100 cơ quan truyền thông hàng đầu năm 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 31 tháng 08 năm 2022

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2022-2025

Phần I

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2015 - 2021

I. THÔNG TIN CHUNG

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền biển, nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 02 thành phố,05 huyện (01 huyện đảo) và 01 thị xã. Trong đó được chia nhỏ thành 82 đơn vị hành chính cấp xã. Dân số 1.167.938 người[[1]], sống bằng nhiều ngành nghề: nông nghiệp, công nghiệp, đánh bắt hải sản, dịch vụ du lịch, khai thác dầu khí… thu nhập bình quân không đồng đều. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 chiếm 0,5%, số xã nghèo chiếm 08/82. Một số huyện vùng xa như Châu Đức, Phú Mỹ, Xuyên Mộc có người dân tộc sinh sống như dân tộc Châu Ro, Nùng, Hoa… trình độ dân trí thấp, kinh tế khó khăn.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU, MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2015 - 2021

Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Đoàn thể các cấp, sự hỗ trợ của WHO, các Viện đầu ngành khu vực, đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của người dân trên địa bàn tỉnh, chương trình đã đạt được một số kết quả như sau (số liệu chỉ báo cáo các chỉ tiêu do tỉnh thực hiện):

1. Kết quả thực hiện các chính sách pháp luật và phối hợp liên ngành:

a) Kết quả triển khai Luật và các văn bản quy định về Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL):

- Ngày 23/11/2020 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3517/QĐ- UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu bia tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020.

- Theo kết quả nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật PCTHTL tại tỉnh BR-VT năm 2018, cho thấy: 96% đơn vị có quy định thực hiện môi trường không khói thuốc lá và đưa vào quy chế nội bộ tại đơn vị, 98% cơ quan, đơn vị có gắn biển báo cấm hút thuốc, có 74% đơn vị có phân công cán bộ theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện môi trường không khói thuốc lá[[2]].

b) Công tác giám sát, kiểm tra việc thực thi Luật PCTHTL mới chỉ tập trung chủ yếu tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục: thực hiện 02 đợt/năm.

c) Kết quả triển khai Luật và các văn bản quy định về Phòng chống tác hại của rượu bia:

- Ngày 25/10/2019, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn số 1096/UBNB-VP tỉnh về việc triển khai Luật Phòng chống tác hại rượu bia.

- Quyết định số 3517/QĐ-UBND ngày 23/11/2020 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại rượu bia lồng ghép trong Ban Chỉ đạo PCTHTL. Công văn 7505/SYT-VP ngày 26/12/2021 về việc triển khai các văn bản quy pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại rượu bia.

- Hoạt động truyền thông Luật phòng chống tác hại rượu bia:

- Năm 2019 các UBND huyện/thị xã/thành phố phối hợp tổ chức 07 lớp tập huấn truyền thông về Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Năm 2020, sản xuất một số tài liệu về phòng chống tác hại rượu bia: 1.000 tờ áp phích, 22 tấm băng rôn, 10 tấm pano cấp phát cho các đơn vị y tế. Tăng cường tuyên truyền Phòng chống tác hại rượu bia trên bản tin Sức khỏe BR-VT, Báo BR-VT.

Nhìn chung hoạt động về phòng chống tác hại của rượu bia trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua chủ yếu lồng ghép vào các chương trình khác, vì chưa được bố trí kinh phí nên hoạt động còn có nhiều hạn chế.

d) Phối hợp liên ngành về đảm bảo dinh dưỡng hợp lý:

- Công tác phối hợp liên ngành trong công tác bảo đảm dinh dưỡng cho người dân tại một số thời điểm còn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu, chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể, chưa lồng ghép có hiệu quả vào các hoạt động của ngành. Các ban ngành, đoàn thể chưa xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ cho công tác này.

- Người dân, đặc biệt là giới trẻ có xu hướng ăn nhiều chất béo bão hòa, chất đường và các loại thực phẩm chế biếnsẵn. Thay đổi lối sống và bữa ăn mất cân đối ở nhiều hộ gia đình làm gia tăng gánh nặng kép về dinh dưỡng bao gồm thiếu dinh dưỡng, thừa cân - béo phì và các bệnh không lây nhiễm.

2. Truyền thông và vận động xã hội:

- Kiện toàn và phát triển hiệu quả mạng lưới thông tin truyền thông từ tỉnh tới cơ sở để tuyên truyền, phổ biến vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN)

3. Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật:

a) Kết quả, số liệu về sàng lọc phát hiện sớm; dự phòng cho người nguy cơ cao; quản lý điều trị và chăm sóc người mắc bệnh chương trình phòng chống tim mạch; phòng chống đái tháo đường, tiền đái tháo đường:

- Có khoảng 350.000 lượt người (30% dân số) được khám sàng lọc bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. Năm 2021 lồng ghép trong chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 đã có 95% người trưởng thành được đo huyết áp để phát hiện sớm THA. Tỷ lệ phát hiện, quản lý điều trị bệnh tim mạch, THA, ĐTĐ tính đến năm 2021 như sau:

- Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp được phát hiện tính theo 12% dân số[[3]]: chiếm 65% (92.720 người), trong đó tỷ lệ được quản lý điều trị chiếm 46% (43.092 người).

- Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường được phát hiện tính theo 3% dân số[3]: chiếm 88,9% (31.710 người), trong đó tỷ lệ được quản lý điều trị chiếm 43,7% (14.051 người). Hàng quý, duy trì sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh tại 07 huyện/thị xã/thành phố.

- Tỷ lệ người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/năm để phát hiện sớm ĐTĐ đạt rất thấp 12%, tỷ lệ người tiền ĐTĐ được phát hiện chỉ đạt 5%, tỷ lệ được quản lý điều trị chỉ đạt 2% [[4]].

- Tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm tỉnh BR-VT chiếm 56,4%. Trong đó, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch (bao gồm tất cả các nguyên nhân) chiếm 30,6%, tử vong do bệnh đái tháo đường 5,3% [[5]].

b) Kết quả, số liệu về sàng lọc phát hiện sớm; dự phòng cho người nguy cơ cao; quản lý điều trị và chăm sóc người mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần tính đến năm 2021:

Tỷ lệ bệnh nhân được quản lý điều trị chiếm 98% (3.825 người), tỷ lệ bệnh nhân cũ được quản lý điều trị ổn định chiếm 85% (2.140 người); Số phát hiện mới năm 2021 là 90 bệnh nhân. Công tác khám sàng lọc phát hiện chủ yếu thực hiện tại Bệnh viện Tâm thần, sau khi điều trị ổn chuyển các Trạm y tế quản lý, cấp thuốc.

c) Kết quả, số liệu về sàng lọc phát hiện sớm, dự phòng cho người nguy cơ cao; quản lý điều trị và chăm sóc người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) và hen phế quản tính đến năm 2021:

Số được khám sàng lọc 15.000 người, trong đó phát hiện 6.238 bệnh nhân mắc, số bệnh nhân được quản lý 3.861 người. Bệnh nhân phát hiện sau sàng lọc đều được tư vấn quản lý tại các cơ sở y tế là 2.449 người.Duy trì sinh hoạt truyền thông hàng quý về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giúp nâng cao nhận thức của người bệnh và người nhà bệnh nhân trong quản lý và điều trị bệnh tại Bệnh viện Bà Rịa, Bệnh viện Lê Lợi và 3 Trung tâm Y tế huyện (TP Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc, huyện Châu Đức).

d) Kiện toàn, phát triển hệ thống, mạng lưới phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến:

- Thực hiện thành công bước đột phá đạt chỉ tiêu đề ra về quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở giai đoạn 2018 - 2020.

- 100% cán bộ y tế chuyên trách hàng năm được tập huấn cập nhật kiến thức phòng chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần (BKLN&RLSKTT) cũng như cập nhật ứng dụng các công cụ giám sát vào công tác thống kê báo cáo, quản lý số liệu.

