Xung huyết đại tràng là gì

Xin hỏi bác sĩ, em đi nội soi đại tràng xong được bác sĩ kết luận là viêm niêm mạc đại trực tràng không đặc hiệu. Xin bác sĩ có thể giải thích cho em hiểu về bệnh của em hơn không và em nên điều trị sao ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn giúp em.

Nguyễn Bá Thuận (1991)

Trả lời

Chào em! Viêm niêm mạc đại trực tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy, nặng thì xuất hiện các vết loét, xung huyết và xuất huyết. Viêm niêm mạc đại tràng có thể cấp tính hoặc mãn tính. Nguyên nhân cấp tính có thể do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, một số liên quan đến sinh hoạt như căng thẳng lo lắng táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn đường ruột. Viêm đại trực tràng mạn tính có thể xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm, một số không rõ nguyên nhân thường là viêm mạn tính không đặc hiệu. Điều trị viêm đại tràng nếu có xác định được nguyên nhân gây bệnh điều trị càng sớm càng tốt, lựa chọn phác đồ phù hợp, duy trì chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý.

Vì vậy, em cần tư vấn chuyên khoa tiêu hóa để được đánh giá và thăm khám đầy đủ để hiệu quả điều trị được tốt em nhé.

Em có thể đến trực tiếp bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec cơ sở gần nhất để được đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn thăm khám.

Cảm ơn em đã tin tưởng Vinmec, rất mong có thể được gặp em để tư vấn cụ thể hơn!

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quế Phương - Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Viêm xung huyết trực tràng là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

XEM THÊM:
>> Sa trực tràng có nguy hiểm không?
>> Trực tràng dài bao nhiêu cm?
>> Viêm trực tràng mãn tính

1. Viêm xung huyết trực tràng là gì?

Viêm xung huyết trực tràng là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp chỉ tình trạng niêm mạc trực tràng bị tổn thương, chảy máu gây rối loạn đại tiện, đau bụng, đầy hơi, trướng bụng… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng xung huyết có thể gây viêm loét, xuất huyết và giảm chức năng của đại trực tràng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Viêm xung huyết trực tràng thường phổ biến ở những người trẻ tuổi có thói quen sống không khoa học và lành mạnh.

Xung huyết đại tràng là gì

Viêm xung huyết trực tràng thường phổ biến ở những người trẻ tuổi có thói quen sống không khoa học và lành mạnh.

2. Nguyên nhân gây viêm xung huyết trực tràng

Cho đến thời điểm này, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm xung huyết trực tràng là gì. Nhiều ý kiến cho rằng, viêm xung huyết trực tràng có liên quan với hệ miễn dịch.

-Giai đoạn đầu bệnh trú ngụ chính ở trực tràng. Khi tiến triển, bệnh sẽ dần dần lan sâu vào trong làm tổn thương đại tràng thậm chí lan tới phần cuối của ruột non.

-Nhóm tuổi từ 15- 30 tuổi và 60- 70 tuổi có nguy cơ mắc xung huyết trực tràng cao nhất.

-Bệnh có ở cả nam và nữ.

3. Triệu chứng viêm xung huyết trực tràng

  • Đau bụng âm ỉ cũng có khi đau dữ dội quặn từng cơn chạy dọc với khung đại tràng.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Đại tiện có nhiều máu dính ở phân.
  • Hay bị buồn nôn
  • Sốt.
  • Sút cân nhanh chóng.
  • Bệnh chia thành 3 giai đoạn (nhẹ – vừa – nặng), mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau.

4. Biến chứng của viêm xung huyết trực tràng

Viêm xung huyết trực tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu mất kiểm soát, thủng đại tràng hoặc đại tràng bị phình và nhiễm độc…

Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị viêm xung huyết trực tràng, người bệnh cần được theo dõi và điều trị tích cực ngay từ đầu.

Xung huyết đại tràng là gì

Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp các thắc mắc liên quan đến viêm xung huyết trực tràng hoặc đặt hẹn khám tiêu hóa, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 558 96 hoặc 0936 388 288.

Viêm đại tràng xuất huyết là hiện tượng khiến rất nhiều người bị đại tràng hoang mang và lo lắng. Vậy bệnh viêm đại tràng xuất huyết có nguy hiểm không, điều trị thế nào. Tìm hiểu ngay.

Menu xem nhanh:

1
  • 1. Giải đáp viêm đại tràng xuất huyết có nguy hiểm không?
  • 2. Viêm đại tràng xuất huyết xử trí như thế nào?
    • 2.1. Viêm đại tràng xuất huyết điều trị bằng thuốc
    • 2.2. Điều trị viêm đại tràng xuất huyết bằng ngoại khoa
  • 3. Lưu ý cho người bệnh viêm đại tràng xuất huyết

1. Giải đáp viêm đại tràng xuất huyết có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn ở lớp niêm mạc và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau tức, chướng bụng, đại tiện rối loạn… Tình trạng xuất huyết xảy ra khi vùng niêm mạc chịu tổn thương nặng nề, chảy máu nhiều lần. Khi thấy màu phân đỏ tươi và xảy ra nhiều lần thì việc điều trị bằng thuốc không còn tác dụng. Bệnh nhân cần chỉ định ngoại khoa để tránh tình trạng nhiễm trùng máu, mất máu… nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể thấy, bệnh viêm đại tràng nếu xuất huyết thời gian dài với số lượng máu càng nhiều thì rất nguy hiểm. Khi đó cần nhanh chóng cấp cứu ngay.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như:

– Đại tràng phình giãn: Xảy ra khi  tình trạng viêm loét diễn ra nặng nề, trên toàn bộ niêm mạc đại tràng. Đại tràng phình giãn khiến nguy cơ thủng đại tràng là rất cao.

