Ý nghĩa cáo đẹp của bàn tay

Tôi có một sở thích rất lạ đời: đóng cửa phòng lại, xòe tay ra và ngắm từng ngón tay của mình. Lúc đó tôi phát hiện tôi rất yêu đôi bàn tay ấy.

Ý nghĩa cáo đẹp của bàn tay

Chắc bạn đang cười tôi vì tôi đã làm một điều ngốc nghếch và nói những chuyện không đâu. Bàn tay ai mà chả yêu vì đó là bộ phận của cơ thể, nhờ nó mà ta mới là một con người hoàn thiện. Những ngón tay dài ngắn khác nhau, không bao giờ lìa xa nhau. Chúng kiên kết với nhau và khó có gì chia cắt chúng được. Bạn yêu chúng và tôi cũng giống bạn, tôi rất yêu bàn tay không phải vì nó là của riêng tôi và bạn mà vì nó là của tất cả mọi người.

Đôi bàn tay kì diệu cùng ta vẽ nên những bức tranh ý nghĩa trong cuộc sống này. Nhớ xem nào bạn, đôi lúc chúng mình vấp phải những vướng bận trong công việc hay học tập. Đây là lúc những gợn sóng nhỏ đang làm thuyền bạn nhấp nhô. Bạn thấy mệt mỏi, muốn rũ chúng khỏi vai mình, nhắm mắt lại và ngủ một giấc thật dài. Khi tỉnh giấc mọi việc sẽ đâu vào đấy, thế nhưng bạn thất vọng nhận ra đó chỉ là giấc mơ. Lúc đó một bàn tay của một ai đó nhẹ nhàng đặt lên vai bạn, không nói gì cả, im lặng… Bạn sẽ mỉm cười vì bạn hiểu rằng hơn tất cả đôi bàn tay ấy đang chia sẻ, truyền vào bạn một niềm tin.

Tôi nhìn thấy mọi người đang nhìn tôi và mỉm cười. Tôi gãi đầu rồi giơ tay lên chào họ. Bàn tay là nơi bạn phát hiện ra cảm xúc của bất kì một ai đó. Bạn đứng thuyết trình trước đám đông, giọng bạn vang lên với gương mặt điềm tĩnh nhưng tay bạn thì đang run, nó làm tờ giấy trên tay bạn lắc lư và bạn xiết chặt nó hơn. Tôi nghĩ lúc đó tay bạn đang rất lạnh và tim bạn như sắp rớt khỏi lồng ngực. Đôi tay đang tố cáo bạn đấy bạn thân mến!

Tôi thích nhìn đôi bàn tay của tất cả mọi người, chúng không giống nhau mà luôn mang đặc điểm riêng giúp bạn nhận ra chúng trong trường hợp bạn không thấy mặt người đó. Bạn sẽ thấy được một phần nào tính cách của người xung quanh bạn qua bàn tay ấy. Ta thử nhé! Đôi bàn tay gầy guộc, đen nhẻm tôi nghĩ rằng chủ nhân của nó chắc là một người lao động ngoài trời nhiều, công việc đồng áng hay khuân vác chẳng hạn. Đó hẳn là một người cần cù và chịu khó lắm. Nó làm tôi nhớ đến đôi bàn tay của mẹ, người phụ nữ quen với ruộng đồng, đầy vết chai sạn và khô ráp nhưng thật ấm áp, chan chứa tình thương. Tôi có một người bạn với đôi tay tròn trịa, đáng yêu với đôi tay ấy bạn tôi rất khéo léo, thận trọng trong từng nét vẽ nghệ thuật. Bạn sẽ cười đấy khi tôi nói về đôi tay của nhóm trưởng nhóm tôi. Nó dài khẳng khiu, những ngón tay thẳng nhưng đầu ngón thì chúng to ra trông ngộ nghĩnh lắm, bạn biết không? Nhóm trưởng tôi rất chăm học, chịu khó. Đôi tay ấy luôn có trách nhiệm trong mọi việc của nhóm, đem đến cho thành viên trong nhóm một niềm tin vững chắc.

