Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024

Tình trạng mâu thuẫn, gây gổ đánh nhau là một tình trạng đôi khi vẫn xảy ra giữa bạn bè với nhau, xích mích cũng sẽ để lại sự tức giận, nỗi buồn và cả những tổn thương về thể xác lẫn tinh thần. Vậy cha mẹ nên dạy con khi bị bạn đánh như thế nào?

Bạo lực học đường là một vấn nạn đáng báo động, mặc dù gia đình và nhà trường đã có những sự cố gắng, đưa ra các quy định nhằm hạn chế tình trạng này nhưng trên thực tế vẫn không thể chấm dứt hoàn toàn. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thường là do sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ, cùng với sự thiếu kiến thức và thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường khiến cho các bé trở nên nóng tính, nghịch ngợm.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Vấn nạn trẻ em bị bạn bè bắt nạt trên trường học vẫn đang xảy ra nhiều

Chứng kiến cảnh con đi học về với những vết thương, vết bầm tím trên cơ thể và tinh thần ngày càng lầm lì, sợ sệt khi đi học, hẳn bậc làm cha làm mẹ nào cũng rất đau lòng. Đôi khi chính bản thân họ cũng không hề biết con mình đang là người bắt nạt và bị bắt nạt. Để giảm thiểu những ảnh hưởng khi bị bạo lực học đường, ba mẹ có thể tham khảo một số cách giáo dục sau.

Kiềm chế cảm xúc, không tiếp tục có hành vi khiêu khích

Khi bị người khác đánh, đa số phản xạ của chúng ta chính là tức giận và đánh trả lại. Tuy nhiên đây không phải là một cách hay để bảo vệ bản thân mà đôi khi lại gây ra hậu quả nặng nề thêm. Kỹ năng cần thiết mà trẻ cần lúc đó chính là kiềm chế cảm xúc và không nên có hành vi khiêu khích đối thủ.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Việc kiềm chế bản thân và giữ thái độ bình tĩnh trước tác động của bạn bè sẽ giúp bé tránh được những mâu thuẫn không đáng có

Đối với những trẻ còn quá nhỏ, con chưa biết cách kiểm soát cảm xúc như thế nào, đôi khi cách diễn tả của bé khiến cho người khác hiểu lầm là thái độ, liếc xéo, khinh thường,.. Ba mẹ có thể dạy trẻ quản lý cảm xúc qua việc thể hiện thái độ, lời nói, cử chỉ sao cho có tính tích cực. và dạy bé cách bình tĩnh trước những lời công kích, hành vi tiêu cực từ bạn bè. Ngoài ra ba mẹ cũng có thể kể những trải nghiệm của mình khi bị tình huống tương tự hoặc những câu chuyện ngoài đời thật để é làm quen và tập đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Sử dụng ngôn từ để chống trả

Nhiều trường hợp bạo lực học đường xảy ra vì trẻ quá nhút nhát, không dám lên tiếng và càng không dám chống trả lại. Đôi khi vì điều đó khiến tình trạng bị bắt nạt diễn ra dài thêm. Trong tình huống đó, ba mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng giao tiếp xã hội với ngôn từ phản kháng.

Ban đầu hãy dùng những lời nói bình thường nhưng nếu tình trạng công kích vẫn xảy ra thì phải nói to, đanh thép hơn. Trẻ vẫn nên dùng từ ngữ đúng chừng mực, tuyệt đối không lăng mạ, chửi rủa hay khiêu khích đối phương. Nếu làm điều này tốt bé có thể ngăn chặn được hành vi bạo lực.

Tuỳ vào từng tình huống và thái độ của người bắt nạt mà ba mẹ dạy cho con những cách giao tiếp phù hợp. Khi có người đi theo và trêu ghẹo, bé có thể đi nhanh khỏi vị trí đó, nếu tình trạng này còn tiếp diễn thì hãy nói những câu như “Để tôi yên”, “Hãy ngừng chỉ trích người khác”, “Đừng làm phiền tôi”. Lời nói khi con sử dụng cần đanh thép nhưng không nên tục tĩu hay mang tính công kích, dễ hơn, khiến đối phương xử sự càng nghiêm trọng hơn.

