Ý nghĩa nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự

CHUYÊN TRANG HỌC LUẬT TRỰC TUYẾN- HOCLUAT.VN -KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠVỤ ÁN DÂN SỰ CỦA LUẬT SƯPage: Học Luật OnLine (fb.com/hocluat.vn)Group: Hội những người thích học luậtNên chia sẻ để học tập, không nên thương mại hóa..........., tháng 6 năm 2018Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án dân s ựcủa luật sưLink bài: https://hocluat.vn/ky-nang-nghien-cuu-ho-so-vu-an-dan-su-cua-luat-su/Theo dõi page Học Luật OnLine thường xuyên để nhận được nhiều tài liệu bổ ích hơn!Nghiên cứu hồ sơ vụ án đồng thời cũng là quá trình đánh giá các tài liệu đótrong mối quan hệ biện chứng nhằm xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện được ghinhận trong các tài liệu, để xác định bản chất của sự việc, từ đó đề ra hướng giảiquyết phù hợp. Vì vậy, việc nắm rõ các kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án, trongdó có án dân sự là rất quan trọng.Nội dung bài giảng:Bài 1: Các nội dung cần quan tâm làm rõ trong quá trình nghiên cứu hồsơ vụ ánBài 2: Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ ánBài 3: Kỹ năng chung khi nghiên cứu hồ sơ vụ ánBài 4: Kỹ năng về đánh giá chứng cứBài 5: Kỹ năng đặc thù khi nghiên cứu hồ sơ một số loại vụ án dân sự(phần 1)Bài 5: Kỹ năng đặc thù khi nghiên cứu hồ sơ một số loại vụ án dân sự(phần 2)2Học Luật Online - Hocluat.vnBài 1: Các nội dung cần quan tâm làm rõ trong quá trình nghiên cứu hồ sơvụ ánNghiên cứu kỹ hồ sơ vụ ánTheo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì các đương sự trong vụ ándân sự có nghĩa vụ chứng minh, Tòa án là cơ quan thu thập chứng cứ. Trongquá trình Thẩm phán tiếp nhận tài liệu, chứng cứ do đương sự giao nộp, hoặcTòa án trực tiếp thu thập tài liệu, chứng cứ, Thẩm phán được phân công giảiquyết vụ án đã ít nhiều nắm được tình tiết của vụ án, nhưng để giải quyết đượcđúng đắn thì Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án. Nếu không nghiên cứukỹ hồ sơ thì rất dễ phạm sai lầm. Vì có những vấn đề chỉ khi nghiên cứu kỹ,toàn diện các tài liệu, chứng cứ của vụ án thì mới hiểu được bản chất của vụ ánhoặc mới thấy được cần phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ gì, cần kiểm tra,xác minh thêm vấn đề gì, có cần tạm đình chỉ, đình chỉ hay phải chuyển vụ áncho cơ quan, Tòa án khác giải quyết không? Hoặc đã đủ điều kiện để đưa vụ ánra xét xử chưa và xác định trọng tâm phải kiểm tra, làm rõ tại phiên tòa là cácvấn đề gì.Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự, hôn nhân gia đình phải làm rõnhững nội dung cơ bản sau:Xác định đúng các yêu cầu của đương sựBộ luật tố tụng dân sự quy định Tòa án chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầucủa đương sự. Những vấn đề mà đương sự không yêu cầu thì Tòa án không giảiquyết. Đây là phạm vi giải quyết của Tòa án đối với mỗi vụ án cụ thể. Do đó,nghiên cứu hồ sơ vụ án phải rút ra được đương sự yêu cầu giải quyết vấn đề gì.Trong quá trình nghiên cứu phải bám sát vào yêu cầu của đương sự để xem xét.Xác định quan hệ pháp luật phải giải quyết của vụ ánQuá trình nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, Thẩm phánphải xác định được quan hệ pháp luật cần giải quyết.3Học Luật Online - Hocluat.vnQuan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ án thường xuất phát từ yêu cầucủa nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập của vụ án.Trong một vụ án có thể chỉ có một quan hệ pháp luật mà Tòa án phải giảiquyết, nhưng cũng có thể có nhiều quan hệ pháp luật phải giải quyết. Nếu vụ áncó nhiều quan hệ pháp luật phải giải quyết, thông thường sẽ có một quan hệpháp luật có tính chủ đạo là căn nguyên khởi phát vụ án. Từ quan hệ pháp luậtnày, trên cơ sở yêu cầu của đương sự có thể phát sinh các quan hệ pháp luậtkhác có liên quan đến quan hệ pháp luật đó.Việc xác định đúng, đầy đủ quan hệ pháp luật cần phải giải quyết có ý nghĩahết sức quan trọng, giúp cho việc xác định các tài liệu, chứng cứ cần thu thập,xác định được thành phần đương sự của vụ án, xác định được pháp luật cần ápdụng để giải quyết vụ án.Xác định đầy đủ các đương sự, địa vị tố tụng của đương sự trong vụ ánĐương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyênđơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.Trong một vụ án dân sự bao giờ cũng có nguyên đơn, bị đơn và có thể cóngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Số lượng đương sự trong một vụ án cụthể nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất vụ án, loại quan hệ tranh chấp. Việc xácđịnh đầy đủ đương sự, xác định đúng địa vị tố tụng của họ có ý nghĩa hết sứcquan trọng, giúp cho việc nắm bắt được hết các yêu cầu của đương sự, yêu cầuhọ cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án được toàn diện,đầy đủ, hạn chế việc kéo dài giải quyết vụ án.Xác định được các tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc giải quyết vụ ánTrong vụ án có thể có rất nhiều tài liệu, rất nhiều nguồn chứng cứ được thuthập, các tài liệu, các nguồn chứng cứ đã thu thập trong hồ sơ có thể có nội dungđối lập, mâu thuẫn nhau. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu Thẩm phán phải xác định4Học Luật Online - Hocluat.vnđược các yêu cầu, các nội dung, các vấn đề, các tài liệu, chứng cứ nào đương sựđã thống nhất, các vấn đề nào đương sự không thống nhất.Trong số các tài liệu, các nguồn chứng cứ được thu thập, có trong hồ sơ vụán thì nội dung của tài liệu, của nguồn chứng cứ nào chứa đựng chứng cứ củavụ án. Các tài liệu, các nguồn chứng cứ có trong hồ sơ đã đủ làm rõ các tình tiếtcủa vụ án chưa? Có cần phải thu thập thêm chứng cứ, tài liệu nào? Tài liệu,chứng cứ nào cần phải kiểm tra, xác minh nhằm khẳng định tính xác thực củatài liệu. Chỉ khi làm rõ được các vấn đề nêu trên, thì Thẩm phán mới có thể xácđịnh hướng hoạt động tố tụng tiếp theo phù hợp, như phải triệu tập thêm đươngsự, nhân chứng nào? Yêu cầu đương sự nào giao nộp thêm tài liệu, chứng cứ gì?Có tạm đình chỉ, hay đình chỉ không? Hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử? Cácvấn đề cần tập trung hỏi, đối chất, làm rõ tại phiên tòa v.v..Bước đầu xác định các văn bản, các điều luật cần áp dụng và sơ bộ địnhhướng giải quyết vụ ánSau khi nghiên cứu xong hồ sơ, tổng hợp, đánh giá các tài liệu, chứng cứtrong vụ án, xác định các quan hệ pháp luật cần giải quyết, bước đầu Thẩm phánphải xác định sơ bộ các văn bản pháp luật, các điều luật (cả nội dung và tố tụng)cần áp dụng và hướng giải quyết từng quan hệ pháp luật trong vụ án, từ đó cóhướng chuẩn bị các văn bản pháp luật cần thiết, chuẩn bị cho việc xét xử tạiphiên tòa, cho việc nghị án, viết bản án sau này.Kiểm tra sắp xếp hồ sơ vụ án trước khi nghiên cứuMuốn nghiên cứu hồ sơ đạt hiệu quả cao, tiết kiệm được thời gian, giúp choviệc xem xét, ghi nhớ, phân tích, đánh giá các tài liệu đó được khách quan,thuận lợi thì phải sắp xếp hồ sơ theo một trật tự nhất định là rất cần thiết. Đặcbiệt vụ án có nhiều đương sự, nhiều nhân chứng và họ có nhiều lời khai khácnhau; có nhiều văn bản yêu cầu và kết luận giám định, nhiều văn bản ghi kếtquả những lần định giá, thẩm định giá, nhiều văn bản xem xét, thẩm định tại chỗtrong những thời điểm khác nhau v.v.. Hồ sơ có hàng trăm bút lục thì việc sắp5Học Luật Online - Hocluat.vnxếp hồ sơ khoa học, có đánh số bút lục trước khi nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệtquan trọng không chỉ đối với Thẩm phán ở cấp sơ thẩm mà còn ý nghĩa tácdụng trong quá trình quản lý, sử dụng của cấp phúc thẩm, cấp giám đốc thẩm vàcông tác lưu trữ, khai thác sau đó.Dù việc sắp xếp hồ sơ có ý nghĩa thực tiễn rất cao, nhưng không phải Thẩmphán nào, Chánh án nào cũng có ý thức quan tâm đầy đủ về vấn đề này, đây làvấn đề mà các Thẩm phán cần phải quan tâm lưu ý rút kinh nghiệm.Việc sắp xếp hồ sơ nên theo từng tập, theo thứ tự thời gian:Tập một là: các văn bản tố tụng. Trong tập này chia ra theo chủ đề thànhnhiều tập nhỏ là tập các giấy báo, giấy triệu tập đương sự, nhân chứng, quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử, tập các văn bản, quyết định trưng cầu giám định, địnhgiá.v.v… Mỗi tập nhỏ của từng chủ đề đều phải sắp xếp theo thứ tự thời gian, đểtiện nghiên cứu, khai thác.Tập hai là: tập các tài liệu, các nguồn chứng cứ do đương sự giao nộp haydo Tòa án trực tiếp thu thập. Nếu vụ án có nhiều đương sự, có nhiều lời khai củanhân chứng, có nhiều biên bản định giá, thẩm định giá, nhiều kết luận giámđịnh, nhiều tài liệu khác do đương sự, cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp choTòa án v.v.. thì chia ra nhiều tập nhỏ gồm:– Tập lời khai của nguyên đơn,– Tập lời khai của bị đơn,– Tập lời khai của nhân chứng,– Tập xem xét thẩm định tại chỗ (nếu xem xét, thẩm định nhiều lần;nhiều tài sản, ở nhiều thời điểm khác nhau với nhiều biên bản xem xét, thẩmđịnh thì mới xếp thành tập riêng),– Tập các biên bản định giá, thẩm định giá– Tập các tài liệu dùng để giám định, biên bản kết luận giám định,– Tập các tài liệu, chứng cứ khác.6Học Luật Online - Hocluat.vnSau khi xét xử sơ thẩm thì có tập ba là: các tài liệu về phiên tòa sơ thẩmgồm biên bản phiên tòa, biên bản nghị án, bản án sơ thẩm…Tập bốn là: gồm các tài liệu về kháng cáo, kháng nghị, tài liệu, chứng cứđương sự nộp khi kháng cáo…Tập năm là: Tập phúc thẩm gồm biên bản phiên tòa, biên bản nghị án, bảnán phúc thẩm.Mỗi nguyên đơn, mỗi bị đơn, mỗi nhân chứng (có nhiều lời khai) thì sắpxếp vào một tập và luôn luôn xếp theo thứ tự thời gian.Khi sắp xếp các tài liệu phải kiểm tra đã đánh số bút lục và có danh mục tàiliệu chưa? Nếu hồ sơ chưa được đánh số bút lục, chưa có danh mục tài liệu thìThẩm phán phải kịp thời bổ sung. Nếu hồ sơ đã được đánh số bút lục, đã códanh mục tài liệu thì Thẩm phán phải kiểm tra xem tài liệu có trong hồ sơ cóphù hợp với danh mục tài liệu không, nếu thiếu thì thiếu bút lục nào? phải tìmhiểu nguyên nhân và kịp thời khắc phục.Bài 2: Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ ánKhi hồ sơ có nhiều bút lục, các đương sự, nhân chứng có nhiều lời khai, cáclời khai bổ sung cho nhau hoặc có lời khai trái ngược, mâu thuẫn nhau; số lượngtài sản tranh chấp, yêu cầu Tòa án giải quyết nhiều v.v. thì việc nghiên cứu theotrình tự lôgic sẽ rất có ích cho việc ghi nhớ, sử dụng chúng trong quá trình phântích, đánh giá và xét xử.Việc nghiên cứu nên bắt đầu từ đơn khởi kiện, lời khai của nguyên đơn, bịđơn, nhân chứng… các biên bản đối chất và nghiên cứu theo thứ tự thời gian.Nghiên cứu hết lời khai của nguyên đơn này, mới chuyển sang nghiên cứu lờikhai của nguyên đơn khác, khi nghiên cứu hết lời khai của nguyên đơn mớichuyển sang nghiên cứu lời khai của bị đơn, nhân chứng. Khi nghiên cứu cần cóbản ghi tóm tắt nội dung từng bút lục. Những hồ sơ dày cả trăm trang đến nghìn7Học Luật Online - Hocluat.vntrang tài liệu, việc ghi tóm tắt sẽ rất có ích trong việc tổng hợp, đánh giá, đốichiếu khi phát hiện có sự mâu thuẫn và thuận lợi khi cần sử dụng tài liệu tạiphiên tòa.Việc nghiên cứu phải toàn diện, khách quanViệc nghiên cứu hồ sơ một cách khách quan, toàn diện là tiền đề, là điềukiện để Thẩm phán giải quyết đúng đắn vụ án dân sự. Có nghiên cứu kháchquan, toàn diện hồ sơ mới có thể nắm bắt được các sự kiện, các tình tiết diễnbiến của vụ án đã được phản ánh trong hồ sơ. Về nguyên tắc Thẩm phán phảinghiên cứu, xem xét tất cả các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, không được bỏ quabất kỳ tài liệu, chứng cứ nào.Về phương pháp xem xét, nghiên cứu phải bắt đầu từ việc nghiên cứu riêngbiệt