Bổ sung sắt cho người chuẩn bị mang thai

Quyết định sẽ có em bé là việc quan trọng. Song cơ thể bạn đã sẵn sàng để mang thai chưa? Cùng với phụ nữ, nam giới cần chuẩn bị gì trước khi thụ thai? Hello Bacsi sẽ bật mí danh sách những gì bạn có thể làm trong 1 tháng để chuẩn bị cho quá trình bầu bí sắp tới.

Chuẩn bị mang thai tuần 1

Một số việc cần chuẩn bị trước khi mang thai mà bạn nên làm là:

Dừng các biện pháp tránh thai

Nếu đang lên kế hoạch mang thai, bạn nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai hay biện pháp ngừa thai đang áp dụng. Trên thực tế, nhiều phụ nữ có kinh nguyệt sau khi dừng sử dụng thuốc hoặc biện pháp tránh thai chỉ trong khoảng 5 – 7 ngày.

Trong lần rụng trứng của chu kỳ này, một số phụ nữ có thai ngay lập tức.

Bắt đầu dùng vitamin tổng hợp hoặc các loại thuốc bổ cho vợ chồng trước khi mang thai

Quá trình mang thai gần như bòn rút tất cả những khoáng chất mà cơ thể bạn dự trữ. Do đó, hãy tăng cường bổ sung các vitamin tổng hợp hoặc thuốc bổ cho vợ chồng trước khi mang thai để giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng trong giai đoạn bầu bí.

Bổ sung axit folic

Axit folic được xem là một trong những loại thuốc bổ cho vợ chồng trước khi mang thai. Đặc biệt, dưỡng chất này rất cần thiết đối với cơ thể phụ nữ. Vì thế, trong quá trình chuẩn bị mang thai, ngoài việc bổ sung vitamin tổng hợp, bạn nên quan tâm đến vấn đề bổ sung axit folic hay còn gọi là folate. Việc này giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Hãy đảm bảo bổ sung ít nhất 400 đến 800 microgam axit folic mỗi ngày nhằm phục vụ mục đích hỗ trợ nhanh có tin vui bạn nhé.

Nam giới cần chuẩn bị gì trước khi thu thai? Ăn uống lành mạnh

Bên cạnh phụ nữ, nam giới cần chuẩn bị gì trước khi thụ thai? Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng chất lượng tinh trùng. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị mang thai.

Vì thế, nếu đang dự tính có thai, cả hai vợ chồng hãy tích cực thưởng thức các bữa chính bằng thực phẩm được chế biến tại nhà thay cho việc ăn ở bên ngoài. Nếu ngân sách cho phép, bạn nên ưu tiên chọn thực phẩm sạch, trái cây và rau hữu cơ nhằm hạn chế tiếp xúc với độc tố.

Vận động hợp lý

Việc vận động cơ thể ít nhất bốn đến năm lần một tuần với tổng thời gian 150 phút là một cách tuyệt vời khác để chuẩn bị mang thai. Thói quen tập thể dục sẽ giúp cơ thể bạn dẻo dai, có sức chịu đựng cao nhằm sẵn sàng cho quá trình bầu bí đầy thách thức sắp tới.

Khám sức khỏe

Việc này sẽ giúp bạn nắm được các vấn đề sức khỏe hiện tại, ngăn ngừa được các rủi ro về sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết dựa trên nhiều yếu tố để xác định xem sức khỏe của bạn có đang trong tình trạng tốt nhất hay không, đồng thời sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) tiềm ẩn.

Trong quá trình thăm khám, có thể bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn có sự lựa chọn phù hợp với một số loại thuốc bổ cho vợ chồng trước khi mang thai. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng có được tin vui.

Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu nên thực hiện các loại hình tiêm chủng phòng ngừa (uốn ván, rubella…) trước khi mang thai. Biện pháp này sẽ đem đến sự bảo vệ cần thiết cho cả mẹ bầu lẫn em bé khỏe mạnh.

[embed-health-tool-”ovulation”]

Chuẩn bị mang thai tuần 2

Theo dõi thời điểm rụng trứng

Quá trình tìm hiểu và theo dõi cửa sổ thụ thai sẽ giúp bạn nhanh có tin vui hơn. Ngoài ra, việc nắm rõ về chu kỳ kinh nguyệt cũng hỗ trợ phát hiện nếu có bất cứ điều gì bất thường và cần được giải quyết (ra máu lốm đốm, thời gian hành kinh không đều).

