Bài tập khó về andehit và axit cacboxylic năm 2024

Bài 58: Anđehit và xeton

Bài tập 1 – trang 242 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy điền các cụm từ hoặc kí hiệu dưới đây vào chỗ trống trong câu sau sao cho phù hợp: “Liên kết đôi C = O gồm … (1) … và … (2) …, C và O đều ở trạng thái … (3) …, O có … (4) … lớn hơn nên hút … (5) … về phía mình làm cho … (6) … trở thành … (7) …: O mang điện tích … (8) …, C mang điện tích … (9) …” A: liên kết; B electron; C: liên kết σ; D: phân cực; E: liên kết π; G: δ+; H: độ âm điện; I: δ–; K: lai hoá sp2.

Bài tập 2 – trang 243 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy lập công thức chung cho dãy đồng đẳng của anđehit fomic và cho dãy đồng đẳng của axeton.

Bài tập 3 – trang 243 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Gọi tên thay thế và tên thông thường (nếu có) các anđehit và xeton sau:

  1. CH3CHO b) CH3CH(Cl)CHO c) (CH3)2CHCHO
  2. CH2=CH – CHO e) trans-CH3CH=CHCHO g) CH3COC2H5
  3. p-CH3C6H4CHO i) Cl3CCHO k) CH2=CHCO CH3

Bài tập 4 – trang 243 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau:

  1. Fomanđehit b) Benzanđehit
  2. Axeton d) 2-Metylbutanal
  3. But-2-en-1-al g) Axetophenon
  4. Etyl vinyl xeton i) 3-Phenylprop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế)

Bài tập 5 – trang 243 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao

  1. Công thức phân tử CnH2nO có thể thuộc những loại hợp chất nào? Cho thí dụ đối với C3H6O.
  2. Viết công thức cấu tạo các anđehit và xeton đồng phân có công thức phân tử C5H10O

Bài tập 6 – trang 243 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy giải thích vì sao:

  1. Các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan-2-ol (820C), propan (490C) và 2-metylpropen (-70C).
  2. Anđehit fomic (M = 30,0 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30,0 g/mol).

Bài tập 7 – trang 243 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy nêu dẫn chứng (có viết phương trình hoá học của phản ứng) chứng tỏ

  1. Anđehit và xeton đều là những hợp chất không no.
  2. Anđehit dễ bị oxi hoá, còn xeton thì khó bị oxi hoá.
  3. Fomanđehit có phản ứng cộng HOH

Bài tập 8 – trang 243 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:

  1. Anđehit là chất khử yếu hơn xeton. [ ]
  2. Anđehit no không tham gia phản ứng cộng. [ ]
  3. Anđehit no là hợp chất mà nhóm – CH = O đính với gốc hiđrocacbon no hoặc H. [ ]
  4. Công thức phân tử chung của các anđehit no là CnH2nO. [ ]
  5. Anđehit không phản ứng với nước. [ ]

Bài tập 9 – trang 243 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo các sơ đồ sau:

Bài tập khó về andehit và axit cacboxylic năm 2024

Bài tập 10 – trang 244 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Oxi hoá 4,60 g hỗn hợp chứa cùng số mol của hai ancol đơn chức thành anđehit thì dùng hết 7,95 g CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit thu được phản ứng với dung dịch AgNO3 trong amoniac thì thu được 32,4g bạc. Hãy xác định công thức cấu tạo của hai ancol đó, biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

Bài 59: Luyện tập: Anđehit và xeton

Bài tập 1 – trang 246 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl, và nhận xét về sự khác nhau giữa nhóm chức anđehit và nhóm chức xeton.

Bài tập 2 – trang 246 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của anđehit, xeton với ancol tương ứng. Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau giữa chúng

Bài tập 3 – trang 246 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao

  1. Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđehit và của xeton, cho thí dụ minh hoạ.
  2. Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh hoạ

Bài tập 4 – trang 246 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao

  1. Hãy nêu phương pháp chung điều chế anđehit và xeton.
  2. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế anđehit fomic, anđehit axetic và axeton trong công nghiệp hiện nay.
  3. Fomon hay fomalin là gì, chúng được sử dụng để làm gì?

Bài tập 5 – trang 246 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Dùng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau, viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra.