từng tài liệu, chứng cứ cụ thể, nhưng đồng thời phải xem xét chúng, đặtchúng trong mối liên hệ với từng tài liệu, chứng cứ khác. Trước, trong khinghiên cứu cấm kỵ việc có định kiến trước về bất kỳ tài liệu, nguồn chứng cứnào và cũng không được mặc định trước về hướng xử lý của vụ án. Khi đã cóđịnh kiến sẽ làm cho Thẩm phán không xem xét, nghiên cứu kỹ và toàn diện cáctài liệu, chứng cứ; do đó sẽ không nhận thứcđúng bản chất của tình tiết, sự kiệnđược thể hiện trong hồ sơ, dẫn đến các quyết định không phù hợp với chứng cứ,tài liệu có trong hồ sơ vụ án.Kỹ năng chung khi nghiên cứu hồ sơ vụ ánNghiên cứu đơn khởi kiện: Đối với bất kỳ hồ sơ vụ án dân sự nào (vụ ándân sự, hôn nhân gia đình…) tài liệu mà Thẩm phán phải nghiên cứu đầu tiên làđơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn khởi kiện của cơ quan, tổ chức khởi kiện đểbảo vệ quyền và lợi ích của người khác.Dù trước khi thụ lý, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hoặcngười có thẩm quyền khác (có thể là Thẩm phán, có thể là Chánh án) đã xemxét, xử lý đơn theo yêu cầu của Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sau khiđơn đã đáp ứng đúng quy định của Điều 189 và nguyên đơn đã xuất trình biên8Học Luật Online - Hocluat.vnlai nộp tạm ứng án phí (đối với trường hợp phải nộp tạm ứng án phí, khôngđược miễn) thì Tòa án mới thụ lý. Dù vậy, qua công tác giám đốc thẩm cho thấykhông phải đơn khởi kiện của tất cả các vụ án dân sự đều đã được xử lý tốt. Cóvụ đơn khởi kiện không thể hiện đầy đủ, rõ ràng yêu cầu của đương sự, hoặcđơn khởi kiện không thuộc thẩm quyền v.v. vẫn được thụ lý. Do đó, khi nghiêncứu hồ sơ, Thẩm phán phải đọc kỹ đơn khởi kiện để biết được yêu cầu khởi kiệncủa nguyên đơn. Trong trường hợp Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ thấy yêu cầucủa nguyên đơn chưa được thể hiện rõ trong đơn khởi kiện thì phải ghi chép lạiđể kiểm tra quá trình tố tụng tiếp theo (bản tự khai, biên bản ghi lời khai củanguyên đơn) đã được khắc phục chưa? Nếu chưa được khắc phục thì Thẩm pháncần yêu cầu đương sự trình bày lại cho rõ ràng, đầy đủ yêu cầu của người khởikiện; kiểm tra vụ án có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay thuộc thẩm quyền cơquan khác, của Tòa án khác không? Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa ánvẫn phải kiểm tra đã có đủ điều kiện để khởi kiện chưa? Thời hiệu khởi kiệncòn hay hết? Vụ án có thuộc trường hợp đã được giải quyết bằng bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhànước có thẩm quyền không? (trừ trường hợp được quyền khởi kiện lại theo quyđịnh của pháp luật). Người khởi kiện có quyền khởi kiện không? Có đủ nănglực hành vi dân sự không? v.v..Nếu qua nghiên cứu đơn khởi kiện, kiểm tra các tài liệu thấy có đủ cơ sởxác định vụ án không thuộc thẩm quyền Tòa án, đã hết thời hiệu khởi kiện,người khởi kiện không có quyền khởi kiện, chưa đủ điều kiện khởi kiện hoặckhông có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự… thì Thẩm phán phải ra quyếtđịnh đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự,không cần nghiên cứu tiếp hồ sơ.Khi đã xác định vụ án thuộc thẩm quyền Tòa án, việc khởi kiện là hợppháp thì sau khi ghi tóm tắt nội dung khởi kiện vào bản cứu, Thẩm phán tiếp tụcnghiên cứu các tài liệu khác.9Học Luật Online - Hocluat.vnNghiên cứu lời khai của đương sự: Nghiên cứu lời khai của nguyên đơn: Tạikhoản 1 Điều 244 BLTTDS có quy định: “Hội đồng xét xử chấp nhận việc thayđổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họkhông vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độclập ban đầu.”Theo quy định tại Điều 200, 201 BLTTDS thì bị đơn dân sự, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền đưa ra yêu cầu phảntố, yêu cầu độc lập trước khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Từ cácquy định nói trên có thể kết luận đến trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xửnguyên đơn cũng có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện. Do đó, việcnghiên cứu xác định yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không chỉ căn cứ vàođơn khởi kiện, mà phải căn cứ vào yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên đơntrước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bộ luật tố tụng dân sự không cóquy định về thủ tục, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Nghị quyết củaHội đồng Thẩm phán không đề cập vấn đề này. Tòa án Việt Nam là Tòa án nhândân, theo nguyên tắc Tòa án không gây khó cho người dân thì phải hoạt độngtheo hướng pháp luật không quy định thì các Tòa án khi thụ lý, giải quyết vụ ánkhông được tự đưa ra thêm các yêu cầu về thủ tục đối với người dân. Vì vậy,nguyên đơn có quyền làm đơn khởi kiện để bổ sung, sửa đổi yêu cầu khởi kiện,hoặc trình bày trực tiếp với Tòa án và Thẩm phán phải lập biên bản ghi lại yêucầu này. Biên bản ghi lời khai này phải được công nhận đó là yêu cầu sửa đổi,bổ sung nội dung khởi kiện hợp lệ của nguyên đơn, Tòa án phải xem xét, giảiquyết. Do đó, trong quá trình nghiên cứu lời khai, tài liệu mà nguyên đơn đãgiao nộp cho Tòa án, Thẩm phán phải chú ý xem nguyên đơn có sửa đổi, bổsung yêu cầu khởi kiện không và nguyên đơn đã xuất trình các tài liệu, chứngcứ chứng minh chưa? Nếu nguyên đơn chưa xuất trình, hoặc xuất trình chưa đầyđủ thì Thẩm phán phải hướng dẫn và yêu cầu nguyên đơn giao nộp chứng cứ bổsung.10Học Luật Online - Hocluat.vnViệc nghiên cứu lời khai của nguyên đơn nên tiến hành theo thứ tự thờigian, những bản tự khai, biên bản lấy lời khai trước cần nghiên cứu trước, vàcần chú ý ghi chép tóm tắt các nội dung của từng bản tự khai, biên bản lấy lờikhai, các yêu cầu của từng nguyên đơn (đối với vụ án có nhiều nguyên đơn)được thể hiện trong các bản tự khai, biên bản lấy lời khai, đặc biệt chú ý ghitóm tắt các nội dung mới trong mỗi tài liệu. Nếu qua nghiên cứu hồ sơ thấynguyên đơn có lời khai mâu thuẫn nhau phải tìm hiểu nguyên nhân, yêu cầunguyên đơn lý giải việc khai mâu thuẫn đó. Nếu vụ án có nhiều nguyên đơn thìnên nghiên cứu hết lời khai nguyên đơn này mới chuyển nghiên cứu lời khai củanguyên đơn khác.Trong mỗi trường hợp, sau khi nghiên cứu lời khai của nguyên đơn phải rútra được một trong các kết luận sau:– Lời khai của các nguyên đơn đã đủ, rõ chưa? Có điểm gì nguyên đơn khaichưa rõ, còn mâu thuẫn…?