- 100% TTYT huyện, thị xã, thành phố và 100% xã/phường/thị trấn thực hiện quản lý điều trị một số BKLN&RLSKTT.

đ) Việc triển khai các Đề án, Kế hoạch về dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị tại tuyến y tế cơ sở; tập huấn nâng cao năng lực các tuyến; triển khai các quy định, chính sách, hướng dẫn chuyên môn; bảo đảm thuốc, trang thiết bị thiết yếu cho các tuyến…

- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020 thực hiện[[6]] hằng năm tỉnh đã triển khai các kế hoạch phòng chống bệnh tim mạch; Phòng chống bệnh đái tháo đường và các rối loạn thiếu i-ốt; Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản; Bảo vệ sức khỏe tâm thần. Thực hiện các nhiệm vụ khám sàng lọc, phát hiện, quản lý, điều trị người mắc bệnh tại các tuyến, chú trọng tăng cường giám sát, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho đội ngũ cán bộ y tế thực hiện khám sàng lọc, khám quản lý điều trị ngoại trú theo mô hình y học gia đình và tổng hợp báo cáo qua phần mềm ở tuyến cơ sở, kết quả:

+ Hằng năm các chương trình dựa trên kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã tổ chức các lớp tập huấn cập nhật nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tuyến huyện, xã; Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên chương trình; Tổ chức hướng dẫn mô hình sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh THA, ĐTĐ cho huyện Xuyên Mộc. Các bệnh viện tuyến tỉnh và TTYT huyện, thị xã, thành phố định kỳ hàng quý tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh đái tháo đường, tim mạch.

+ Thành lập mô hình phòng khám bệnh không lây (tăng huyết áp, đái tháo đường) tại các TTYT huyện, thị xã, thành phố. Hỗ trợ mô hình triển khai khám sàng lọc, quản lý tư vấn cho 82 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn..

4. Về nguồn lực

a) Phát triển nguồn nhân lực cho phòng, chống bệnh không lây nhiễm:

Tăng cường nguồn nhân lực bác sĩ cho các Trạm Y tế. Thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho các y, bác sĩ làm việc tại Trạm Y tế, tăng cường bác sĩ 1816 về chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn cho tuyến xã. Phối hợp với Viện khu vực mở 04 lớp đào tạo cập nhật chuyên môn cho các bác sĩ làm công tác điều trị bệnh không lây ở tuyến huyện, xã trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

b) Nguồn kinh phí thực hiện qua từng năm bao gồm: nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn bảo hiểm y tế, nguồn xã hội hóa, nguồn hợp pháp khác:

(Đơn vị tính:triệu đồng)

Tên chương trình, hoạt động

Kinh phí được cấp giai đoạn 2015 - 2020

Kinh phí năm 2021

Trung ương

Địa phương

Khác

Trung ương

Địa phương

Khác

Phòng chống bệnh tim mạch

309.000

1.176.870

230.448 (*)

0

0

100.800 (*)

Phòng chống bệnh đái tháo đường và các rối loạn thiếu i-ốt

240.000

1.335.690

0

0

Phòng,chống BPTNMT và hen phế quản

139.940

1.770.787

0

0

0

0

Bảo vệ sức khỏe tâm thần

2.183.000

(**)

9.570.580

(**)

0

0

0

0

Phòng, chống tác hại rượu, bia

0

0

0

0

0

0

Phòng chống tác hại thuốc lá

0

0

4.170.630 (***)

420.000 (***)

Ghi chú:(*) Nguồn kinh phí do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ giai đoạn 2018 - 2021.

(**) Nguồn kinh phí bao gồm thuốc cấp miễn phí cho người bệnh RLSKTT.

(***)Nguồn kinh phí do Dự án phòng, chống tác hại thuốc lá cấp.

c) Kết quả đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất; cung ứng thuốc và vật tư thiết yếu; ứng dụng công nghệ thông tin cho dự phòng, phát hiện, chẩn đoán, điều trị các bệnh không lây nhiễm tại các tuyến:

- Tiến hành và duy trì cấp thuốc điều trị miễn phí thông qua kinh phí chương trình và bảo hiểm y tế đối với các chương trình BPTNMT và hen phế quản, chương trình Sức khỏe tâm thần. Cấp thuốc thông qua thẻ bảo hiểm y tế đối với chương trình Tim mạch và Đái tháo đường.

- Trang thiết bị y tế: Từ nguồn kinh phí chương trình và nguồn Trung ương cấp, nguồn do WHO hỗ trợ gồm: Máy đo đường huyết, máy đo huyết áp điện tử, kim que test, phiếu khám, viết bi, pin tiểu, tài liệu phục vụ khám sàng lọc, khám quản lý.

5. Kết quả hoạt động nghiên cứu, theo dõi, giám sát, quản lý thông tin số liệu và hợp tác Quốc tế trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm

- Phối hợp với Cục Y tế Dự phòng và các Viện khu vực thực hiện các cuộc điều tra về các yếu tố nguy cơ liên quan đến các BKLN. Phối hợp với Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh trong chương trình hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giai đoạn từ năm 2018 -2021 hướng dẫn quản lý, điều trị, giám sát bệnh THA, ĐTĐ tại Trạm Y tế theo nguyên lý y học gia đình, kết quả đã có 47/82 xã, phường được hỗ trợ. Tổ chức 01 hội nghị truyền thông giảm muối cho các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh năm 2021.

- Công tác kiểm tra, giám sát: Hằng năm có khoảng 20 - 30 đợt giámsát/chương trình, nội dung giám sát hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho cán bộ chuyên trách chương trình của Trung tâm Y tế, Trạm Y tế thực hiện công tác quản lý điều trị cho người bệnh, tổng hợp báo cáo số liệu qua phần mềm đối với chương trình tim mạch và đái tháo đường. Năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên một số chỉ tiêu không thực hiện được hoặc thực hiện đạt nhưng không được kiểm tra giám sát phần thực hành.

6. Kết quả các hoạt động của các sở, ngành theo lĩnh vực phụ trách

- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường điều trị tại tuyến xã.

- Lồng ghép việc quản lý, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, trong các cơ sở giáo dục; quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ quan, xí nghiệp; quản lý sức khỏe người cao tuổi, quản lý người bệnh mạn tính tại tuyến cơ sở y tế cơ sở.

III. ĐÁNH GIÁ CÁC TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Theo kết quả Điều tra STEPS năm 2021, cho thấy ở độ tuổi 18 - 69 tuổi tỷ lệ mắc THA chiếm 26%; Tỷ lệ mắc ĐTĐ chiếm 7% cao hơn kết quả điều tra STEPS năm 2015 (5,8%); Tỷ lệ hiện mắc BPTNMT ở người >40 tuổi là 4,2% (năm 2009), số bệnh nhân hiện mắc ung thư các loại 354.000 người [[7]]. Như vậy, tỷ lệ mắc các BKLN tính theo điều tra STEPS 2021 thì số hiện mắc THA ước khoảng 150.378 người/231.351 người, thêm 7,56% so với năm 2021) và thêm số người trên 70 tuổi được phát hiện sẽ cao hơn kết quả đã thực hiện giai đoạn 2015-2021. Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ là 7% cùng với sự gia tăng dân số (thêm 7,56% so với năm 2021), chúng tôi tính được ít nhất "60% người mắc đái tháo đường được phát hiện" tương đương với 37.372 người/62.287 người ước mắc theo tỷ lệ ước đoán,cộng thêm số người ≥70 tuổi được phát hiện sẽ cao hơn kết quả đã thực hiện giai đoạn 2015-2021 (88,7% = 31.666 người). Do đó, để đạt được các chỉ tiêu đặt ra đến năm 2025 cần phải nỗ lực đồng bộ nhiều giải pháp tuy nhiên hiện nay đang gặp một số khó khăn sau:

- Nguồn nhân lực: Thiếu bác sỹ chuyên khoa Ung thư, Nội tiết, Tâm thần.., đặc biệt thiếu bác sỹ làm việc tại tuyến y tế cơ sở. Chuyên trách tuyến huyện, tuyến xã thường xuyên thay đổi do nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc điều động luân chuyển sang nhiệm vụ khác đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và điều trị tại tuyến y tế cơ sở.