  1. Fomalin, axeton, xiclohexen, glixerol.
  2. Ancol benzylic, benzen, benzanđehit.

Bài tập 6 – trang 246 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Từ quả cây hồi người ta tách được 4 – metoxibenzanđehit, từ quả cây hồi hoang tách được p – isoproylbenzanđehit, từ quả cây vanilla tách được 4 – hiđroxi-3- metoxibenzanđehit (vanilin dùng làm chất thơm cho bánh kẹo). Cho biết nhóm metoxi là CH3O–

  1. Hãy viết công thức cấu tạo của các anđehit nêu trên và nói ngay ( π + v) của chúng mà không cần dùng công thức tính toán.
  2. Trong ba chất trên chất nào tan trong nước nhiều hơn, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất, vì sao?

Bài tập 7 – trang 246 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Khi nung nóng butan với xúc tác người ta thu được 3 anken đều có công thức phân tử C4H8. Cho 3 anken đó phản ứng với H2O, ở nhiệt độ cao, có xúc tác axit rồi oxi hoá các ancol thu được bằng CuO ở nhiệt độ cao thì thu được hỗn hợp các đồng phân có công thức phân tử C4H8O.

  1. Hãy viết sơ đồ phản ứng biểu diễn quá trình nêu trên.
  2. Hãy chỉ rõ sản phẩm chính, phụ ở mỗi phản ứng đã cho.

Bài tập 8 – trang 246 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Cho canxi cacbua phản ứng với nước rồi dẫn khí sinh ra sục qua dung dịch gồm HgSO4, H2SO4, H2O ở 800C thì thu được hỗn hợp A gồm hai chất khí. Để xác định hiệu suất phản ứng người ta cho 2,02g hỗn hợp A phản ứng với dung dịch AgNO3 trong amoniac dư thì thu được 11,04g hỗn hợp rắn B.

  1. Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
  2. Tính hiệu suất phản ứng cộng nước vào axetilen trong trường hợp đã nêu

Bài tập 9 – trang 247 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Trong quá trình bảo quản, fomalin bị đục dần, sau đó lắng xuống đáy bình thành lớp bột màu trắng. Phân tích chất bột màu trắng đó thấy C chiếm 39,95%, H chiếm 6,67%. Đun chất bột màu trắng đó với nước có thêm vài giọt axit thì thu được một dung dịch có phản ứng tráng bạc. Hãy xác định công thức của chất bột màu trắng và giải thích những hiện tượng nêu trên.

Bài tập 10 – trang 247 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:

  1. Anđehit axetic được sản xuất chủ yếu từ axetilen. [ ]
  2. Axeton được sản xuất chủ yếu bằng cách oxi hoá propan – 2 – ol. [ ]
  3. Fomanđehit thường được bán dưới dạng khí hoá lỏng. [ ]
  4. Người ta lau sạch sơn màu trên móng tay bằng axeton. [ ]

Bài tập 11 – trang 247 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy ghép các tên anđehit hoặc xeton cho ở cột bên phải vào các câu cho ở cột bên trái:

  1. Mùi sả trong dầu gội đầu là của ….. A. anđehit xinamic.
  2. Mùi thơm đặc trưng của kẹo bạc hà là của ….. B. xitral
  3. Mùi thơm của quế là của ….. C. meton.
  4. vanilin

Bài tập 12 – trang 247 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy viết công thức cấu tạo của các chất chứa C, H và O mà mô hình của chúng cho dưới đây:

Bài tập khó về andehit và axit cacboxylic năm 2024
Bài 60: Axit cacboxylic – Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lí

Bài tập 1 – trang 250 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:

  1. Axit cacbonic có nhóm cacboxyl. [ ]
  2. Axit cacbonic là axit cacboxylic. [ ]
  3. Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. [ ]
  4. Axit cacboxylic không no là axit có chứa liên kết C = C hoặc C ≡ C. [ ]

Bài tập 2 – trang 250 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao

  1. Axit cacboxylic là gì? Phân loại axit cacboxylic theo cấu tạo gốc hiđrocacbon.
  2. Viết công thức cấu tạo chung cho dãy axit no đơn chức, mạch hở. Gọi tên thông thường và tên quốc tế của 5 thành viên đầu của dãy với mạch cacbon không phân nhánh.