– Có cần yêu cầu nguyên đơn hay một trong số các nguyên đơn phải trìnhbày thêm, lấy lời khai thêm vấn đề gì? Có cần đối chất giữa các nguyên đơn vớinhau hoặc với các đương sự khác không? Vấn đề cần đối chất?– Có cần yêu cầu nguyên đơn thực hiện việc cung cấp thêm tài liệu, chứngcứ hay không? Và cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ gì?– Nếu nguyên đơn trình bày cơ bản đã rõ và đủ, thì tại phiên tòa cần tậptrung vào vấn đề gì và cần ghi rõ yêu cầu đó vào trong bản cứu.Sau khi nghiên cứu hết lời khai nguyên đơn, Thẩm phán tiến hành nghiêncứu lời khai của các đương sự khác.Bài 3: Kỹ năng chung khi nghiên cứu hồ sơ vụ ánNghiên cứu lời khai của bị đơn11Học Luật Online - Hocluat.vnViệc nghiên cứu lời khai của bị đơn cũng được tiến hành theo thứ tự thờigian, nắm chắc các điểm bị đơn thống nhất với nguyên đơn và những điểm khácbiệt giữa nguyên đơn và bị đơn. Các tài liệu bị đơn đưa ra để chứng minh. Nếuthấy tài liệu bị đơn đưa ra để chứng minh chưa đầy đủ, chưa rõ thì hướng dẫncho bị đơn tiếp tục cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ. Sau khi nghiên cứu hết lờikhai bị đơn này mới chuyển qua nghiên cứu lời khai bị đơn khác. Nếu bị đơn cóyêu cầu phản tố thì phải xem xét yêu cầu đó có đúng là yêu cầu phản tố như quyđịnh ở khoản 2 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 12 Nghịquyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao (Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hơn về điềukhoản này, nhưng chúng ta có thể tham khảo quy định tại Nghị quyết05/2012/NQ-HĐTP), hay đó chỉ là nội dung thể hiện sự không đồng ý toàn bộhay một phần yêu cầu của nguyên đơn; ví dụ nguyên đơn cho rằng bị đơn viphạm hợp đồng mới thực hiện được một phần công việc theo hợp đồng, số tiềnbị đơn đã nhận vượt quá so với khối lượng công việc đã làm, nguyên đơn yêucầu bị đơn trả lại số tiền đó, còn bị đơn cho rằng đã hoàn thành công việc theohợp đồng, đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, hoặc bịđơn cho rằng số tiền bị đơn đã nhận là chưa đủ so với khối lượng công việc đãhoàn thành, yêu cầu nguyên đơn phải thanh toán tiếp số tiền còn thiếu so vớihợp đồng thì đó không phải là yêu cầu phản tố.Trong trường hợp yêu cầu của bị đơn đúng là yêu cầu phản tố thì quá trìnhnghiên cứu phải làm rõ bị đơn đã thực hiện thủ tục phản tố theo quy định củaĐiều 202 Bộ luật tố tụng dân sự chưa? Đó là bị đơn phải tiến hành thủ tục phảntố như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Nếu qua nghiên cứu hồ sơ thấy bị đơnchưa thực hiện đúng yêu cầu theo Bộ luật tố tụng dân sự quy định, thì Thẩmphán phải hướng dẫn cho bị đơn thực hiện. Nếu hồ sơ thể hiện bị đơn đã đượchướng dẫn về thủ tục phản tố, nhưng bị đơn không thực hiện thì sau khi nghiêncứu hồ sơ, Thẩm phán phải rút ra các căn cứ để đi đến kết luận yêu cầu phản tốcủa bị đơn không được chấp nhận xem xét, giải quyết trong cùng vụ án. Nếu hồ12Học Luật Online - Hocluat.vnsơ chưa có các tài liệu đó, thì Thẩm phán phải bổ sung, củng cố tài liệu trong hồsơ về việc không giải quyết yêu cầu phản tố.Khi nghiên cứu lời khai của bị đơn, vừa phải chú ý các điểm bị đơn thốngnhất với nguyên đơn, đồng thời phải nắm được các điểm bị đơn khai khácnguyên đơn; các điểm bị đơn khai trước và sau mâu thuẫn nhau, những yêu cầunào của nguyên đơn không được bị đơn chấp nhận và bị đơn đã cung cấp tàiliệu, chứng cứ về vấn đề đó chưa? từ đó rút ra được kết luận có cần lấy lời khaitiếp của bị đơn hay nguyên đơn để làm rõ các điểm mâu thuẫn không? có cầnhướng dẫn bị đơn cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ không? Có cần đối chất giữanguyên đơn và bị đơn không? Hay đó là các điểm thứ yếu, chỉ cần ra phiên tòatập trung làm rõ là đủ và dự liệu cả phương pháp, cách thức làm rõ tại phiên tòavề vấn đề này.Sau khi nghiên cứu hết lời khai bị đơn, nghiên cứu tiếp lời khai, tài liệu củacác đương sự khác.Nghiên cứu lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án(nếu có)Khi nghiên cứu lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cần nắmđược yêu cầu của họ như thế nào? yêu cầu đó có phù hợp pháp luật hay không?Việc nghiên cứu lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứngvề phía nguyên đơn cần chú ý cả điểm đương sự khai thống nhất với nguyênđơn và các đương sự khác, cả điểm khai khác với nguyên đơn nhưng lại thốngnhất với các đương sự khác, mối quan hệ của đương sự này với nguyên đơn vàcác đương sự khác (ví dụ là anh em của nguyên đơn…)Khi nghiên cứu lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng vềphía bị đơn cũng cần có các lưu ý tương tự như trường hợp trên.Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phươngpháp nghiên cứu tương tự như các đương sự khác.13Học Luật Online - Hocluat.vn+ Nếu các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan) có người đại diện tham gia tố tụng, phải nghiên cứu lời khai của người đạidiện và lời khai của người đại diện của đương sự nào thì xếp vào tập lời khaicủa đương sự đó. Về lời trình bày, khai báo của người đại diện của đương sựnào được xác định chính là lời khai của đương sự đó.Nghiên cứu lời khai của nhân chứng, các biên bản đối chấtKhi nghiên cứu lời khai của nhân chứng vừa chú ý về độ tuổi, năng lực,nhận thức, độ chính xác của thông tin, mối quan hệ của nhân chứng với đươngsự trong vụ án, vừa chú ý các điểm nhân chứng khai thống nhất với nguyên đơnhoặc bị đơn… và những điểm khai khác hoặc khai mâu thuẫn với các đương sự.Phải chú ý tìm hiểu nhân chứng biết được các tình tiết, sự kiện, nội dungcủa vụ án trong hoàn cảnh nào? (trực tiếp chứng kiến, nghe đương sự nào đó nóilại, nghe theo lời kể của người khác…).Sau khi nghiên cứu lời khai của đương sự và nhân chứng, nhận thấy cóđiểm chưa rõ hoặc mâu thuẫn phải rút ra có cần tiến hành lấy lời khai tiếpkhông? Có cần đối chất không? Nội dung cần đối chất? và các đối tượng cần đốichất với nhau (giữa nguyên đơn với nhân chứng hay giữa nguyên đơn, bị đơnvới nhân chứng…)Nếu hồ sơ đã có biên bản đối chất, cần nghiên cứu kỹ các biên bản đối chấtvà đối chiếu với lời khai của các đương sự, nhân chứng có trong hồ sơ với nộidung các biên bản đối chất để từ đó rút ra được việc đối chất đó đã đúng, đã đủchưa? Có cần đối chất thêm vấn đề gì?… Trên thực tế có Thẩm phán không biếttiến hành đối chất. Một cuộc đối chất mà nội dung như một buổi lấy lời khai cónhiều người tham gia. Trong biên bản đối chất đó không lý giải, làm rõ các mâuthuẫn thì đó không phải là đối chất, phải tiến hành đối chất lại. Khi đối chất cầnnêu rõ các điểm mâu thuẫn nhau, yêu cầu họ trình bày, lý giải, chứng minh về14Học Luật Online - Hocluat.vncác vấn đề đang có mâu thuẫn (do lời khai mâu thuẫn nhau, mâu thuẫn tài liệukhác).Nghiên cứu lời khai, tài liệu mà không rút ra được các vấn đề cần xử lý tiếpmột cách đúng đắn thì cũng không phải là việc nghiên cứu đã tốt, đã đạt yêucầu.Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ khácTùy theo từng loại việc tranh chấp, các đương sự sẽ cung cấp cho Tòa ánnhững tài liệu tương ứng, ví dụ hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tặng cho, muabán tài sản, hàng hóa, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng lao động, bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng. Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ các tài liệu này, từ đó tùytheo yêu cầu của nguyên đơn, sự thừa nhận hay phản tố của bị đơn, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Thẩm phán phải tập trung nghiên cứu các điểmđó. Nếu khi nghiên cứu lời khai của đương sự, Thẩm phán nhận thấy đã cóđương sự yêu cầu giám định, đồng ý nộp tiền giám định chữ viết, chữ ký…trong các văn bản đó mà Tòa án chưa tiến hành thủ tục giám định, thì Thẩmphán phải rút ra kết luận cần phải cho giám định. Nếu hồ sơ đã có văn bản kếtluận giám định mà đương sự không thừa nhận kết luận giám định thì Thẩm phánphải xem thủ tục giám định đã thực hiện đúng quy định pháp luật không?Nghiên cứu kỹ nội dung kết luận giám định, phương pháp giám định, lý dođương sự không thừa nhận kết luận giám định đó. Kiểm tra tài liệu, hồ sơ xemđương sự có yêu cầu giám định lại hay không?… để tùy theo yêu cầu của đươngsự mà xử lý phù hợp. Trong trường hợp một tài liệu, một sự kiện đã được giámđịnh nhiều lần và các kết luận giám định có nội dung trái ngược nhau, Thẩmphán phải nghiên cứu kỹ từng bản kết luận giám định để xác định giá trị pháp lývà qua đối chiếu với tài liệu, chứng cứ khác để kết luận nội dung bản kết luậngiám định nào là chứng cứ vụ án, có giá trị chứng minh.Đối với các tranh chấp có liên quan đến bất động sản, có yêu cầu chia hiệnvật, khi nghiên cứu phải rút ra được có cần xem xét thẩm định tại chỗ không?15Học Luật Online - Hocluat.vnNếu việc xem xét tại chỗ rất cần thì hồ sơ đã có biên bản xem xét tại chỗ chưa?Nếu chưa có phải kịp thời bổ khuyết, nếu hồ sơ đã có bản xem xét thẩm định tạichỗ thì phải xem xét kỹ hình thức và nội dung biên bản xem xét tại chỗ để biếtbiên bản này đã rõ ràng, cụ thể chưa? Nếu nghiên cứu biên bản xem xét thẩmđịnh tại chỗ mà Thẩm phán không hình dung được bất động sản đó, hoặc cónghi ngờ độ chính xác, có điểm không rõ thì phải hỏi hai bên đương sự, sau khicác đương sự đã trình bày, Thẩm phán thấy biên bản xem xét thẩm định tại chỗthể hiện không đúng, hoặc Thẩm phán vẫn thấy không rõ, không giúp cho saunày phán quyết được đúng và chính xác thì Thẩm phán phải đến xem xét, thẩmđịnh tại chỗ lại.Trường hợp vụ án có tài sản phải định giá, Thẩm phán phải nghiên cứu cảhình thức và nội dung biên bản định giá đó xem thành phần định giá có đúngquy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không? Các tài sản mà đươngsự nêu ra đã được định giá hết chưa, có tài sản nào không được định giá? Vì saotài sản đó không được định giá? Việc không định giá có hợp lý không? ý kiếncủa các đương sự về các tài sản không được định giá như thế nào?.v.v… Đối vớisố tài sản đã định giá, các đương sự có đồng ý với kết quả định giá không? Lýdo vì sao đương sự không đồng ý? Có yêu cầu định giá lại không? Nếu hồ sơ cónhiều biên bản định giá, phải nghiên cứu kỹ cả hình thức, thành phần định giá,xem xét kỹ nội dung của từng bản định giá; các tài sản được định giá trong cácbiên bản có khớp nhau không? Nếu không khớp phải tìm hiểu vì sao? Việc địnhgiá có khách quan không? Có phù hợp với giá thị trường ở thời điểm định giákhông? Thời điểm định giá với thời điểm nghiên cứu xem xét và sẽ đưa ra xétxử có quá cách xa nhau không? Từ khi định giá đến thời điểm xét xử có sự biếnđộng mạnh về giá không? Các đương sự có yêu cầu định giá lại hoặc có ý kiếngì khác không?.v.v… để từ đó có hướng xử lý, lựa chọn thích hợp với diễn biến,với tình trạng tài liệu có trong hồ sơ vụ án.16Học Luật Online - Hocluat.vnNhững vụ có ý kiến của chính quyền cơ sở, đoàn thể, cơ quan, ban ngànhmà các ý kiến có sự khác nhau, Thẩm phán cũng phải nghiên cứu hết, khôngđược bỏ qua ý kiến nào. Sau khi nghiên cứu phải rút ra được có cần hỏi lại, lấylại ý kiến của chính quyền cơ sở, đoàn thể nào không? Có cần lấy ý kiến của cảtập thể… không?