàng hóa với dự tính đủ bán trong 20 ngày, mỗi ngày bán được 320 hàng hóa, nhưng thực tế mỗi ngày cửa hàng đó đã bán được 400 hàng hóa. Hỏi với số hàng hóa đã nhập kho thì đủ bán được bao nhiêu ngày?

39. Để hút cạn nước của một cái hồ người ta sử dụng 15 máy bơm làm việc trong 12 giờ. Hỏi nếu hút cạn hồ đó chỉ trong 9 gid thì cần phải sử dụng bao nhiêu máy bơm? Biết năng suất các máy như nhau.

40. Một tổ thợ may có 15 người trong 6 ngày làm việc may được 135 bộ quần áo. Hỏi nếu tổ đó có 18 người làm việc trong 8 ngày thì sẽ may được bao nhiêu bộ quần áo? Biết năng suất làm việc của mỗi người đều như nhau.

41. Một đội công nhân có 40 người được giao nhiệm vụ hoàn thành công việc trong 15 ngày. Sau khi làm được 3 ngày thì 20 công nhân được điều đi nơi khác. Hỏi đội công nhân đó hoàn thành công việc được giao trong bao nhiêu ngày? Biết năng suất làm việc của mọi người trong một ngày là như nhau.

42. Một phân xưởng mộc có 30 người được giao nhiệm vụ đóng một lô bàn ghế trong 8 ngày, mỗi ngày làm việc 8 giờ. Sau 2 ngày làm việc thì có 18 người được điều đi làm việc khác và số còn lại tăng thời gian làm việc mỗi ngày thêm 2 giờ. Hỏi phân xưởng đó hoàn thành khối lượng công việc được giao trong bao nhiêu ngày? Biết năng suất làm việc của mỗi người như nhau.

43. Một đơn vị bộ đội chuẩn bị gạo cho 70 người ăn trong 30 ngày. Sau khi ăn được 6 ngày thì có 10 người chuyển đi nơi khác. Hỏi số gạo còn lại đủ cho số người còn lại của đơn vị đó ăn trong bao nhiêu ngày nữa? Biết rằng mức ăn của mọi người trong một ngày là như nhau.

44. Một đơn vị bộ đội có 120 người đem theo 1440kg gạo và dự định ăn đủ trong 15 ngày. Nhưng sau đó 2 ngày, có 30 người chuyển sang đơn vị khác và mang theo 528kg gạo. Hỏi số gạo còn lại đơn vị có thể ăn được bao nhiêu ngày nữa? Biết mỗi người trong một ngày ăn hết số gạo như nhau.

45. Bếp ăn của một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 356 chiến sĩ ăn trong 30 ngày. Do nhiệm vụ đột xuất nên sau 9 ngày thì có một số chiến sĩ được điều đi làm nhiệm vụ ở tỉnh khác. Vì vậy số gạo đã chuần bị ăn được nhiều hơn dự kiến 7 ngày. Hỏi đã có bao nhiêu chiến sĩ được điều đi tỉnh khác?

46. Bạn Ngọc mua 2 bút bi và 5 quyển vở hết 74000 đồng. Hãy tính giá tiền một chiếc bút bi, giá tiền một quyển vở, biết bạn Mai cũng mua 3 bút bi và 4 quyển vở như vậy hết 69000 đồng.

47. Một người dự định đi từ A đến B trong 6 giờ nhưng do trời mưa nên vận tốc thực tế bằng 4/5 vận tốc dự kiến. Hỏi người đó đến B chậm hơn dự định bao 5 lâu?

48. Một đội xe vận chuyển có 39 xe gồm hai tổ: tổ 1 là các xe loại 8 tấn, tổ hai là các xe loại 5 tấn. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu xe? Biết rằng hai tổ nhận chở số hàng hóa bằng nhau và mỗi xe chỉ chở một lượt.