- Trình độ chuyên môn: Cán bộ chuyên trách tuyến huyện,tuyến xã kiêm nhiệm nhiều chương trình, một số chưa được cấp chứng chỉ hành nghề do chưa đủ thời gian công tác nên hiệu quả công việc chưa cao. Bên cạnh đó, số cán bộ được đào tạo đã điều động luân chuyển sang nhiệm vụ khác hoặc nghỉ hưu, nghỉ việc nên hàng năm đều phải đào tạo mới, đào tạo lại.Trình độ của Cộng tác viên còn hạn chế, không đồng đều và nhân lực thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho công tác đào tạo và triển khai hoạt động tại địa phương nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tổng thể chương trình.

- Nguồn kinh phí cấp cho chương trình mặc dù đã được bố trí nhưng còn rất hạn chế. Năm 2021 không có kinh phí, đặc biệt là kinh phí hỗ trợ cho hoạt động ưu tiên như giám sát, khám sàng lọc, đánh giá yếu tố nguy cơ.Trong khi dân số, số hộ gia đình ngày càng tăng,tỷ lệ khám sàng lọc cho người có yếu tố nguy cơ và quản lý người tiền bệnh còn rất thấp nhưng không có kinh phí hỗ trợ cho Cộng tác viên,Trạm Y tế và một số hoạt động khác do thông tư [[8]] đã hết hiệu lực.

- Trang thiết bị hỗ trợ công tác khám sàng lọc còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Thuốc: Hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần không cấp kinh phí mua thuốc miễn phí cho bệnh nhân tại cộng đồng mà chuyển sang sử dụng thuốc bảo hiểm y tế [[9]] trong khi đội ngũ bác sĩ tuyến huyện chưa có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần để kê đơn thuốc,do đó bệnh nhân phải đến Bệnh viện Tâm thần khám và lấy thuốc bảo hiểm y tế gây khó khăn cho gia đình (có những bệnh nhân không đi lại được phải nằm một chỗ, bệnh nhân cùn mòn không muốn đi ra ngoài), từ đó tỷ lệ quản lý và điều trị bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng giảm.

- Công tác truyền thông tới ban ngành đoàn thể và người dân còn hạn chế nhất là truyền thông yếu tố nguy cơ nhằm đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tăng cường thể lực vận động, phòng chống tác hại rượu bia chưa được đẩy mạnh. Tâm lý, nhận thức của người dân chưa coi trọng khâu phòng bệnh, chưa có thói quen đi khám sàng lọc, xét nghiệm máu định kỳ. Số bệnh nhân không tuân thủ quá trình điều trị, bỏ điều trị làm ảnh hưởng nhất định đến quản lý điều trị về lâu dài.

- Việc lập hồ sơ để theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người thừa cân, béo phì, người tiền bệnh và người có nguy cơ cao mắc các BKLN&RLSKTT chưa được báo cáo đầy đủ do phần lớn đối tượng tiền bệnh ở độ tuổi lao động nên chủ yếu do công ty, xí nghiệp quản lý, khám định kỳ nhưng các cán bộ y tế của các đơn vị này chưa được tập huấn.

- Số bệnh nhân được quản lý, điều trị ngoại trú tại TYT chưa cao, so với số được phát hiện chưa tương xứng.Tỷ lệ bệnh nhân đạt Huyết áp mục tiêu so với tỷ lệ được quản lý rất thấp (15%/48%).Tỷ lệ người 40 tuổi trở lên được sàng lọc/năm tiền ĐTĐ và quản lý điều trị sau sàng lọc còn rất thấp (12%/2%) trong khi mục tiêu cần đạt 70%. Số liệu tử vong do các bệnh không lây chưa được cập nhật đầy đủ.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Căn cứ Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025;

- Thực hiện Công văn số 1907/BYT-DP ngày 15/4/2022 của Bộ Y tế về việc xây dựng Kế hoạch hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, nhận thức trách nhiệm của cấp, các ngành, các đoàn thể để phát huy sức mạnh trong công tác phòng, chống bệnh Không lây nhiễm và Rối loạn sức khỏe tâm thần nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

III. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung

Tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản (sau đây gọi chung là bệnh không lây nhiễm) và các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác (sau đây gọi chung là rối loạn sức khỏe tâm thần) nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến 2025

T T

Chỉ tiêu

Thực hiện đến năm 2021

Thực hiện đến năm 2025

Đơn vị thực hiện

Mục tiêu 1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, tăng cường phối hợp liên ngành để thực hiện các chính sách được ban hành về phòng, chống BKLN&RLSKTT

1

Các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch liên ngành phòng chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025.

100%

100%

Sở Y tế chủ trì - Sở Ban ngành liên quan và 8 huyện, thị xã, thành phố thực hiện

2

Thực hiện đầy đủ các quy định, chính sách được ban hành để kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

100%

100%

Mục tiêu 2. Giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính để dự phòng mắc BKLN&RLSKTT

3

Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

100%

100%

Sở Y tế chủ trì - các sở, ban, ngành liên quan và 08 huyện, thị xã, thành phố thực hiện (số liệu điều tra)

4

Tỷ lệ người từ 13 tuổi trở lên được truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực phù hợp

80%

5

Tỷ lệ người từ 40 tuổi trở lên được truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn để biết theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

80%

6

Giảm tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại ở nam giới từ 18 tuổi trở lên

35%

Địa phương (Sở Y tế) phối hợp với Trung ương thực hiện điều tra Quốc gia.

Địa phương (Sở Y tế chủ trì) điều tra khi được thông qua đề cương được phê duyệt năm 2024-2025

7

Giảm tỷ lệ hiện uống rượu, bia ở người 13 đến 17 tuổi

20%

8

Giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 15 tuổi trở lên

37%

9

Giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người từ 18 tuổi trở lên

<7 gam/người /ngày

10

Giảm tỷ lệ thiếu vận động thể lực ở người từ 18 tuổi trở lên

22%

Mục tiêu 3. Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc người mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

11

Số người phát hiện bị thừa cân, béo phì được thực hiện các biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì phù hợp;

70%

Sở Y tế chủ trì –

- các Sở ban ngành phối hợp

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - 08 TTYT huyện – 08 Phòng Y tế huyện và các TYT xã phường thực hiện

12

Số người phát hiện nguy cơ tim mạch được thực hiện các biện pháp quản lý điều trị dự phòng theo quy định;

70%

13

Số người từ 18 tuổi trở lên được sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia;

Tỉnh chưa thực hiện

50%

14

Ít nhất 50% người trưởng thành trong đó:

30%

50%

15

+ Số người từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp 1 lần/năm để phát hiện sớm tăng huyết áp;

50%

80%

16

+ Số người mắc tăng huyết áp được phát hiện ít nhất;

65% (STEPS 2015)

65% (STEPS 2021)

17

+ Số người phát hiện bệnh tăng huyết áp được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

46%

50%

18

Số người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và/hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/năm để phát hiện sớm đái tháo đường;

12%

70%

19

Số người mắc đái tháo đường được phát hiện ít nhất

88.7% (STEPS 2015)

60% (STEPS 2021)

20

Số người phát hiện bệnh ĐTĐ được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn;

43,7%

55%

21

Số người tiền đái tháo đường được phát hiện

5%

30%

22

Số phát hiện tiền ĐTĐ được can thiệp dự phòng, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

2%

50%

23

Số người từ 40 tuổi trở lên được khám sàng lọc định kỳ 1 lần/năm để xác định nguy cơ bệnh hô hấp mạn tính;

15.000 người

60%

Sở Y tế chỉ đạo

- Bệnh viện Phổi Phạm Hữu Chí và 08 TTYT huyện phối hợp thực hiện

24

Số người mắc BPTNMT được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng

50%

50%

25

Số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn;

50%

50%

26

Số người bệnh hen phế quản được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng

50%

50%

27

Số người phát hiện bệnh hen phế quản được điều trị đạt kiểm soát hen trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn.