Có thể đôi bàn tay của bạn không làm nên những chuyện vĩ đại. Đôi bàn ấy cũng như nhiều đôi bàn tay khác mỗi ngày quen với những chuyện vặt như rửa bát, nấu cơm hay ngồi hàng giờ trước máy vi tính để lướt nhẹ nhàng trên bàn phím. Bạn làm việc với đôi tay như một thói quen cần thiết, bạn cho đó là điều hiển nhiên. Giống như việc con ong đi tìm hoa lấy mật vậy. Nhưng bạn ơi! Bàn tay bạn mỗi ngày đã góp vào cuộc sống tươi đẹp một bông hoa đấy. Người làm vườn với đôi bàn tay cần mẫn của mình đã tao nên cho đời cả một vườn hoa ngào ngạt hương sắc. Một nhà thơ với đôi tay tuyệt diệu đã viết cho cuộc sống này những vần thơ bằng cảm xúc thật mãnh liệt, sâu sắc. Chúng ta cũng có thể làm được như thế từ những chuyện nhỏ nhất, một cái nắm tay, một cái ôm hay chỉ đơn thuần là giơ tay ra để đón nhận hoặc san sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn từ những người bạn quý mến. Đó là lúc đôi bàn tay của bạn mang hương thơm vào cuộc sống này.

 Chúng ta sẽ tạo được sức mạnh từ đôi tay ấy. Đôi tay của tôi và bạn thật đơn độc và yếu đuối biết bao nhưng nếu chúng ta biết xòe tay ra và nắm lấy tay mọi người thì nó sẽ như một bó đũa khó gì có thể lay chuyển nổi. Bàn tay sẽ mang mọi người đến gần nhau hơn, họ cùng nhau làm thành sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh ấy góp phần bảo vệ cho cuộc sống này thêm tốt đẹp và ý nghĩa hơn đúng không bạn?

Nguyễn Thị Kim Khuê - DH11NV


Page 2

Trang 1 / 152


Page 3


Page 4


Page 5


Page 6

Thứ Ba, 06 Tháng Mười Hai 2011 07:28

Những kí ức về cô tôi không còn nhớ nhiều nữa, vì đã tám năm rồi còn gì. Khi rảnh rỗi tôi hay ngồi trầm ngâm một mình, rồi lục đục tìm mớ kỉ niệm của thời áo trắng ra xem. Nào là cuốn cuốn lưu bút đã nhòe vàng, xấp hình dày cộm, hay mấy tấm thiệp chúc mừng sinh nhật, chúc Tết, Noel… do bạn bè tặng. Nhưng chẳng có bức ảnh nào có cô, cũng không có thứ gì đặc biệt liên quan đến khoảng thời gian của tám năm về trước, duy chỉ có cái băng rôn bé tí rất dễ thương mang dòng chữ “Congratulations” của nhỏ Huỳnh tặng tôi khi học kì đầu tôi được học sinh giỏi. Lúc xem, tôi cứ cười hoài, theo sau đó là những chuỗi ngày học lớp sáu ùa về với bao kỉ niệm thân thương, hình ảnh cô thấp thoáng lướt qua tâm trí tôi, tôi cố nhớ, nhớ gương mặt cô, nhớ bộ áo dài cô hay mặc khi đến lớp và tôi lặng người đi khi ngày hôm ấy, ngày biết tin cô không còn dạy nữa, nỗi xót xa bất chợt quay về.


Page 7


Page 8

(Blog Deep) - Đôi tay không chỉ để cầm nắm, chế tác, cụ thể hóa những ý đồ của não mà còn có tác dụng kết nối những trái tim, những tâm hồn.

>> Bàn tay

Ý nghĩa cáo đẹp của bàn tay

Đôi tay còn có tác dụng kết nối những trái tim, những tâm hồn. Ảnh: cardsunlimited.

Mình yêu nhất ở mình hai bàn tay, trên hai bàn tay thì mình yêu nhất là những ngón út. Ngón út của mình rất dài so với những ngón còn lại. Thường ngón út của mỗi người đều ngắn hơn hoặc cùng lắm là dài bằng hai đốt dưới của ngón đeo nhẫn, nhưng ngón út của mình thì dài hơn hẳn một đoạn. Với cả ngón út của bàn tay phải mình có hoa tay, là cái hoa duy nhất trên cả mười ngón.