Chạy đến nơi an toàn

Chủ động rời khỏi nơi nguy hiểm là một hành động thông minh chứ không hề xấu hổ hay hèn nhát chút nào. Nếu con cảm thấy bản thân có khả năng bị bắt nạt thì hãy nhanh chóng rời đi, tránh phải chạm mặt với những mối nguy hiểm đó hoặc kéo dài thời gian để tìm cách xử lý và nhờ người hỗ trợ. Việc quá tự tin hay cố ý chạm mặt với những người có ý đồ xấu làm gia tăng nguy cơ đánh nhau, gây ra bực tức, tổn thương sức khoẻ và thậm chí là cả những lần trả thù khác. Ba mẹ cần giáo dục để con nhớ rằng tránh mặt là hành động đúng đắn, không phải hèn nhát bởi vì mục tiêu đầu tiên cần quan tâm chính là bảo vệ bản thân.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Giáo dục con nên đi đến nơi an toàn, tránh phải chạm mặt với những mối nguy hiểm đó hoặc kéo dài thời gian để tìm cách xử lý và nhờ người hỗ trợ

Một số người cho rằng việc bỏ đi hoặc không phản kháng lại là đang sợ, là hèn. Tuy nhiên những hành động đó không thể đảm bảo cho tinh thần và cả tính mạng của người bị bắt nạt được. Người thông minh là người biết phán đoán điều gì an toàn nhất để bảo vệ chính mình. Vì thế trẻ nên học cách bình tĩnh, đến nơi an toàn và nhờ sự giúp đỡ của người khác.

Xem thêm: Dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm – Cẩm nang AN TOÀN cho con

Chỉ đánh trả khi đó là lựa chọn duy nhất cuối cùng

Đánh trả liệu có phải là sự lựa chọn tốt nhất? Câu trả lời là không. Việc đánh trả chỉ là để giải vây và ngăn cản những hành động xảy ra kế tiếp. Nếu trẻ ngay lập tức đáp trả khi bị đánh thì nguy cơ cao sẽ tạo ra thêm những cuộc xung đột gay gắt và gây tổn hại đến sức của của bản thân và người khác. Đôi khi xung đột xảy ra chỉ vì những hiểu lầm, nếu ngay lập tức đánh lại đôi khi sẽ khiến mọi việc càng khó giải quyết hơn. Thậm chí, với những bé có sức khỏe thể chất không tốt lại càng dễ gặp nguy hiểm hơn.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Việc đánh trả chỉ là để giải vây và ngăn cản những hành động xảy ra kế tiếp, nếu trẻ ngay lập tức đáp trả khi bị đánh thì nguy cơ cao sẽ tạo ra thêm những cuộc xung đột gay gắt

Thay vào đó, ba mẹ nên gợi ý cho con những biện pháp như dùng lời nói, rời khỏi nơi nguy hiểm để đến nơi an toàn hoặc báo cáo cho thầy cô, người lớn,… Khi bị người xấu công kích và ép buộc bé thực hiện một việc gì đó như đưa tiền hoặc ép buộc giao một món đồ không rõ nguồn gốc, bé hãy mạnh dạn từ chối lời đề nghị đó và nhanh chóng đi đến nơi đông người để đảm bảo an toàn. Ngoài ra hãy nhờ ba mẹ đưa đi học hay nhờ nhà trường, công an can thiệp vào việc xử lý những thành phần gây rối loạn trật tự.

Thông báo ngay với người lớn, bố mẹ, thầy cô…

Nhiều trường hợp con bị bắt nạt nhưng không dám nói cho người lớn vì sự cái mác gọi là “mách lẻo”. Đây chính là một trong những điều mà kẻ bắt nạt mong muốn để có thể cách ly người bị hại, chúng ngày càng làm quá đáng hơn vì nghĩ “con mồi” không có sức phản kháng và không dám nhờ sự giúp đỡ từ người khác.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Nếu bị bạn đánh nên nhanh chóng báo với ba mẹ hoặc giáo viên

Ba mẹ hãy nhắc nhở con cần phải nói với ba mẹ về những vấn đề gặp phải để được hỗ trợ kịp thời vì trẻ chưa đủ khả năng tự xử lý cũng như kiểm soát hành vi lời nói nên sẽ tiềm ẩn nhiều điều nguy hiểm không thể tưởng tượng đến. Ngoài ra, việc can thiệp kịp thời cũng khiến những kẻ bắt nạt bắt đầu dè chừng và dần dần buông bỏ. Thậm chí nhờ sự giúp đỡ từ những người lớn còn giúp hoá giải vấn đề, khiến kẻ bắt nạt “cải tà quy chính”.