50%

50%

28

Số người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng theo hướng dẫn sàng lọc từng loại ung thư

40%

Sở Y tế chỉ đạo

- Các đơn vị bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện

29

Số người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh

40%

Sở Y tế chỉ đạo

- Bệnh viện Tâm thần và 08 TTYT, 08 phòng y tế huyện phối hợp thực hiện

30

Số người mắc tâm thần phân liệt và động kinh được phát hiện

70%

31

Số người mắc trầm cảm được phát hiện

50%

32

Số người bị sa sút trí tuệ và một số rối loạn tâm thần khác được phát hiện

30%

33

Số người bệnh tâm thần phân liệt được quản lý điều trị

98%

80%

34

Số người bệnh động kinh được quản lý điều trị

98%

70%

35

Số người bệnh trầm cảm được quản lý điều trị

98%

50%

Mục tiêu 4. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống để bảo đảm cung cấp dịch vụ phòng, chống BKLN&RLSKTT

36

Các cơ sở y tế tuyến tỉnh có chuyên khoa ung thư, triển khai thực hiện dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị bệnh ung thư theo quy định

100%

100%

Sở Y tế chỉ đạo

- Các bệnh viện tỉnh thực hiện

37

Số huyện và tương đương (sau đây gọi chung là huyện) có cơ sở y tế triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo quy định.

100%

90%

Sở Y tế chỉ đạo

- Bệnh viện Phổi Phạm Hữu Chí và 8 TTYT huyện phối hợp thực hiện

38

Số Trung tâm Y tế huyện triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường theo quy định.

100%

100%

Sở Y tế chỉ đạo

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Phổi Phạm Hữu Chí và 08 TTYT ; 08 Phòng y tế huyện và các TYT phối hợp thực hiện.

39

Số Trạm Y tế xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh có ít nhất 3 nhóm thuốc điều trị bệnh THA, 2 nhóm thuốc điều trị bệnh ĐTĐ và có thuốc thiết yếu cho điều trị BPTNMT và hen phế quản theo danh mục quy định

90%

95%

40

Số Trạm Y tế xã thực hiện dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị THA, ĐTĐ và các BKLN khác theo quy định.

100%

100%

41

Số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh;

100%

100%

Sở Y tế chỉ đạo

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Bệnh viện Tâm thần và 08 TTYT ; 08 Phòng y tế huyện và các TYT thực hiện

42

Số huyện có cơ sở y tế thực hiện chẩn đoán, điều trị, quản lý cấp thuốc cho người bệnh trầm cảm

100%

100%

43

Số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người mắc một số rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

100%

100%

44

Số Trạm Y tế xã thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh

100%

100%

45

Số Trạm Y tế xã quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh trầm cảm.

100%

100%

46

Số cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống BKLN&RLSKTT các tuyến được đào tạo tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, quản lý, chẩn đoán, điều trị bệnh theo quy định.

90%

100%

Mục tiêu 5: Phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo BKLN&RLSKTT và các yếu tố nguy cơ

47

Tổ chức điều tra và phối hợp tuyến Trung ương điều tra khảo sát để thu thập, công bố số liệu về các yếu tố nguy cơ phổ biến của các bệnh không lây nhiễm 5 năm/lần

Trung ương chưa công bố, Tỉnh chưa thực hiện

Sở Y tế chỉ đạo

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - Các bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện

48

Số đơn vị y tế tuyến tỉnh ghi nhận ung thư thực hiện thu thập và hằng năm báo cáo số liệu chuẩn hóa về mắc ung thư và các thông tin liên quan.

100%

100%

49

Số Trạm Y tế xã và các cơ sở y tế liên quan thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo đầy đủ kết quả dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và nguyên nhân tử vong do các BKLN&RLSKTTtheo quy định.

100%

100%

Sở Y tế chỉ đạo

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - Các bệnh viện tuyến tỉnh, 8 TTYT, 08 Phòng Y tế huyện, các TYT xã phường thực hiện

50

Số cán bộ đầu mối giám sát, thống kê báo cáo các tuyến được tập huấn về giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo BKLN&RLSKTT theo quy định.

90%

100%

IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo và hoàn thiện các chính sách liên ngành

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện đưa vào chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và ưu tiên bố trí nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu của địa phương trên cơ sở mục tiêu của tỉnh.

b) Các sở, ngành cấp tỉnh tăng cường phối hợp triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch thuộc phạm vi do ngành, lĩnh vực phụ trách đảm bảo phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tế của tỉnh.

c) Sở Y tế và các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ để rà soát các chính sách, quy định, hướng dẫn về phòng, chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và tổ chức triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh bao gồm:

- Tổ chức triển khai các quy định,chính sách pháp luật về phòng, chống yếu tố nguy cơ, dự phòng BKLN&RLSKTT thuộc ngành y tế và các sở, ngành liên quan (phòng chống tác hại của thuốc lá và phòng chống tác hại của rượu bia).

- Tổ chức triển khai các chính sách, quy định về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho người dân: quy định về ghi nhãn dinh dưỡng bắt buộc trên sản phẩm thực phẩm để công bố thông tin về hàm lượng muối, đường, chất béo và các thành phần liên quan khác; quy định về kiểm soát, quản lý việc quảng cáo, kinh doanh, cung cấp các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh; chính sách áp thuế đối với đồ uống có đường; chính sách khuyến khích sản xuất, cung cấp và tiêu thụ các thực phẩm giảm natri, đường và chất béo không có lợi cho sức khỏe.

- Tổ chức triển khai các chính sách, quy định về tăng cường vận động thể lực cho người dân: chính sách nhằm cung cấp, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, sử dụng không gian công cộng, cơ sở luyện tập thể dục, thể thao; phát triển giao thông công cộng, giao thông phi cơ giới để khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng nhằm tăng cường vận động thể lực; các quy định, hướng dẫn mức độ, loại hình vận động thể lực cho người dân ở cộng đồng, tại nơi làm việc; hướng dẫn kê đơn vận động thể lực cho người mắc một số bệnh không lây nhiễm.

d) Nghiên cứu, đề xuất chính sách, hướng dẫn phối hợp công - tư, phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành y tế để tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc, quản lý điều trị BKLN&RLSKTT tại nhà, tại cộng đồng và tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.

2. Truyền thông và nâng cao sức khỏe để giảm thiểu các hành vi nguy cơ, dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) Nội dung truyền thông:

- Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến bệnh không lây nhiễm cung cấp các bằng chứng khoa học; trách nhiệm của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

- Truyền thông nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người dân để phòng, chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng mắc bệnh; hướng dẫn người dân kiểm tra sức khỏe, biết các dấu hiệu sớm của bệnh, chăm sóc và tuân thủ điều trị khi mắc bệnh.

b) Phổ biến các tài liệu truyền thông được ban hành, chú trọng các tài liệu, thông điệp truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tăng cường vận động thể lực; chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý, giảm ăn muối, hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; truyền thông hướng dẫn người dân tự phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc và khám xác định bệnh.

c) Sử dụng đa dạng và hiệu quả các hình thức truyền thông và nâng cao sức khỏe phòng, chống BKLN&RLSKTT:

- Tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông; truyền thông trên đài phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử tại địa phương; truyền thông trên trang web và trên mạng xã hội.