Đối với các tài liệu, chứng cứ khác được thu thập từ bất cứ nguồn nào, nếuqua nghiên cứu thấy việc thu thập tài liệu, chứng cứ đúng quy định Bộ luật tốtụng dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì đều phải nghiên cứukỹ nội dung các tài liệu, chứng cứ đó thì mới giúp cho Thẩm phán đánh giáchứng cứ khách quan, toàn diện sau khi đã nghiên cứu xong toàn bộ hồ sơ vụán.Thông thường việc nghiên cứu hồ sơ theo tuần tự như đã phân tích ở trên.Tuy nhiên, tùy theo diễn biến cụ thể mà có vụ khi đang nghiên cứu lời khainguyên đơn có thể đối chiếu ngay với lời khai của bị đơn, của người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan, biên bản đối chất hoặc các tài liệu khác như bản kết luậngiám định, biên bản định giá.v.v…Trong thực tiễn cho thấy đối với những vụ án phức tạp, hồ sơ dày, việcnghiên cứu tuần tự, hết lời khai nguyên đơn, hết lời khai đương sự này mớichuyển qua nghiên cứu lời khai của đương sự khác là một phương pháp hiệuquả.Bài 4: Kỹ năng về đánh giá chứng cứĐiều kiện cần cho việc đánh giá chứng cứ được chính xác đó là phải có hiểubiết sâu sắc về pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung ứng với đối tượng đangđược nghiên cứu (đó là quan hệ pháp luật đang có tranh chấp);Phải có tích lũy kinh nghiệm, mà kinh nghiệm của mỗi người về đánh giáchứng cứ được tích lũy, được hình thành trong quá trình học tập kinh nghiệm17Học Luật Online - Hocluat.vn(học trên lớp, học trong thực tiễn), quá trình tự rút kinh nghiệm trong mỗi lầnnghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ.Điều kiện đủ cho việc đánh giá chứng cứ đó là phải nghiên cứu kỹ toàn bộtài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ một cách khách quan và toàn diện.Đối với mỗi hồ sơ dân sự nếu bỏ qua, không đọc, không nghiên cứu có khichỉ một tài liệu, có thể dẫn đến nhận định, đánh giá sai lầm, xét xử sai lầm. Đâycũng là một kinh nghiệm mà tác giả rút ra từ hoạt động thực tiễn.Trên cơ sở tất cả các chứng cứ đã thu thập được, Tòa án phải tiến hành xemxét, phân tích, so sánh, phải tìm ra được các mối liên hệ, liên quan mật thiếtgiữa sự kiện, tình tiết này với sự kiện, tình tiết khác. Việc xác định được chínhxác các mối liên quan giữa các tình tiết, sự kiện là điều kiện cần thiết đối vớiviệc xác định sự thật khách quan của vụ việc mà Thẩm phán phải xử lý.Đánh giá chứng cứ là quá trình nghiên cứu, xem xét, đối chiếu, so sánh giữacác tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, xác định tài liệu nào chứa đựng các tìnhtiết, các sự kiện có thật phản ánh đúng bản chất của sự vật, của vụ án.Chúng ta đều biết giá trị chứng minh của chứng cứ thể hiện ở chỗ dựa vàochứng cứ đó, Tòa án có thể xác định được có hay không có những tình tiếtchứng minh cho yêu cầu của đương sự. Đối với những tình tiết, sự kiện khôngcó giá trị chứng minh sẽ bị “loại” trong quá trình đánh giá chứng cứ.Khi đánh giá chứng cứ trước hết phải xem xét, đánh giá riêng biệt từng tàiliệu, chứng cứ để xem xét tính hợp pháp của tài liệu, chứng cứ đó; kết luận vềđộ chính xác, về giá trị chứng minh của tài liệu, chứng cứ đó.Do đó, người Thẩm phán phải nắm được đặc điểm của từng loại chứng cứ,xác định đó là chứng cứ trực tiếp hay chứng cứ gián tiếp, chứng cứ gốc haychứng cứ sao chép.v.v… Đồng thời phải xem xét, đánh giá các tài liệu, chứngcứ đó trong mối quan hệ tổng hợp của toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồsơ để xác định giá trị chứng minh của chứng cứ. Một tài liệu chỉ có giá trị cho18Học Luật Online - Hocluat.vnviệc xác định sự thật khi nó phù hợp với các tình tiết, diễn biến của vụ việc dânsự, phù hợp với thực tế khách quan. Qua các chứng cứ đó ta có thể xác địnhđược chính xác sự kiện pháp lý nào mà đương sự đưa ra là có thật, yêu cầu nàomà đương sự đưa ra là yêu cầu chính đáng.v.v…Đánh giá chứng cứ bắt đầu bằng việc xem xét đánh giá từng lời khai, tàiliệu, vật chứng… cụ thể, sau đó mới xem xét , đối chiếu với tài liệu, chứng cứkhác. Trong những hồ sơ có nhiều tài liệu, nhiều lời khai mâu thuẫn, trái ngược,các kết luận giám định có nội dung khác nhau… có cảm giác hồ sơ như một“trận đồ bát quái”. Do đó, việc đánh giá chứng cứ sẽ vô cùng phức tạp, chỉ cầnnghiêng về một số tài liệu, lời khai nào đó là có thể rút ra kết luận A, nhưng nếunghiêng về một số lời khai, tài liệu khác thì có thể rút ra kết luận B. Trongnhững trường hợp các tài liệu, các lời khai mâu thuẫn nhau như thế việc xácđịnh các tài liệu nào có nội dung chứa đựng sự thật của vụ án là không hề đơngiản. Các ý kiến trong quá trình đánh giá chứng cứ nhiều khi rất khác nhau, nênmới có câu ngạn ngữ “hai luật gia ba ý kiến”. Do đó, gặp những trường hợp này,khi nghiên cứu, đánh giá chứng cứ Thẩm phán không chỉ chú ý đơn thuần vềnội dung của tài liệu mà còn phải xem xét về nguồn gốc, điều kiện, bối cảnhxuất hiên… của tài liệu, tài liệu đó do ai xuất trình, vì sao họ thay đổi lời khai,mối quan hệ của người khai với mỗi đương sự khác, nhân chứng khác…Do đó, nếu là lời khai của đương sự không chỉ chú ý đánh giá về nội dungtừng lời khai mà phải chú ý cả thời gian (lời khai trước, lời khai sau), diễn biếnnhững thay đổi trong nội dung lời khai, cách lý giải của đương sự về sự thay đổilời khai đó, so sánh giữa những nội dung trong lời khai của các đương sự, xemxét cả mối quan hệ (gia đình, bạn bè, họ hàng…) của các đương sự có chungmột lợi ích. Đối với nhân chứng càng phải đánh giá xem xét mối quan hệ giữahọ với đương sự nhằm đánh giá tính khách quan trong lời khai của họ, ví dụ lờikhai của cha, mẹ nguyên đơn lại phù hợp với lời khai của bị đơn, và lời khai nàylại bất lợi cho nguyên đơn, trong khi cha, mẹ không mâu thuẫn với nguyên đơnthì nhiều khả năng lời khai của cha, mẹ nguyên đơn là đúng sự thật; đối với19Học Luật Online - Hocluat.vnđương sự có sự thay đổi lời khai, kinh nghiệm cho thấy những lời khai đầu tiêncủa đương sự thường chứa nhiều sự thật, nhưng không phải trong mọi trườnghợp đều đúng như thế. Do đó, về nguyên tắc không được phép khẳng định ngaymà vẫn phải có sự so sánh, đối chiếu với tài liệu, chứng cứ khác, xem lý do vìsao cha mẹ nguyên đơn lại khai khác với nguyên đơn? Vì sao đương sự lại thayđổi lời khai? Sự thay đổi lời khai có hợp lý không? Lý do thay đổi.v.v… Sau khinghiên cứu toàn diện các tài liệu, chứng cứ thì việc đánh giá chứng cứ mới cókhả năng tiếp cận sự thật. Để có thể đánh giá chứng cứ được chính xác, khiđánh giá chứng cứ rất cần tư duy khách quan, toàn diện và biện chứng để tìm ramối liên hệ nội tại giữa các tình tiết, sự kiện từ đó sâu chuỗi các tình tiết, sựkiện lại mới có thể xác định đúng sự thật, đúng bản chất của vụ việc đangnghiên cứu giải quyết.Đánh giá chứng cứ để tìm ra sự thật của vụ việc dân sự là một công việckhó khăn phức tạp, một loại hình lao động đặc thù của Thẩm phán, không chỉđòi hỏi Thẩm phán phải lao tâm khổ tứ, không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức xãhội, kiến thức pháp luật sâu sắc mà còn đòi hỏi một cái tâm trong sáng củangười cầm cân nẩy mực. Đã là Thẩm phán phải lấy công bằng làm trọng, cônglý là mục tiêu, là nơi để người dân gửi gắm niềm tin; với tâm nguyện phụng sựcông lý là mục tiêu tối thượng, khi đó sẽ giúp Thẩm phán sáng suốt hơn trongđánh giá chứng cứ.Bài 5: Kỹ năng đặc thù khi nghiên cứu hồ sơ một số loại vụ án dân sự (phần1)Nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp quyền sử dụng đấtTranh chấp đất đai là một trong loại tranh chấp phức tạp, trong phần này tácgiả chỉ phân tích một số kỹ năng về một quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đấtđó là xác định đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ai. Đối với loạitranh chấp này khi nghiên cứu phải kiểm tra xem đất đang có tranh chấp có một20Học Luật Online - Hocluat.vntrong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 100 Luật đất đai năm2013 hay không? Và đất tranh chấp có nằm trong địa hạt của Tòa án thụ lý haykhông? Nhằm xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án.– Nếu việc kiện đòi đất có liên quan đến việc cho thuê trong những năm1960 trở về trước ở Miền Bắc, và trước ngày giải phóng ở Miền Nam và đất đólà đất thành phố, thị xã thì khi nghiên cứu phải chú ý kiểm tra có thuộc diện bịcải tạo hay không? Nếu là đất thuê ở nông thôn, đất nông nghiệp thì phải nghiêncứu kỹ trong quá trình quản lý, sử dụng đối chiếu với quy định pháp luật đấtđai, chính sách về đất đai để xem xét.– Nếu bên bị kiện đã sử dụng đất này từ lâu thì khi nghiên cứu phải tìm hiểuhọ sử dụng trong hoàn cảnh nào? đất đó có đưa vào tập đoàn, hợp tác xã không?Và khi giải thể thì đất được giao cho ai quản lý, sử dụng? các tài liệu, chứng cứphản ánh về vấn đề này? Quá trình kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất ai làngười kê khai? Hay cả hai bên đều kê khai? Nếu chỉ có một bên kê khai thìnghiên cứu hồ sơ phải làm rõ lý do bên kia không kê khai? Nếu một bên đãđược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì khi nghiên cứu kiểm tra xemhồ sơ cấp giấy đó có đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật không?Có phù hợp với quy định của Luật đất đai không? Ý kiến của Ủy ban nhân dânvề việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.Nghiên cứu các tài liệu về vị trí đất, diện tích đất, yêu cầu của nguyên đơn,điều này càng phải đặc biệt chú ý khi nghiên cứu nếu diện tích đất bị đơn đangquản lý, sử dụng lớn hơn rất nhiều so với diện tích đất ghi trong giấy chứngnhận, so với diện tích chuyển nhượng… và so với diện tích nguyên đơn kiện đòi(nghiên cứu tài liệu địa chính, bản đồ, trích lục địa bạ…). Nếu đất tranh chấp cóliên quan đến các hợp đồng chuyển nhượng trước đây thì phải nghiên cứu cả cáchợp đồng, thể hiện tứ cận, diện tích… nếu có các hộ mua trong những thời điểmkhác nhau phải kiểm tra có sự chồng tréo diện tích, các tài liệu về đo đạc, xem21Học Luật Online - Hocluat.vnxét thẩm định tại chỗ… nhằm giải quyết đúng đối tượng tranh chấp, xác địnhđúng ai có quyền sử dụng đất hợp pháp.Nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhàKhi nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, Thẩm phánphải đặc biệt quan tâm nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nhà đất tranh chấpđó và yêu cầu của các bên.Nếu các bên tranh chấp về tính có hiệu lực của hợp đồng (một bên yêu cầuhủy hợp đồng, một bên yêu cầu công nhận hợp đồng) thì Thẩm phán phảinghiên cứu kỹ hình thức hợp đồng, các điều khoản, các nội dung thỏa thuậntrong hợp đồng? để xem hợp đồng có vô hiệu về hình thức hay có vô hiệu vềnội dung không? Nếu vô hiệu về nội dung, thì vô hiệu một phần hay toàn bộhợp đồng. Nghiên cứu, kiểm tra về nội dung, về quan hệ pháp luật là nghiên cứutài liệu xác định bên bán nhà có quyền sở hữu nhà đất không? Nếu người đứngra bán nhà không phải là sở hữu chủ thì bên đứng ra bán nhà có được ủy quyềnhợp pháp không? Nội dung, phạm vi ủy quyền, thời điểm xác lập hợp đồng ,thỏa thuận đó có tự nguyện không? Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng có giảcách, giả tạo không? Quyền và nghĩa vụ các bên? Đối tượng mua bán đã đượcxác định rõ ràng trong hợp đồng chưa? Hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận vềđiều kiện, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không? Có thuộc loại hợp đồngcó điều kiện và điều kiện đó đã diễn ra chưa? Phải nghiên cứu kỹ các điềukhoản mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, tìm hiểu kỹ quyền, nghĩa vụcủa mỗi bên. Các bên thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng như thếnào? có ai vi phạm, mức độ vi phạm, lỗi? mức độ lỗi của mỗi bên? Bên nhậnchuyển nhượng có tu sửa gì không? Giá trị phần tu sửa, giá trị nhà đất còn lại?có thiệt hại gì phát sinh nếu hợp đồng vô hiệu? và phải giải quyết hậu quả củahợp đồng vô hiệu theo hướng nào?Nếu có việc sau khi mua bán bên nhận chuyển nhượng đã chuyển nhượngmột phần cho người khác thì phải nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc22Học Luật Online - Hocluat.vnchuyển nhượng này, phải nghiên cứu yêu cầu của bên chuyển nhượng, bên nhậnchuyển nhượng tiếp theo này để việc giải quyết vụ án được toàn diện.Nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp thừa kế– Nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế cần kiểm tra, xem xét kỹ các tài liệu thểhiện thời điểm mở thừa kế (ngày, tháng, năm người để lại di sản chết).– Di sản thừa kế gồm tài sản gì? Ai đang quản lý, sử dụng? thực trạng củatừng loại tài sản? nghĩa vụ của người để lại di sản? công sức duy trì, bảo quản disản? nếu một bên có sửa chữa, cơi nới thì giá trị phần sửa chữa, cơi nới, làmthêm là bao nhiêu? Nếu có việc bên quản lý, sử dụng di sản đã bán một phần disản mà các thừa kế vẫn yêu cầu hủy hợp đồng, yêu cầu chia phần di sản đã bánnày thì phải nghiên cứu các tài liệu thể hiện việc mua bán, đối tượng mua bán,giá trị phần đã bán.v.v… yêu cầu của những người tham gia trong quan hệ muabán đó. Sau khi mua bán có các diễn biến gì khác không, ví dụ bên mua đã xâynhà…Nếu xuất hiện tình huống người quản lý di sản khai hoang, mua thêm diệntích nhà đất, trừ diện tích đất phần trăm trong phần đất thừa kế… thì phảinghiên cứu để biết rõ diện tích khai hoang, mua thêm hoặc diện tích đất thừa kếđược tính vào đất phần trăm là bao nhiêu? Các tài liệu, chứng cứ gì thể hiện vấnđề này. Nếu nghiên cứu hồ sơ thấy các vấn đề trên chưa rõ phải có hướng thuthập thêm tài liệu, chứng cứ.– Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế phải biết được những ai trongdiện thừa kế theo pháp luật, có ai bị truất quyền thừa kế, từ chối hưởng thừa kế,thừa kế thế vị.v.v…Yêu cầu của các thừa kế? ai yêu cầu hưởng bằng hiện vật, ai yêu cầu hưởnggiá trị và yêu cầu cụ thể bao nhiêu? Hoàn cảnh mỗi bên thế nào? hiện vật đó cóchia được không? Chia được cho những ai? Ai có yêu cầu cấp bách, cần phải23Học Luật Online - Hocluat.vnchú ý khi chia hiện vật cho họ. Các sơ đồ, tài liệu đã đầy đủ thông tin để có thểdự kiến phương án chia hiện vật không? Hay cần phải xuống xem xét tại chỗ.Nghiên cứu các biên bản định giá, thẩm định giá để nắm vững số lượng, giátrị di sản. Đối với di sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm,nuôi trồng thủy sản thì khi nghiên cứu khối tài sản đó phải trả lời được câu hỏiquyền sử dụng đất đó có còn là di sản hay do diễn biến trong quá trình ngườithừa kế quản lý, sử dụng và quy định của pháp luật thì phần tài sản đó của ngườichết không còn là di sản.Nếu vụ án tranh chấp di sản thừa kế theo di chúc, khi nghiên cứu làm rõ cácđồng thừa kế có thừa nhận di chúc không? Nếu có thừa kế không công nhận dichúc thì phải tìm hiểu kỹ nội dung, hình thức di chúc có đúng quy định phápluật ở thời điểm lập di chúc hay không? Bộ luật dân sự năm 2015, hình thức củadi chúc được quy định tại các Điều 627, 628, 629, 633, 634, 639 Bộ luật dânsự năm 2015) để từ đó xác định tính hợp pháp của di chúc? Hợp pháp một phầnhay toàn bộ? có người thừa kế bắt buộc không? Di chúc có để cho người thừakế bắt buộc phần di sản nào không và nếu có để lại cho họ một phần di sản thìđã phù hợp với quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 chưa?Bài 5: Kỹ năng đặc thù khi nghiên cứu hồ sơ một số loại vụ án dân sự (phần2)Trong số báo trước chúng tôi đã đề cập kỹ năng nghiên cứu một số loại vụán dân sự như tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng mua bán nhà,tranh chấp thừa kế. Trong số báo này chúng tôi tiếp tục đề cập kỹ năng nghiêncú hồ sơ vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, án ly hôn.Nghiên cứu hồ sơ vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngTranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng so với các loại tranh chấpkhác tỷ lệ vụ việc phải thụ lý, giải quyết tại các Tòa án không nhiều, phần lớn làyêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, tài sản, một số ít vụ yêu cầu bồi24Học Luật Online - Hocluat.vnthường về danh dự.v.v… Loại việc này có những nét đặc thù cần phải chú ýtrong quá trình nghiên cứu đó là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng chỉ xuất hiện khi sự việc đó thỏa mãn cả bốn yếu tố là: có hành vi gây thiệthại trái pháp luật, có thiệt hại xảy ra, người gây thiệt hại có lỗi, có mối quan hệnhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Do đó, khi nghiên cứu hồ sơThẩm phán phải nghiên cứu kỹ các tài liệu nhằm nắm bắt các tình tiết, các sựkiện và phải trả lời được câu hỏi có hành vi trái pháp luật xảy ra hay không?Tùy theo vụ việc cụ thể đối chiếu với hành vi đã diễn ra với quy định của phápluật để xác định. Ví dụ có hành vi lái xe máy va vào một người đi đường, làmngười này bị thương, phải nghiên cứu người lái xe máy có đi đúng phần đườngcủa mình không? Tốc độ có vượt quá quy định không? Có thuộc trường hợpphải nhường đường cho người đi bộ không?… đối với người đi bộ bị xe máy vaquệt cũng phải xem xét hành vi của họ với quy định của luật giao thông, để xácđịnh hành vi của họ có trái pháp luật không? Nếu hành vi của người đi bộ viphạm luật giao thông là nguyên nhân gây ra va chạm, còn người điều khiển xemáy chấp hành đúng luật giao thông thì họ không bị coi là có lỗi, hành vi của họkhông bị coi là trái pháp luật.Theo dõi page Học Luật OnLine thường xuyên để nhận được nhiều tài liệu bổ íchhơn!25Học Luật Online - Hocluat.vn