Lòng bàn tay mình có nhiều đường, cụ thể là bảy và đều rõ cả. Bốn đường xuất phát từ cườm tay chạy lên bốn ngón từ trỏ đến út như nan quạt, ba đường chạy tạt ngang vuông góc với bốn đường kia. Mấy ông thầy bói nhìn phải hai bàn tay ấy đều trầm ngâm rất lâu rồi mỗi ông phán loằng ngoằng đủ chuyện nhưng đều có một điểm chung là muộn vợ. Chậc! Vợ muộn thì càng được chơi dài, có là tốt rồi.

Với mỗi người thì bàn tay đều rất quan trọng, mọi hoạt động thiết yếu nhất đều cần đến hai bàn tay. Đôi tay không chỉ để cầm nắm, để chế tác, để cụ thể hóa những ý đồ của não mà còn có tác dụng kết nối những trái tim, những tâm hồn.

Con người ta thường phát sinh tình cảm từ ánh nhìn, từ câu nói, nhưng cũng cần một cái nắm tay thật chặt để đến với nhau. Và sự kết nối ấy nếu thiếu những vuốt ve, vỗ về, ôm ấp thì chắc sẽ không bền được.

Với mình thì đôi bàn tay càng quan trọng gấp bội, thiếu nó mình không thể vẽ được, không thể chơi đàn được, không nắm bàn tay người yêu thương được và tất nhiên cũng không gõ được những dòng này.

Vài nét về blogger Deep:

Ý nghĩa cáo đẹp của bàn tay
Hard as a rock.

Bài đã đăng: Hà Nội xưa và nay.

Không thể nghe, không thể nói nhưng những người khiếm thính đã biến đôi bàn tay của mình trở thành công cụ để giao tiếp. Chính mỗi câu, mỗi từ được phát ra từ đôi tay ấy đã gắn kết những tâm hồn với nhau, giúp cuộc sống của họ bớt khó khăn hơn, cánh cửa tương lai dành cho họ cũng rộng mở hơn.

Ý nghĩa cáo đẹp của bàn tay

Ngoài học ngôn ngữ ký hiệu, các bạn học sinh khiếm thính Trường Trung cấp nghề Thanh, thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn Thanh Hóa còn được học nghề theo nhu cầu.

Chúng tôi đến thăm lớp học ngôn ngữ ký hiệu, Trường Trung cấp nghề Thanh, Thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn Thanh Hóa vào những ngày đầu xuân. Những học sinh trong ngôi trường này cũng đặc biệt đúng như tên gọi của nó, bởi họ phải tự mình vượt qua trở ngại do khuyết tật cơ thể để được hòa nhập với cộng đồng. Lớp học đặc biệt này do cô giáo Trịnh Mỹ Thương chủ nhiệm, cả lớp học có hơn chục học sinh, mỗi em có hoàn cảnh, độ tuổi khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là gặp khó khăn về nghe, nói.

Cô giáo Trịnh Mỹ Thương dạy từ mới cho học sinh của mình bằng cách đưa hình ảnh cho các em xem, vừa phát âm bằng miệng để học sinh có thể hình thành khẩu ngữ, vừa làm động tác tay để các em có thể ghi nhớ. Áp tay lên má là “Mẹ”, để tay lên cằm có nghĩa là “Bố”, chụm hai bàn tay lại như hình mái nhà, đặt trước ngực nghĩa là “Gia đình”... Bao năm qua, từ ngày này qua ngày khác, cô Thương luôn kiên trì chỉ dạy cho các em từng từ một, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Xen kẽ với học ngôn ngữ từ đôi tay, các em còn được dạy tiếng Việt, Toán, dạy nghề như cắt may, thêu, điện... nếu em nào có thể ghép thành thạo chữ nghĩa thì có thể học tin học.

Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Trịnh Mỹ Thương cho biết: “Khi bắt đầu vào học, nhà trường phải kiểm tra kỹ khả năng của từng em để có phương pháp dạy phù hợp, đồng thời hướng dẫn các em làm quen với ngôn ngữ ký hiệu. Trong lớp, ngoài tên khai sinh, mỗi em được đặt tên ký hiệu theo đặc điểm riêng: Em gầy thì tôi ký hiệu tên là hai ngón tay tạo thành hình chữ V đặt dưới cằm, em có nốt ruồi trên sống mũi thì mỗi lần tôi chỉ ngón trỏ vào vị trí đó của tôi các học sinh đều biết là tôi đang gọi em đó trả lời... Dù các em đều có độ tuổi từ khoảng 15 tuổi trở lên nhưng để dạy được cho các em vẫn phải bắt đầu như học sinh lớp 1. Và với lớp học đặc biệt này, cây cầu nối giúp cô trò giao tiếp với nhau là đôi tay, chính đôi tay sẽ giúp các em nói ra suy nghĩ, tâm tư của mình”, cô giáo Thương nói.

Theo cô giáo Thương, song song với việc học ngôn ngữ ký hiệu, các em cũng được học nghề theo nhu cầu. Trong đó, ngôn ngữ ký hiệu là học phần rất quan trọng, được ưu tiên nhiều thời gian. Với người khiếm thính một phần, ngôn ngữ này sẽ hỗ trợ cho ngôn ngữ lời nói; với người khiếm thính nặng, đây chính là ngôn ngữ chính để giúp mọi người giao tiếp với nhau. Nhưng với một giáo viên đặc biệt như cô Thương thì ngày nào cũng phải lên lớp. Vì nhiều khi những giáo viên dạy nghề không thể hiểu được những tâm tư, những điều các em muốn nói nên rất cần cô giáo Thương hỗ trợ.

Dạy những học sinh bình thường đã vất vả, việc dạy những em học sinh khiếm thính với ngôn ngữ ký hiệu càng gian nan, vất vả gấp bội. Bởi có em không chỉ bị khó khăn nghe nói, mà còn kèm theo những hành vi khác như không tập trung; có em học khá nhanh, nhưng cũng có em phải rất lâu mới tiếp thu được; thậm chí có những em ngoài khiếm thính còn bị thiểu năng trí tuệ... Những giáo viên dạy ngôn ngữ ký hiệu, ngoài sự kiên trì còn phải có một tình yêu thương vô bờ bến đối với những học sinh khiếm thính của mình. Vì vậy, số người lựa chọn con đường này rất ít.

“Đã rất nhiều người cứ nói tôi là sao không kiếm việc gì khác mà làm lại chọn nghề này? Lúc đó tôi chỉ cười bởi có làm mới hiểu được tính nhân đạo và ý nghĩa của nghề. Nhiều khi đi ngoài đường, vô tình gặp lại một học trò cũ trước đây của mình giờ đã trưởng thành, tôi cảm thấy rất vui. Dạy ngôn ngữ ký hiệu không chỉ đơn thuần là dạy để các em giao tiếp, mà còn thắp lên niềm hy vọng vào tương lai nữa”, cô giáo Trịnh Mỹ Thương bộc bạch.

Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Hoàng Đình Tưởng, Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thanh, Thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn Thanh Hóa chia sẻ: Dạy những đứa trẻ bình thường đã khó, dạy những học sinh đặc biệt này bằng ngôn ngữ ký hiệu càng khó gấp bội phần. Cùng đó, không ít giáo viên cũng phải vượt qua dư luận, ý kiến trái chiều. Với những giáo viên như cô Thương, phải có một tình yêu thương thực sự thì mới có thể vượt qua được những khó khăn trong việc dạy học.

“Có thể nói, ngôn ngữ ký hiệu thực sự là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, không âm thanh, tiếng nói, nhưng ẩn trong đó là sự diệu kỳ giúp gắn kết những tâm hồn với nhau, cánh cửa tương lai dành cho họ cũng rộng mở hơn”, thầy giáo Hoàng Đình Tưởng bộc bạch.

Bài và ảnh: Hoài Thu