- Cấp phát và phổ biến các tài liệu truyền thông cho người dân; truyền thông lồng ghép trong các sự kiện, hoạt động cộng đồng; tổ chức các hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, tập huấn nâng cao năng lực cho các bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về phòng, chống BKLN&RLSKTT.

- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, truyền thông về phòng bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe tâm thần thông qua các chương trình, hoạt động giáo dục phù hợp cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

- Xây dựng, triển khai nhân rộng các mô hình nâng cao sức khỏe trong trường học, ở nơi làm việc và tại cộng đồng để thực hiện các nội dung của Chương trình Sức khỏe Việt Nam về phòng, chống bệnh không lây nhiễm; khuyến khích phát triển mô hình doanh nghiệp áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm thực phẩm giảm natri, đường và chất béo không có lợi cho sức khỏe.

d) Xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình, đề án truyền thông và nâng cao sức khỏe theo các lĩnh vực như: Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Tăng cường vận động thể lực cho người dân ở cộng đồng; Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống bệnh không lây nhiễm; Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh không lây nhiễm và các chương trình, đề án liên quan khác.

3. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) Cung cấp dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm bệnh

- Triển khai cung cấp các dịch vụ khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, đo các chỉ số và thực hiện các biện pháp để phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho người dân, ưu tiên người từ 40 tuổi trở lên và người có nguy cơ cao.

- Tổ chức các hình thức sàng lọc thường xuyên khi người dân đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, đặc biệt tại Trạm Y tế xã; và các phòng khám đa khoa,bệnh viện...sàng lọc lồng ghép trong chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục, trong khám sức khỏe định kì, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ quan, xí nghiệp, tổ chức và khám quản lý sức khỏe cho người cao tuổi; sàng lọc trong hoạt động thăm hộ gia đình, sàng lọc khi khám thai cho phụ nữ có thai. Tổ chức các chương trình, hoạt động sàng lọc, kiểm tra sức khỏe tại cộng đồng phù hợp với yêu cầu, điều kiện của các địa phương trong tỉnh.

b) Theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người nguy cơ cao và tiền bệnh

- Triển khai lập hồ sơ để theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người thừa cân, béo phì, người tiền bệnh và người có nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm và một số rối loạn sức khỏe tâm thần; quản lý người có nguy cơ tim mạch; tư vấn, cai nghiện thuốc lá; sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do uống rượu, bia.

- Tổ chức các hình thức theo dõi, tư vấn, dự phòng lồng ghép trong quản lý, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ quan, tổ chức; quản lý sức khỏe người cao tuổi và quản lý, theo dõi sức khỏe người dân tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.

c) Quản lý điều trị và chăm sóc cho người mắc bệnh

- Thực hiện chẩn đoán, điều trị toàn diện, chuyên sâu các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật.

- Triển khai quản lý điều trị và chăm sóc người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản; lập hồ sơ, quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm tại Trạm Y tế xã theo quy định.

- Thực hiện kê đơn dinh dưỡng, vận động thể lực, tư vấn tâm lý và thay đổi lối sống cho người mắc bệnh không lây nhiễm; chăm sóc giảm nhẹ, trị liệu tâm lý cho người bệnh ung thư tại cơ sở y tế và tại nhà; chăm sóc, phục hồi chức năng, tái thích ứng cộng đồng xã hội cho người bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.

4. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) Tăng cường năng lực các cơ sở y tế

- Tăng cường, củng cố năng lực, nhân lực cho các cơ sở y tế thuộc lĩnh vực dự phòng để phòng, chống BKLN&RLSKTT.

- Phát triển, củng cố năng lực, nhân lực các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

+ Tăng cường năng lực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa liên quan ở các bệnh viện tuyến tỉnh để cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị toàn diện, chuyên sâu các BKLN&RLSKTT theo phân tuyến kỹ thuật và để hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở.

+ Củng cố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện để chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm; khám, quản lý điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần;tham gia khám sàng lọc, chăm sóc giảm nhẹ, phòng, chống ung thư;hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về khám, quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế xã và tại cộng đồng theo quy định.

b) Thực hiện các quy định, hướng dẫn cho công tác dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh BKLN&RLSKTT.

- Xây dựng, thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe do Trạm Y tế xã thực hiện, trong đó quy định danh mục chuyên môn kỹ thuật về tư vấn, sàng lọc phát hiện sớm, giám sát, quản lý các bệnh BKLN&RLSKTT.

- Thực hiện quy định, hướng dẫn để bảo đảm thuốc thiết yếu, trang thiết bị, vật tư, kỹ thuật cho các hoạt động dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý bệnh BKLN&RLSKTT

- Thực hiện cơ chế chính sách về bảo hiểm y tế bảo đảm cho việc quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã.

- Phổ biến các tài liệu, công cụ cập nhật từ tuyến trên để hướng dẫn người dân biết phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh; biết tự hỗ trợ, quản lý, chăm sóc khi mắc bệnh.

- Cập nhật các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật từ tuyến trên để dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị và tư vấn, chăm sóc hiệu quả các bệnh không lây nhiễm.

- Thực hiện rà soát, cập nhật các văn bản hướng dẫn chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tâm thần được ban hành như: hướng dẫn dự phòng, phát hiện, khám, quản lý điều trị, tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần tại cơ sở y tế tuyến huyện, Trạm Y tế xã, cơ sở trợ giúp xã hội và tại cộng đồng.

c) Nâng cao năng lực dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

- Xây dựng, cập nhật chuẩn hóa tài liệu tập huấn chuyên môn cho tuyến y tế cơ sở về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm; tư vấn, trị liệu tâm lý, chăm sóc giảm nhẹ; dinh dưỡng hợp lý, vận động thể lực cho người bệnh và cho cộng đồng; giám sát, quản lý thông tin số liệu bệnh không lây nhiễm. Rà soát cập nhật tài liệu tập huấn về dự phòng chẩn đoán, quản lý, điều trị BKLN&RLSKTT cho cán bộ y tế liên quan đến tuyến huyện, trạm y tế xã.

- Tổ chức tập huấn, tập huấn lại về dự phòng, chẩn đoán, quản lý, điều trị BKLN&RLSKTT gắn với đào tạo liên tục:

+ Phát triển, củng cố mạng lưới các cơ sở đào tạo tại tỉnh để tổ chức đào tạo hỗ trợ cho giảng viên nòng cốt tuyến cơ sở phù hợp với địa phương. Giảng viên nòng cốt tuyến tỉnh tham gia các lớp tập huấn, đào tạo do Trung ương tổ chức và tập huấn lại cho cán bộ y tế huyện, xã liên quan về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm.

+ Củng cố mạng lưới các cơ sở y tế và phối hợp với các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu cho các bác sỹ chuyên khoa tâm thần, tập huấn cho bác sỹ đa khoa tại tuyến huyện để khám, điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần; tập huấn cho cán bộ y tế xã về khám, quản lý và cấp thuốc ngoại trú cho người bệnh tại cộng đồng; tập huấn cho cán bộ y tế xã và y tế thôn,ấp, cộng tác viên chương trình về sàng lọc và phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần; tập huấn cho người làm công tác trợ giúp xã hội và cộng tác viên công tác xã hội về chăm sóc, phục hồi chức năng cho người mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.

- Triển khai định kỳ, thường xuyên hoạt động giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho Trạm Y tế xã theo hình thức cầm tay chỉ việc do tuyến tỉnh, huyện thực hiện.