Bài tập 3 – trang 251 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế các axit đồng phân có công thức phân tử:

  1. C5H10O2.
  2. C4H6O2.

Bài tập 4 – trang 251 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Vị chua của trái cây là do các axit hữu cơ có trong đó gây nên. Trong quả táo có axit 2-hiđroxibutanđioic (axit malic), trong quả nho có axit 2,3-đihiđroxibutanđioic (axit tactric), trong quả chanh có axit 2-hiđroxipropan-1,2,3-tricacboxylic (axit xitric, còn gọi là axit limonic). Hãy điền các tên dưới các công thức sau cho phù hợp.

Bài tập khó về andehit và axit cacboxylic năm 2024
Bài tập 5 – trang 251 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl. Giải thích:

  1. Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol?
  2. Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?

Bài 61: Axit cacboxylic: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng

Bài tập 1 – trang 256 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Viết phương trình hoá học của các phản ứng để minh hoạ:

  1. Axit axetic có đầy đủ tính chất của một axit.
  2. Axit axetic là một axit yếu nhưng vẫn mạnh hơn axit cacbonic, còn phenol là một axit yếu hơn axit cacbonic.

Bài tập 2 – trang 256 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các dấu [ ] ở mỗi câu sau:

  1. Giấm ăn làm đỏ quỳ tím. [ ]
  2. Nước ép từ quả chanh không hoà tan được CaCO3. [ ]
  3. Dùng axit axetic tẩy sạch được cặn bám ở trong phích nước nóng. [ ]
  4. Phản ứng của axit axetic với etanol là phản ứng trung hoà. [ ]

Bài tập 3 – trang 256 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy sắp xếp các axit trong các dãy sau theo thứ tự tăng dần lực axit:

  1. CH3COOH ; Cl3CCOOH ; Cl2CHCOOH ; ClCH2COOH
  2. ClCH2CH2CH2COOH ; CH3CH(Cl)CH2COOH ; CH3CH2CH(Cl)COOH ; CH3CH2CH2COOH

Bài tập 4 – trang 256 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hai bình như nhau, bình A chứa 0,50 lít axit clohiđric 2M, bình B chứa 0,50 lít axit axetic 2,0M được bịt kín bởi 2 bóng cao su như nhau. Hai mẩu Mg khối lượng như nhau được thả xuống cùng một lúc. Kết quả sau 1 phút và sau 10 phút (phản ứng đã kết thúc) được thể hiện như ở hình dưới đây. Hãy nhận xét và giải thích.

Bài tập khó về andehit và axit cacboxylic năm 2024
Bài tập 5 – trang 257 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho axit acrylic tác dụng lần lượt với các chất sau:

  1. C6H5 – ONa b) NaHCO3 c) H2 (xt Ni, t0)
  2. Br2 trong CCl4 e) P2O5

Bài tập 6 – trang 257 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau (các chữ cái chỉ sản phẩm hữu cơ chính):

Bài tập khó về andehit và axit cacboxylic năm 2024
Bài tập 7 – trang 257 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:

  1. Etanol, fomalin, axeton, axit axetic.
  2. Phenol, p – nitrobenzanđehit, axit benzoic.

Bài tập 8 – trang 257 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Để trung hoà 40,0ml giấm cần dùng 25,0ml dung dịch NaOH 1,00M. Coi khối lượng riêng của giấm không khác khối lượng riêng của nước. Hãy tính nồng độ % của axit axetic trong mẫu giấm nói trên.

Bài tập 9 – trang 257 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao Thêm nước vào 10,0ml axit axetic băng (axit 100%, D = 1,05g/cm3) đến thể tích 1,75 lít ở 250C rồi dùng máy đo thì thấy pH = 2,9.

  1. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được.
  2. Tính độ điện li a của axit axetic ở dung dịch nói trên.
  3. Tính gần đúng hằng số cân bằng của axit axetic ở 250C.