– Thủng đại tràng: người bệnh thủng đại tràng phải cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

– Ung thư đại tràng: Viêm loét chảy máu có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao. Cần điều trị và theo dõi thường xuyên, sinh thiết nếu có nghi ngờ.

Xung huyết đại tràng là gì

Viêm đại tràng xuất huyết gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Viêm đại tràng xuất huyết xử trí như thế nào?

Cần căn cứ vào tình trạng cụ thể để có phương pháp điều trị phù hợp. Nguyên tắc điều trị như sau:

– Viêm đại tràng lần đầu, chưa từng điều trị: Sử dụng 1 loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đánh giá đáp ứng của cơ thể sau 10 – 15 ngày.

– Viêm đại tràng tiến triển nặng, đang điều trị: Kết hợp các loại thuốc và theo dõi điều trị thường xuyên.

– Viêm đại tràng tái phát sau thời gian điều trị: Điều trị lại từ đầu với loại thuốc khác.

– Viêm đại tràng kết hợp tổn thương trực tràng: Kết hợp thêm thuốc điều trị tại chỗ như viên đặt hậu môn, thuốc thụt tháo.

2.1. Viêm đại tràng xuất huyết điều trị bằng thuốc

Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng bằng thuốc chỉ nhằm hạn chế diễn tiến bệnh, khắc phục các triệu chứng cấp tính. Thuốc không thể chữa dứt điểm bệnh đại tràng và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp với hệ tiêu hóa, cân bằng cuộc sống và khám sức khỏe định kỳ. Khi tổn thương chưa lan rộng thì điều trị bằng thuốc càng hiệu quả.

– Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa

– Nếu viêm đại tràng gây xuất huyết nặng cần truyền máu cho bệnh nhân.

– Kết hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn và ăn uống lành mạnh. Lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu. Không lựa chọn thực  phẩm cay nóng, đồ sống, đồ nhiều dầu…

– Viêm đại tràng chảy máu nhẹ: Nên ăn thức ăn mềm, hạn chế đồ cứng và chất xơ.

– Viêm đại tràng xuất huyết nặng: Nhập viện điều trị. Nhịn ăn hẳn và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch bằng đạm, axit béo, đường… đảm bảo đủ calo mỗi ngày. Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết nếu dùng thuốc kéo dài. Tùy triệu chứng cụ thể mà dùng các loại thuốc bổ sung như thuốc giảm cơ thắt, thuốc bọc niêm mạc.

Xung huyết đại tràng là gì

Viêm đại tràng xuất huyết thường được điều trị nội khoa (bằng thuốc)

2.2. Điều trị viêm đại tràng xuất huyết bằng ngoại khoa

Cắt toàn bộ đại tràng được chỉ định trong những trường hợp sau:

– Biến chứng thủng đại tràng

– Đại tràng bị phình giãn và nhiễm độc

– Chảy máu không thể can thiệp bằng thuốc

– Có dấu hiệu ung thư

3. Lưu ý cho người bệnh viêm đại tràng xuất huyết

Sau khi điều trị bằng thuốc có diễn biến tích cực, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng nhằm ngăn ngừa tái phát bệnh.

– Dinh dưỡng hợp lý: Cần kết hợp đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Thức ăn nên ở dạng lỏng hoặc mềm, có lợi cho tiêu hóa. Hạn chế đồ chiên rán, bổ sung chất xơ nhiều hơn. Tốt nhất nên tránh xa chất kích thích và các đồ uống có cồn khác.

– Chế độ sinh hoạt điều độ: Giữ cho tâm trạng bản thân tốt cũng là yếu tố tích cực đẩy lui bệnh đại tràng. Cân bằng công việc, tránh suy nghĩ quá nhiều, giữ tinh thần khỏe mạnh.

– Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên: Không nên ngồi 1 chỗ mà cần vận động hằng ngày. Giuwx cơ thể khỏe mạnh, tích cực bằng cách tập thể dục, rèn luyện cơ thể. Việc trao đổi chất sẽ được tăng cường khi cơ thể vận động điều độ, hạn chế táo bón.

– Tái khám đúng hẹn: Sau khi xác định khỏi bệnh, vẫn cần tái khám theo lịch để kiểm tra sức khỏe của mình. Nếu có các biểu hiện bất thường như phân có máu, đau bụng… thì cần hỏi ngay ý kiến bác sĩ. Cần tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng 6 tháng/ 1 lần để phát hiện các yếu tố tái phát bệnh.

Xung huyết đại tràng là gì

Bị viêm đại tràng xuất huyết cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt

Viêm đại tràng xuất huyết cần chú ý đến việc điều trị bằng thuốc kết hợp dinh dưỡng và sinh hoạt. Người bệnh cần kiên nhẫn tuân thủ chỉ dẫn điều trị bệnh để chóng lành. Tuyệt đối không vội vàng và tin vào các phương pháp dân gian hay truyền miệng chưa được kiểm chứng. Khi  đó tình trạng sẽ kéo dài và trầm trọng hơn, thậm chí là thủng đại tràng.