- Bảo đảm trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong chẩn đoán, điều trị BKLN&RLSKTT tại các bệnh viện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, bảo đảm các điều kiện thiết yếu cho triển khai hoạt động dự phòng, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã, bao gồm: thực hiện đầy đủ các quy định về cấp giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề; phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu chuyên môn làm cơ sở cho việc kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; bảo đảm danh mục chuyên môn kỹ thuật, thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm, vật tư và các quy định về tài chính, bảo hiểm y tế.

d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống BKLN&RLSKTT

e) Kết nối liên tục, chia sẻ thông tin giữa các tuyến để bảo đảm theo dõi sức khỏe, tình trạng bệnh tật của cá nhân một cách liên tục. Bảo đảm bảo mật các thông tin về sức khỏe của người dân.

- Tích hợp các nội dung vào hệ thống quản lý thông tin để phục vụ cho phát hiện bệnh sớm, quản lý bệnh và thống kê báo cáo, quản lý thông tin, số liệu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tập huấn và khám chữa bệnh từ xa (telemedicine).

- Hướng dẫn người dân sử dụng các trang thông tin điện tử về sức khỏe và các phần mềm, ứng dụng được cập nhật từ Bộ Y tế và Bộ Thông tin và truyền thông để chia sẻ thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh, người dân thực hiện phòng, chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe. Giúp người dân sử dụng phần mềm, ứng dụng trên điện thoại tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh, thay đổi hành vi lối sống, giúp người bệnh và người chăm sóc tự quản lý bệnh tại gia đình.

5. Công tác giám sát, quản lý thông tin BKLN&RLSKTT và yếu tố nguy cơ gây bệnh

Thu thập, theo dõi, dự báo, giám sát yếu tố nguy cơ, số mắc bệnh và tử vong, đáp ứng của hệ thống y tế, hiệu quả các biện pháp phòng, chống BKLN&RLSKTT theo qui định.

a) Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, quản lý thông tin từ tuyến tỉnh đến tuyến y tế cơ sở.

- Hướng dẫn giám sát bệnh không lây nhiễm; tiếp tục cập nhật bộ chỉ số về giám sát bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế ban hành; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin, thống kê báo cáo về BKLN&RLSKTT.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho cán bộ y tế các tuyến từ tuyến tỉnh đến tuyến y tế cơ sở.

- Thu thập cơ sở dữ liệu để quản lý các thông tin, số liệu và phổ biến, cung cấp thông tin, số liệu về yếu tố nguy cơ, BKLN&RLSKTT.

b) Triển khai các hoạt động giám sát

- Giám sát yếu tố nguy cơ: định kỳ thực hiện điều tra các chỉ tiêu quốc gia giao cho tỉnh, phối hợp với tuyến trung ương trong các cuộc điều tra quốc gia, khảo sát để thu thập, theo dõi, đánh giá thực trạng và chiều hướng các yếu tố nguy cơ phổ biến của BKLN&RLSKTT .

- Thực hiện các điều tra, nghiên cứu chuyên biệt hoặc các biện pháp thu thập, thống kê thích hợp để thu thập bổ sung các chỉ tiêu cho nhóm đặc thù như trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi hoặc bổ sung những chỉ tiêu mà tỉnh chưa có dữ liệu hoặc để làm dữ liệu lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo sát với yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm và hành vi sức khỏe của người dân tỉnh nhà.

- Giám sát tử vong: để thu thập và phân tích số liệu về nguyên nhân tử vong trên toàn tỉnh phục vụ cho báo cáo Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam trên địa bàn tỉnh về giảm tử vong do BKLN và báo cáo nguyên nhân tử vong do RLSKTT.

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để xác định nguyên nhân tử vong, thống kê tử vong đối với các trường hợp tử vong tại cơ sở y tế và ngoài cơ sở y tế.

+ Triển khai thu thập, thống kê nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên cơ sở thu thập thông tin từ hệ thống thống kê báo cáo tử vong của Trạm Y tế xã. Tăng cường năng lực, hoàn thiện công cụ, quy trình, nâng cao chất lượng thống kê, ghi chép, chẩn đoán nguyên nhân tử vong của Trạm Y tế xã để phục vụ cho giám sát tử vong.

- Giám sát mắc bệnh: triển khai ghi nhận ung thư để định kỳ cập nhật, công bố các số liệu chuẩn hóa về ung thư. Lập kế hoạch để phát triển mạng lưới, tăng cường chất lượng của các đơn vị ghi nhận ung thư dựa trên quần thể. Ban hành hướng dẫn và nâng cao năng lực cho cán bộ ghi nhận ung thư. Thực hiện thu thập công bố số liệu về mắc mới ung thư của tỉnh và các chỉ số liên quan.

- Giám sát đáp ứng của hệ thống y tế: định kỳ, thường xuyên thu thập, báo cáo các thông tin, số liệu về kết quả hoạt động và đáp ứng của hệ thống y tế trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

+ Thống nhất quy trình, nâng cao chất lượng thống kê báo cáo định kỳ về BKLN&RLSKTT cho mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến xã theo chế độ báo cáo thống kê của Bộ Y tế; áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, báo cáo; định kỳ tổng hợp số liệu thống kê báo cáo về kết quả dự phòng, sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị BKLN&RLSKTT từ tất cả các Trạm Y tế xã và các cơ sở y tế liên quan trên toàn tỉnh.

+ Phối hợp với Cục y tế dự phòng, các Viện khu vực để khảo sát đánh giá năng lực đáp ứng của hệ thống y tế đối với bệnh không lây nhiễm dựa trên bộ công cụ của Tổ chức Y tế thế giới.

6. Phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước

- Chủ động, tích cực hợp tác với các tổ chức liên quan trong các nghiên cứu, đào tạo để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế, các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ thúc đẩy triển khai thực hiện kế hoạch; lồng ghép các chương trình, dự án với hoạt động của kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kế hoạch hoạt động phòng chống bệnh không lây của tỉnh.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nguồn ngân sách nhà nước gồm: Nguồn ngân sách sự nghiệp được bố trí từ nguồn ngân sách chi cho sự nghiệp theo phân cấp ngân sách, trong đó ngân sách tại địa phương bố trí cho triển khai kế hoạch, bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu, mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch; Nguồn đầu tư công (thực hiện theo qui định của pháp luật về đầu tư công) Căn cứ kế hoạch Sở Y tế, các sở, ngành và địa phương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp trong kế hoạch dự toán ngân sách hằng năm của sở, ngành và địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nguồn do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

3. Nguồn Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.

4. Nguồn xã hội hóa.

5. Nguồn hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

a) Là cơ quan thường trực, giúp UBND tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh đảm bảo đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan tổ chức để hướng dẫn tổ chức triển khai Kế hoạch.

c) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt các công tác tham mưu cho UBND các cấp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ của Trung ương và Quốc tế để phục vụ công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh.

d) Chủ trì xây dựng và thực hiện Kế hoạch Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch Dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025.

đ) Hàng năm, tùy theo chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc có liên quan, giao các đơn vị xây dựng dự toán ngân sách đảm bảo thực hiện Kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định kì tổng hợp báo cáo cho Sở Y tế để Sở báo cáo về Bộ Y tế, UBND tỉnh tình hình triển khai và kế quả thực hiện Kế hoạch.

e) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện, những khó khăn vướng mắc (nếu có) để kịp thời điều chỉnh có hiệu quả thiết thực nhằm đạt mục tiêu Kế hoạch.

2. Sở Văn hóa và Thể thao

a) Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành xây dựng Kế hoạch “Tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật giai đoạn 2022-2025”. Hàng năm xây dựng dự toán ngân sách đảm bảo thực hiện Kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định kì gửi báo cáo cho Sở Y tế tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh tình hình triển khai và kế quả thực hiện Kế hoạch.

b) Thực hiện các chính sách, qui định pháp luật để tăng cường cơ sở vật chất phát triển thể dục thể thao quần chúng và bảo đảm vệ sinh an toàn trong các cơ sở,dịch vụ hướng dẫn luyện tập thể dục, thể thao.

c) Phối hợp với Sở Y tế phổ biến, hướng dẫn các bài tập thể dục cho người dân để nâng cao sức khỏe, phòng, chống BKLN&RLSKTT và các bệnh, tật khác.

d) Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm soát quảng cáo thuốc lá, rượu, bia và các sản phẩm khác có yếu tố nguy cơ với sức khỏe thuộc lĩnh vực quản lý.