49. Nhà An có 12 thùng nước mắm như nhau đựng được tất cả 216 lít, sau đó nhà An bán hết 90 lít nước mắm. Hỏi nhà An còn lại bao nhiêu thùng nước mắm?

50. Cửa hàng có 15 túi bi, cửa hàng bán hết 84 viên bi và còn lại 8 túi bi. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu viên bi?

51. Khối lớp 5 có tổng cộng 147 học sinh, tính ra cứ 3 học sinh nam thì có 4 học sinh nữ. Hỏi khối lớp năm có bao nhiêu học sinh nam? Bao nhiêu học sinh nữ?

52. Ba người làm xong một con đường trong 14 ngày. Hỏi muốn làm xong con đường đó trong 7 ngày thì phải cần có bao nhiêu người?

53. Một cửa hàng có một số dầu được chia thành hai phần bằng nhau, phần thứ nhất chứa trong các thùng 15 lít, phần thứ hai chứa trong các thùng 20 lít, tổng số thùng dầu hai loại là 14 thùng. Hỏi cửa hàng có bao nhiêu thùng mỗi loại?

54. Người ta muốn mua một miếng đất có diện tích nhất định để làm trại chăn nuôi. Nếu chiều dài của miếng đất là 80m thì chiều rộng phải là 60m, nhưng chỉ tìm được miếng đất có chiều rộng 40m. Vậy phải lấy chiều chiều dài là bao nhiêu để có đủ diện tích dự trữ?

KIẾN THỨC CẦN NHỚ.

  1. Mối liên hệ giữa đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch

– Tỉ lệ thuận: Hai đại lượng  và  được gọi là tỉ lệ thuận với nhau nếu đại lượng  tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng  tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

– Tỉ lệ nghịch: Hai đại lượng  và  được gọi là tỉ lệ nghịch với nhau nếu đại lượng  tăng

(hoặc giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng  giảm (hoặc tăng) bấy nhiêu lần.

  1. Một số dạng toán liên quan đến dạng toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch: Toán công việc chung, toán chuyển động

Quy ước: Năng suất làm việc hoặc tiêu chuẩn công việc của mỗi người, mỗi đối tượng như nhau.

Ví dụ 1.           Tết trồng cây, cứ  học sinh trồng được  cây. Hỏi cả lớp  học sinh trồng được bao nhiêu cây?

? Hướng dẫn giải.

     Bài giải: Tóm tắt:

học sinh:  cây

học sinh: … cây?

Nhận xét: Số học sinh và số cây là hai đối tượng tỉ lệ thuận với nhau.

                 Cách 1: Rút về đơn vị

 học sinh trồng được số cây là:

(cây)

học sinh trồng được số cây là:

(cây)

     Đáp số:  cây.

Cách 2: Tìm tỉ số

  học sinh gấp  học sinh số lần là:

(lần)

học sinh trồng được số cây là:

(cây)

Đáp số:  cây.

Ví dụ 2.    Một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 90 người ăn trong 30 ngày. Sau 10 ngày đơn vị có thêm 10 người nữa. Hỏi số gạo còn lại đủ ăn trong bao nhiêu ngày?

? Hướng dẫn giải.

Theo dự kiến, sau  ngày thì số gạo sẽ đủ cho  người trong số ngày là:

(ngày)

Thực tế số người là:

(người)

     Tóm tắt:

người:  ngày

người : … ngày?

Nhận xét: Vì số gạo là một số không thay đổi nên số người ăn tỉ lệ nghịch với số ngày ăn.

                 Cách 1: Rút về đơn vị

người ăn số gạo trong số ngày là:      (ngày)

Số gạo còn lại đủ ăn trong số ngày là:

(ngày)

     Đáp số: (ngày).

Cách 2: Tìm tỉ số

người gấp  người số lần là:

(lần)

Số gạo còn lại đủ ăn trong số ngày là:

(ngày)

Đáp số: (ngày).

Xem chi tiết nội dung tài liệu

Bài 5- Tỉ lệ thuận - tỉ lệ nghịch

TẢI VỀ PDF

TÀI LIỆU VIP – BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN LỚP 5TÀI VỀ WORD

Bài tập tỉ lệ thuận lớp 5

TÀI LIỆU VIP-BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM TIẾNG VIỆT LỚP 5   TẢI VỀ WORD

Định nghĩa :

Hai đại lượng gọi tỉ lệ thuận, Nếu giá trị của đại lượng này tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì giá trị của đại lượng kia cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

Bài tập mẫu :

Hôm qua, mẹ mua cho An 12 quyển tập hết 90 000 đồng. Hỏi nếu hôm nay, mẹ mua 4 quyển tập thì mẹ cần bao nhiêu tiền ?

Tóm tắt : quyển tập và số tiền là hai đại lượng tỉ lệ thuận

12 quyển tập : 90 000 đồng.

4 quyển tập :      ?   đồng.

Cách 1 : Phương pháp rút về một đơn vị.

Số tiền mua 1 quyển tập là :

90 000 : 12 = 7 500 (đồng)

Số tiền mua 4 quyển tập là :

7 500 x 4 = 30 000 (đồng)

Đáp số : 30 000 (đồng)

Cách 2 : Phương pháp Lập tỉ lệ.

Tỉ lệ 4 quyển tập và 12 quyển tập là :

4 : 12 = 1/3

Số tiền mua 4 quyển tập là :

90 000 x 1/3 = 30 000 (đồng)

Đáp số : 30 000 (đồng)

Bài tập tỉ lệ thuận lớp 5

Định nghĩa :

Hai đại lượng gọi tỉ lệ nghịch, Nếu giá trị của đại lượng này tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì giá trị của đại lượng kia cũng giảm (hoặc tăng ) bấy nhiêu lần.

Bài tập mẫu :

10 người làm xong một công việc phải hết 7 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau)

Tóm tắt : số người và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

10  người : 7 ngày

     ?   người : 5 ngày

Cách 1 : Phương pháp rút về một đơn vị.

Số ngày làm xong một công việc của một người là :

10 x 7 = 70 (ngày)

Số người làm xong một công việc trong 5 ngày là :

70 : 5 = 14 (người)

Đáp số : 14 người.

Cách 2 : Phương pháp Lập tỉ lệ.

Tỉ lệ 5 ngày và 7 ngày là :

5 : 7 = 5/7

Số người làm xong một công việc trong 5 ngày là :

10 : 5/7 = 14 (người)

Đáp số : 14 người.

Phương pháp tổng quát hai đại lượng tỉ lệ nghịch : Nhân ngang – chia chéo.

 Tóm tắt : số người và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

10  người : 7 ngày

     ?   người : 5 ngày

Số người làm xong một công việc trong 5 ngày là :

10 x 7 : 5 = 14 (người)

Đáp số : 14 người.

Bài tập mẫu :

Nếu 5 người, mỗi người làm việc trong 6 giờ thì được nhận 150 000 đồng. Hỏi nếu 15 người, mỗi người làm việc trong 3 giờ thì được nhận bao nhiêu tiền? (Biết rằng giá trị giờ công của mỗi người là như nhau).

Tóm tắt :

5 người : 6 giờ : 150 000 đồng.

15 người : 3 giờ : ? đồng.

Ta có :

5 người, mỗi người làm việc trong 6 giờ thì được nhận 150 000 đồng.

15 người, mỗi người làm việc trong 6 giờ thì được nhận : 150 000 x 15 : 5 = 450 000 đồng.

15 người, mỗi người làm việc trong 3 giờ thì được nhận : 450 000 x 3 : 6 = 225 000 đồng.

Đáp số : 225 000 đồng.

Phương pháp giải toán 3 đại lượng tỉ lệ :  Phương pháp 3 dòng.

+ Dòng 1 : giả định bài toán cho.

+ Dòng 2 :cố định đại lượng thứ hai.

+ Dòng 3 : cố định đại lượng thứ nhất.