Bài 62: Luyện tập: Axit cacboxylic

Bài tập 1 – trang 259 – SGK – Hoá học 11 – Nâng Cao Hãy điền các từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn viết về cấu trúc nhóm cacboxyl sau đây: “Nhóm cacboxyl được hợp bởi…(1)…và…(2)… Do mật độ electron dịch chuyển từ nhóm…(3)…về, nên nhóm…(4)…ở axit cacboxylic kém hoạt động hơn nhóm…(5)…ở anđehit và ở…(6)…, còn nguyên tử H ở nhóm…(7)…axit thì linh động hơn ở nhóm OH…(8)…và ở nhóm…(9)…phenol”.

  1. ancol ; B : OH; C: nhóm hiđroxyl ; D: nhóm cacbonyl ; E: C = O ; G: xeton.

Bài tập 2 – trang 259 – SGK – Hoá học 11 – Nâng Cao Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của anđehit và axit tương ứng. Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau giữa chúng.

Bài tập 3 – trang 260 – SGK – Hoá học 11 – Nâng Cao

  1. Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức axit cacboxylic, cho thí dụ minh hoạ.
  2. Hãy nêu các phản ứng ở gốc hiđrocacbon của axit cacboxylic, cho thí dụ minh hoạ.

Bài tập 4 – trang 260 – SGK – Hoá học 11 – Nâng Cao

  1. Hãy nêu phương pháp chung điều chế axit cacboxylic.
  2. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế axit axetic trong công nghiệp đi từ metanol, từ etilen và từ axetilen. Hiện nay người ta sử dụng phương pháp nào là chính, vì sao ?

Bài tập 5 – trang 260 – SGK – Hoá học 11 – Nâng Cao Vì sao axit axetic được sản xuất nhiều hơn so với các axit hữu cơ khác?

Bài tập 6 – trang 260 – SGK – Hoá học 11 – Nâng Cao Hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:

  1. Etyl axetat, fomalin, axit axetic và etanol.
  2. Các dung dịch: axetanđehit, glixerol, axit acrylic và axit axetic.

Bài tập 7 – trang 260 – SGK – Hoá học 11 – Nâng Cao Cho nước brom vào hỗn hợp gồm phenol và axit axetic, đến khi ngừng mất màu nước brom thì lọc và thu được 33,1g kết tủa trắng. Để trung hoà phần nước lọc cần dùng hết 248,0ml dung dịch NaOH 10,0% (D = 1,11g/cm3). Xác định thành phần phần trăm hỗn hợp ban đầu.

Bài tập 8 – trang 260 – SGK – Hoá học 11 – Nâng Cao Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy hợp chất A chứa 55,81%C ; 7,01% H còn lại oxi ; A là chất lỏng rất ít tan trong nước, không có vị chua, không làm mất màu nước brom. 1,72g A phản ứng vừa đủ với 20,0ml dung dịch NaOH 1,0M và tạo thành một hợp chất duy nhất B có công thức phân tử C4H7O3Na. Khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ, từ B lại tạo thành A.

  1. Xác định công thức phân tử của A.
  2. Từ công thức phân tử và tính chất của A, cho biết A thuộc loại hợp chất nào.
  3. Viết công thức cấu tạo của A, B và các phương trình hoá học đã nêu.

Bài tập 9 – trang 260 – SGK – Hoá học 11 – Nâng Cao Tổng hợp isoamyl axetat (để làm dầu chuối) gồm 3 giai đoạn như sau: A: Cho 60,0ml axit axetic “băng) (axit 100%, D = 1,05 g/cm3); 108,6ml 3-metylbutan-1-ol (ancol isoamylic, D = 0,81g/cm3, nhiệt độ sôi xem bảng 8.3) và 1ml H2SO4 vào bình cầu có lắp máy khuấy, ống sinh hàn (xem hình vẽ ở đầu chương) rồi đun sôi trong vòng 8 giờ.

  1. Sau khi để nguội, lắc hỗn hợp thu được với nước, chiết bỏ lớp nước rồi lắc với dung dịch Na2CO3, chiết bỏ lớp dung dịch nước lại lắc hỗn hợp thu được với nước, chiết bỏ lớp nước.
  2. Chưng cất lấy sản phẩm ở 142 – 1430C thu được 60,0ml isoamyl axetat. Isoamyl axetat là chất lỏng D = 0,87g/cm3, sôi ở 142,50C có mùi thơm như mùi chuối chín (mùi dầu chuối).