đ) Lồng ghép các nội dung liên quan với kế hoạch số 194/KH - UBND ngày 30/11/2021 về “ Thực hiện tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí thông tin tuyên truyền phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các yếu tố nguy cơ gây bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên hệ thống thông tin cơ sở. Tăng cường công tác theo dõi, quản lý, kiểm soát quảng cáo thuốc lá, rượu, bia và các sản phẩm có yếu tố nguy cơ với sức khỏe khác thuộc lĩnh vực quản lý.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

a) Triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục phù hợp cho trẻ em, học sinh, sinh viên về phòng, chống yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe tâm thần; thực hiện các quy định về kiểm soát, quản lý việc quảng cáo, kinh doanh, cung cấp các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe trong các cơ sở giáo dục.

b) Tổ chức lồng ghép hoạt động sàng lọc phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần phù hợp với lứa tuổi trong quản lý, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục.

5. Sở Tài chính

Trên cơ sở Kế hoạch được duyệt và dự toán do các cơ quan, đơn vị lập, Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách thực hiện đối với các nhiệm vụ chi thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và phân cấp ngân sách hiện hành.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển cho các dự án có liên quan đến Kế hoạch này.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì triển khai các hoạt động phục hồi chức chăm sóc sức khỏe tâm thần thuộc Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh ban hành Quyết định kèm kế hoạch số 1618/QĐ-UBND tỉnh, ngày 17 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh.

b) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị, phục hồi chức năng cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cho người lao động mắc bệnh không lây nhiễm thuộc lĩnh vực quản lý.

8. Sở Giao thông vận tải

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển giao thông công cộng và hạ tầng cơ sở cho giao thông phi cơ giới; bảo đảm các tiện ích phục vụ cho người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia giao thông.

9. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và kiến trúc, hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển đô thị lồng ghép trong các nội dung có liên quan đến Kế hoạch này, đảm bảo không gian, cơ sở vật chất cho tăng cường hoạt động thể lực, nâng cao chất lượng sông cho cư dân đô thị; đảm bảo các tiện ích phục vụ người khuyết tật và người cao tuổi.

10. Sở Khoa học và Công nghệ

Trên cơ sở đề xuất đặt hàng của Sở Y tế về các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, tham mưu UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp kiểm soát tác động của các chất ô nhiễm tác động đến sức khỏe con người.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan

Chỉ đạo, phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan để triển khai lồng ghép hoạt động truyền thông; phát động các phong trào, xây dựng các mô hình cộng đồng nâng cao sức khỏe để phòng, chống yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần cho người dân trên địa bàn tỉnh.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ Kế hoạch, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Hàng năm bố trí đủ nguồn lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện, đồng thời kiểm tra, giám sát, báo cáo tiến độ và kết quả việc thực hiện.

VII. THEO DÕI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Mục đích

Nhằm thu thập có hệ thống những thông tin về quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch. Xem xét mức độ thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể trong kế hoạch theo từng giai đoạn thực hiện hoặc khi kết thúc Kế hoạch.

2. Yêu cầu đối với theo dõi đánh giá Kế hoạch

- Thống nhất bộ công cụ, chỉ số để theo dõi, giám sát đánh giá hoạt động trên cơ sở đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và các kết quả/sản phẩm đầu ra của từng hoạt động.

- Triển khai các hoạt động theo dõi giám sát, đánh giá định kì hàng năm, đột xuất tại tất cả các tuyến.

- Tổ chức sơ kết vào tháng 12 hàng năm, tổng kết vào tháng 12 năm 2025.

3. Tổ chức theo dõi, đánh giá

Định kỳ hàng năm các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.

4. Chế độ báo cáo

- Nội dung báo cáo: Phân tích, đánh giá, tổng kết việc quản lý và triển khai thực hiện; phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực hiện Kế hoạch; báo cáo trung thực, chính xác, phản ánh đầy đủ quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt được.

- Thời gian thực hiện:

+ Báo cáo năm: trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.

+ Báo cáo đột xuất: Tùy theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế.

+ Báo cáo gửi về đơn vị đầu mối là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022-2025. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã,thành phố lập Kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Y tế (b/c);
- Cục Y tế dự phòng (b/c);
- TTr Tỉnh ủy; TTr HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- BHXH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo và Tin học tỉnh;
- Website tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Lưu: VT, VX3

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Trần Văn Tuấn


  • Trending:
  • Nguồn 100
  • Chiến dịch cho sự sáng tạo
  • Báo cáo trường học 2022
  • Kiến thức
  • Podcast