Thông thường độ dài trung bình của chu kỳ kinh nguyệt rơi vào khoảng 28 ngày nhưng có thể dao động từ 21 đến 35 ngày và vẫn nằm trong phạm vi bình thường, khỏe mạnh. Hiện có rất nhiều ứng dụng trên mạng để giúp bạn theo dõi chu kỳ rụng trứng của bản thân.

Tuần 2, chuẩn bị gì trước khi mang thai: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất

Việc tiếp xúc với các chất độc hại có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của em bé trong tương lai. Do vậy, giảm thiểu nguy cơ này là một trong những điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai. Bạn có thể thực hiện bằng cách:

Trước khi chuẩn bị làm mẹ, chắc chắn bạn cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt để đảm bảo thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất. Trong đó, việc bổ sung sắt và acid folic trong giai đoạn tiền thụ thai và trong thời kỳ mang thai là yếu tố tiên quyết giúp phòng tránh rủi ro và nguy cơ dị tật thai nhi.

Sắt rất cần thiết để tạo hemoglobin – một loại protein của tế bào hồng cầu có vai trò mang oxy đến khắp cơ thể. Thông thường, mọi người đều ý thức được việc bổ sung sắt trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, với những phụ nữ chuẩn bị mang thai thì các bác sĩ cũng khuyến khích bổ sung hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Bởi vì nhu cầu sắt trong quá trình mang thai tăng gấp đôi bình thường. Trong khi đó, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường đối mặt với nguy cơ cao bị thiếu máu bởi họ phải mất đi một lượng máu hàng tháng do chu kỳ kinh nguyệt. Và còn thấp hơn đối với những người từng sinh nở. Việc thiếu hụt hàm lượng lớn sắt trong một thời gian dài sẽ gây ra rối loạn quá trình sinh sản hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.

Chính vì vậy, khi chuẩn bị có kế hoạch sinh con các chị em nên uống bổ sung sắt mỗi ngày để cung cấp đủ lượng sắt dự trữ cần thiết cho cơ thể, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe từ việc thiếu sắt gây ra.

Bổ sung sắt cho người chuẩn bị mang thai

2. Nên uống sắt trước khi mang thai bao lâu?

Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì phụ nữ nên bổ sung từ 30-45mg sắt mỗi ngày tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Tốt nhất chị em nên đi thăm khám bác sĩ để biết được chính xác liều lượng sắt mà mình cần bổ sung. Bởi nếu uống một lượng lớn sắt có thể gây ra các biểu hiện ngộ độc sắt. Các trường hợp bổ sung sắt vượt quá liều lượng cần thiết của cơ thể trước khi mang thai có thể dẫn đến việc tăng nồng độ sắt tự do và nồng độ huyết sắc tố trong máu, dư thừa hàm lượng sắt dự trữ. Kết quả dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh sắt, chị em cần bổ sung thêm acid folic. Đây là một loại Vitamin B9 rất cần thiết cho quá trình tổng hợp và phân chia tế bào. Tại thời điểm mà các tế bào cần được nhân lên nhanh chóng, nếu thiếu acid folic sẽ gây ra những khuyết tật cho thai nhi. Mặt khác, ống thần kinh được hình thành rất sớm, ngay sau khi thụ thai và ống thần kinh sẽ đóng trong vòng 28 ngày đầu thai kỳ. Nếu thiếu acid folic trong thời gian này có thể khiến ống thần kinh không đóng lại được, gây tật nứt đốt sống, vô sọ hay thoát vị não.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung đủ lượng acid folic trước khi mang thai có thể giảm tới 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, acid folic còn giúp bà mẹ tránh được các biến chứng như sẩy thai, sinh non, thiếu máu…

3. Các cách bổ sung sắt trước khi mang thai

Sắt nguyên tố được khuyến cáo dùng mỗi ngày 15mg đối với phụ nữ trước mang thai và giai đoạn cho con bú, còn trong thai kỳ thì nhu cầu là 30mg sắt. Có 2 cách để các chị em bổ sung sắt trước khi mang thai là qua chế độ ăn uống và bằng viên uống bổ sung:

Bổ sung sắt cho người chuẩn bị mang thai

3.1. Bổ sung sắt trước khi mang thai từ thực phẩm

Thực phẩm chính là nguồn cung cấp sắt chủ yếu để mà chúng ta không thể bỏ qua. Một số thực phẩm giàu sắt chị em có thể thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày như:

  • Nội tạng động vật như gan, tim, cật…
  • Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn…
  • Hải sản có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò, hàu…
  • Một số thực phẩm không phải động vật có hàm lượng sắt cao bao gồm đỗ, đậu lăng, đậu phụ, nho khô, chà là, mận đỏ, sung, mơ, khoai tây, bông cải xanh, củ cải, rau lá xanh, bột yến mạch…

3.2. Từ sản phẩm hỗ trợ bổ sung sắt

Thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày là nguồn bổ sung sắt tự nhiên rất phong phú và an toàn. Tuy nhiên, chỉ hấp thu được khoảng 10-20% lượng sắt từ thực phẩm. Do đó việc uống viên sắt bổ sung cũng có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều thực phẩm chức năng bổ sung sắt với mức giá, chất lượng, xuất xứ khác nhau. Trong số đó, viên sắt hữu cơ là sản phẩm được kiểm nghiệm, đánh giá về thành chất lượng và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường. Sản phẩm có ưu điểm vượt trội như:

  • Sử dụng sắt hữu cơ làm tăng khả năng hấp thụ. Ưu điểm của sắt hữu cơ là sẽ giúp cơ thể hấp thụ một cách chủ động theo nhu cầu. Khi được hấp thụ đủ, sắt hữu cơ sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa, vì vậy không gây lắng đọng sắt trong cơ thể và gây ra các tác dụng phụ như với sắt vô cơ.
  • Thành phần gồm có acid folic, kết hợp với sắt giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu, cũng như khiến quá trình phát triển của thai nhi diễn ra ổn nhất.
  • Thành phần được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, tăng khả năng thụ thai cho những ai đang có ý định mang bầu, hạn chế tình trạng chuột rút và đau bụng trong giai đoạn thai kì. Hay kẽm nano giúp quá trình bổ sung sắt và acid folic để ngăn ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả hơn.
  • Thông thường khi sử dụng thuốc sắt, các mẹ sẽ dễ gặp tình trạng nóng trong, đi táo bón. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, viên sắt hữu cơ đã bổ sung thêm dầu mè đen. Chúng có tác dụng kích thích sự hấp thụ tốt hơn và nhuận tràng khiến người dùng không bị táo bón.

Điểm cộng lớn nhất của dòng sản phẩm này đó là chỉ với 1 sản phẩm, chị em có thể bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất quan trọng và cần thiết khác để chuẩn bị cho quá trình mang thai.

4. Những lưu ý khi uống sắt trước khi mang thai

Bổ sung sắt cho người chuẩn bị mang thai

Một số lưu ý khi bổ sung sắt trước khi mang thai các chị em cần quan tâm là:

  • Uống viên sắt trước khi mang thai có thể gây táo bón. Do đó, các chị em nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời uống nhiều nước lọc để hạn chế tình trạng táo bón. Có thể giảm liều lượng để cơ thể làm quen rồi từ từ tăng dần hoặc thử chia nhỏ lượng sắt cần uống thành nhiều liều để giảm thiểu sự khó chịu. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng cần trao đổi với bác sĩ để chọn cách bổ sung sắt hợp lý nhất.
  • Không uống sắt với canxi cùng lúc vì canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Tốt nhất, các chị em nên uống cách nhau ít nhất 2 tiếng.
  • Các chị em nên hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ. Bởi chúng có thể gây nóng người khiến chị em khó ngủ ngon.
  • Để tăng cường khả năng hấp thu sắt thì cần uống kết hợp với vitamin C hoặc bổ sung thêm vitamin C từ các loại hoa quả như cam, chanh, dâu, bưởi…

>> Phần tiếp theo: Cách bổ sung sắt cho bà bầu “đúng” và “đủ”

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử để được chuyên gia giải đáp trực tiếp có nên uống sắt trước khi mang thai không.