100 cơ quan truyền thông hàng đầu năm 2022

Xếp hạng 2015Xếp hạng 2014HãngBillings 2015 (£ m)Billings 2014 (£ m)% Thay đổi % hàng nămKhách hàng chi tiêu hàng đầu trong năm 2015
1 1 Abbott Mead Vickers BBDO511.43 471.72 8.4 BT, DSG International, Sainsbury's, Mars, Camelot
2 2 McCann Erickson332.73 287.09 15.9 Aldi, L'Oréal, Microsoft, Vauxhall, Nestlé
3 3 Adam & Eve/DDB270.18 251.64 7.4 Halifax, Unilever, John Lewis Partnership, Volkswagen, Hasbro
4 5 WCRS256.7 231.81 10.7 Sky, B & Q, Santander, Bộ Quốc phòng, Churchill
5 6 Bartle Bogle Hegarty240.7 225.01 7 Virgin Media, Tesco, KFC, Barclays, Audi
6 7 VCCP226.36 224.21 1 O2, ASDA, BGL Group, Müller, EasyJet
7 8 Leo Burnett215.49 198.52 8.6 McDonald, Procter & Gamble, Kellogg, Homebase, DTV Services (Freeview)
8 14 Màu xám London203.02 147.99 37.2 Procter & Gamble, Vodafone, GlaxoSmithKline, Volvo, Suntory Nước giải khát & Thực phẩm
9 4 Rainey Kelly Campbell Roalfe/Y & R188.59 233.19 -19.1 Marks & Spencer, Lloyds Bank, Colgate Palmolive, Danone, Whitbread
10 15 TBWA UK178.1 146.7 21.4 Lidl, Apple, Nissan, Sofawork, Merlin Entertainments
11 9 Publicis uk173.27 193.37 -10.4 Renault, Nestlé, Coca-Cola, Procter & Gamble, bối rối.com
12 16 Saatchi & Saatchi162.36 140.15 15.9 Procter & Gamble, Direct Line, EE, Toyota, Weight Watchers
13 11 Havas trên toàn thế giới London155.75 162.71 -4.3 RB, Peugeot, Citroën, Birds Eye, EDF Energy
14 12 Mullenlowe London146.18 162.69 -10.2 Morrisons, Unilever, Seat, Chính phủ, WHSMITH
15 13 Mẹ146.01 156.33 -6.6 Boots, Moneysupermarket.com, IKEA, Halfords, Anheuser-Busch Inbev
16 10 Chi & Partners140.33 185.36 -24.3 Argos, Gas British, TalkTalk, Travelodge, Carphone Warehouse
17 18 J Walter Thompson London137.13 122.07 12.3 HSBC, Debenhams, McNeil Health, Mazda, Nestlé
18 17 Ogilvy & Mather129.87 128.54 1 Ford, Unilever, American Express, Expedia, British Gas
19 20 Truyền thông Krow114.48 112.68 1.6 DFS, Fiat, Ferrero, Train Trains, vật nuôi ở nhà
20 22 Karmarama88.02 79.05 11.4 Iceland, Plusnet, Nintendo, Age UK, AO.com
21 19 M & C Saatchi87.34 121.37 -28 NatWest, Giao thông vận tải cho London, Sức khỏe cộng đồng Anh, Ngân hàng Hoàng gia Scotland, Slater & Gordon
22 23 FCB Inferno85.89 68.99 24.5 Beiersdorf, BMW, Match.com, Bộ Văn hóa, Truyền thông & Thể thao, Sky
23 21 Wieden & Kennedy66.82 105.39 -36.6 Three, Tesco, Arla Food, Honda, RB
24 29 St Luke's59.16 51.21 15.5 Cửa hàng Nhóm trực tiếp, Nâng cao, Heineken, Nhóm giải trí Mecca, Budgens
25 25 Fallon London54.64 64.01 -14.6 Mondelez International, Skoda, Asda, Kerry Food, SCA
26 28 Các anh chị em52.67 53.9 -2.3 Sky, Carphone Warehouse, Center Parcs, Betfred, Denplan
27 33 Wordley51.3 38.48 33.3 Moonpig.com, Village nội thất, Hungryhouse, Watch Shop, Photobox
28 24 Nhãn49.19 64.09 -23.3 Tesco, Vùng máy, Tesco Mobile, Amazon, TripAdvisor
29 36 Đường gạch đỏ46.68 35.24 32.5 Suzuki, Experian, Just Eat, Yorkshire Building Society, ThinkBox
30 26 BMB45.79 59.08 -22.5 Thomson, PurpleBricks.com, Bettys & Taylors of Harrogate, AO.com, Lựa chọn đầu tiên
31 30 Nếp gấp745.36 46.67 -2.8 n/a
32 32 Bray Leino44.48 39 14.1 n/a
33 47 Bray Leino42.43 25.39 67.1 n/a
34 44 Bray Leino37.86 28.24 34.1 n/a
35 27 Bray Leino37.02 58.08 -36.3 n/a
36 38 Bray Leino33.82 31.09 8.8 n/a
37 48 Bray Leino33.26 23.84 39.6 n/a
38 49 Bray Leino32.56 23.78 36.9 n/a
39 45 Bray Leino32.3 27.43 17.8 n/a
40 35 Bray Leino30.7 36.62 -16.2 n/a
41 43 Bray Leino30.35 28.97 4.8 n/a
42 39 Bray Leino30.12 29.65 1.6 n/a
43 46 Bray Leino29.76 25.84 15.2 n/a
44 40 Bray Leino28.72 29.64 -3.1 n/a
45 34 Bray Leino27.99 36.89 -24.1 n/a
46 56 Bray Leino27.8 18.48 50.4 n/a
47 41 Bray Leino26.17 29.57 -11.5 n/a
48 37 Bray Leino25.25 34.45 -26.7 n/a
49 51 Bray Leino23.85 21.03 13.4 n/a
50 59 Bray Leino23.75 16.49 44 n/a
51 62 Bray Leino21.66 15.94 35.9 n/a
52 67 Bray Leino21.34 14.38 48.4 n/a
53 52 Bray Leino21.32 20.6 3.5 n/a
54 55 Bray Leino21.07 18.8 12 n/a
55 57 101 20.6 17.91 15 n/a
56 72 Bray Leino18.24 12.18 49.7 n/a
57 53 Bray Leino17.71 20.4 -13.2 n/a
58 108 Bray Leino17.31 5.26 229.1 n/a
59 68 Bray Leino17.18 13.42 28 n/a
60 97 Bray Leino16.76 6.87 144.1 n/a
61 61 Bray Leino16.6 16.03 3.6 n/a
62 64 Bray Leino14.07 15.18 -7.3 n/a
63 54 Bray Leino13.89 19.43 -28.5 n/a
64 80 Bray Leino13.86 10.64 30.3 n/a
65 58 Bray Leino13.84 17.3 -20 n/a
66 76 Bray Leino13.81 11.41 21.1 n/a
67 63 Bray Leino13.22 15.25 -13.3 n/a
68 42 Bray Leino13.12 29.15 -55 n/a
69 107 Bray Leino13.07 5.46 139.5 n/a
70 82 KITCATT NOHR12.9 10.13 27.4 n/a
71 31 Biến đổi12.86 43.25 -70.3 n/a
72 71 Big Al's Creative Emporium12.58 12.51 0.6 n/a
73 151 Cái trống12.34 1.32 837.2 n/a
74 65 Crispin Porter & Bogusky12.02 15.16 -20.8 n/a
75 171 Luân Đôn dị thường11.88 --n/a
76 105 Noah11.88 5.62 111.4 n/a
77 122 Các tướng may mắn11.79 3.41 245.6 n/a
78 75 Các chuyên gia làm việc11.59 11.86 -2.3 n/a
79 93 Cơ quan Walker11.46 7.49 53 n/a
80 78 Sản xuất tiếng ồn trắng10.93 11.08 -1.4 n/a
81 77 Góc10.65 11.3 -5.8 n/a
82 60 Leith10.49 16.04 -34.6 n/a
83 95 Fox Kalomaski Crossing10.35 7.38 40.2 n/a
84 166 xứ sở thần tiên10.23 0.06 15,907.90 n/a
85 168 Martin Tait Redheads9.69 0.03 36,082.20 n/a
86 84 Dũng cảm9.64 9.27 4 n/a
87 50 BJL9.5 23.28 -59.2 n/a
88 92 Cơ quan nguyên tắc9.31 7.63 22 n/a
89 99 Ngân hàng8.86 6.33 40 n/a
90 110 Cối xay nước8.55 4.81 77.7 n/a
91 85 Thị trường sáng tạo8.2 9.2 -10.9 n/a
92 94 AKA7.98 7.47 6.8 n/a
93 88 Leagas Delaney7.95 8.91 -10.7 n/a
94 69 Chó lớn7.86 13 -39.5 n/a
95 79 MBA7.84 10.74 -27 n/a
96 87 Drumond Central7.78 8.94 -13 n/a
97 111 Cravens7.7 4.67 65.1 n/a
98 101 Trung tâm7.23 5.9 22.4 n/a
99 86 Bán hết7.18 8.99 -20.2 n/a
100 70 Người doner7.16 12.69 -43.6 n/a

Ai là cơ quan truyền thông lớn 6?

Trong một thời gian dài, 'Big Six' - WPP, Omnicom, Publicis, Dentsu, Interpublic và HAVA của quảng cáo - đã có những thứ khá dễ dàng.WPP, Omnicom, Publicis, Dentsu, Interpublic and Havas – had things pretty easy.

5 cơ quan lớn là gì?

WPP, Omnicom, Publicis, Tập đoàn Interpublic và Dentsu từ lâu đã giữ danh hiệu các cơ quan quảng cáo của Big Big Five, một tiêu đề vẫn còn đúng. have long held the title of the “Big Five” advertising agencies, a title that still holds true.

4 cơ quan lớn là gì?

Các công ty lớn trong tư vấn quản lý là Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte), KPMG International (KPMG), PricewaterhouseCoopers (PWC) và Ernst & Young (EY).Tính đến năm 2020, họ là bốn công ty tư vấn lớn nhất về doanh thu.Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte), KPMG International (KPMG), PricewaterhouseCoopers (PwC), and Ernst & Young (EY). As of 2020, they are the four largest consulting firms in terms of revenue.

Cơ quan quảng cáo phổ biến nhất là gì?

Top 10 cơ quan quảng cáo dẫn đầu ngành quảng cáo vào năm 2022..
Đô la quảng cáo đã chuyển sang kỹ thuật số ..
WPP, Omnicom và Publicis Groupe là các công ty quảng cáo hàng đầu của doanh thu ..
Bạn có làm việc trong ngành thương mại điện tử và bán lẻ không ?.