Bố mẹ nên làm gì sau khi cuộc chiến đã nổ ra?

Trong cuộc sống không có điều gì là chắc chắn tuyệt đối cả, mặc dù đã có những sự giáo dục và chuẩn bị từ trước nhưng vẫn sẽ xảy ra những tình huống nằm ngoài vòng kiểm soát. Khi con còn nhỏ, việc xảy ra các xung đột, đánh nhau là việc rất bình thường. Vì vậy ba mẹ cần chuẩn bị trước những cách xử lý, ứng phó thông minh để giải quyết xung đột cũng như giáo dục con trẻ ngay từ còn khi còn nhỏ.

Nếu con là người khơi mào “cuộc chiến”

Đừng bất ngờ nếu đôi lúc con bạn không phải là người bị hại mà chính là người khơi mào cuộc chiến. Hãy tìm hiểu, giáo dục và giúp đỡ con ngay khi thấy con là người “khơi mào cuộc chiến”. Ba mẹ nên nhớ bản chất của con không phải xấu, nhưng có thể vì một và lý do hoặc hiểu lầm nào đó dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. Ba mẹ nên có những cách giải quyết và giáo dục đúng đắn khi con bạn lỡ phạm phải sai lầm và giúp con ngừng đi bắt nạt.

Giữ thái độ bình tĩnh và trò chuyện cùng con

Các bậc phụ huynh có lẽ sẽ khó chấp nhận được việc con mình có thể trở thành người đi bắt nạt bạn bè hoặc gây hấn, đánh nhau với bạn bè. Tuy nhiên ba mẹ hãy thật bình tĩnh và nói chuyện cùng con, đôi khi con có lý do của riêng mình hoặc gặp phải tình huống bất khả kháng. Đừng quá gay gắt quát mắng hay đánh đập sẽ làm bé sợ hãi và không thể giải thích. Ba mẹ nên từ từ nói chuyện, dẫn dắt và hỏi han để con tự nó ra nguyên nhân, sau đó mới phân tích và giáo dục lại cho bé hiểu về hành vi chưa đúng của mình.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Phụ huynh cần bình tĩnh nói chuyện để con nhận ra điểm sai

Có rất nhiều ba mẹ nóng tính, thường mắc nhiếc thậm chí đánh con khi con phạm lỗi, đôi như ba mẹ còn so sánh con với những người khác làm tổn thương đến lòng tự trọng của con, khiến con nghĩ mình vô dụng và thực sự xấu, dần dần không còn động lực để cố gắng.

Cách xử sự không hợp lý của ba mẹ sẽ để lại cho bé sự ám ảnh lâu dài và khiến mối quan hệ giữa ba mẹ với con ngày càng căng thẳng, dễ xảy ra mâu thuẫn. Hãy thử con con đặt mình vào vị trí người bị bắt nạt để con hình dung cảm nhận của con và hãy thử tưởng tượng nếu bản thân mình cũng bị mắng như vậy sẽ đau lòng đến thế nào. Nếu con gặp khó khăn trong việc giải thích hoặc tiếp thu lời dạy từ ba mẹ, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý để kịp thời rèn giũa bé ngay khi còn nhỏ.

Đưa ra lời xin lỗi

Bé có thể một vài lần bồng bột mà phạm lỗi nhưng quan trọng là phải biết sửa chữa, không tái phạm. Sau khi xảy ra vấn đề, ba mẹ phải để con nhận thức được hành động của mình và tự giác xin lỗi nạn nhân. Hãy dạy trẻ kỹ năng sống xin lỗi với tư duy rằng: sự chân thành mới có thể giúp bé nhận lại được sự tha thứ. Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý để bé không lặp lại những điều tương tự, nếu cần thiết hãy để bé đưa ra cam kết hoặc nhận những hình phạt nặng hơn nếu tái phạm.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Ba mẹ cũng không quên dạy con rằng cho dù lý do bắt nguồn từ ai, khi con đã đánh bạn thì tất nhiên phải xin lỗi

Ba mẹ cũng không quên dạy con rằng cho dù lý do bắt nguồn từ ai, khi con đã đánh bạn thì tất nhiên phải xin lỗi. Bởi vì nếu bạn làm sai sẽ có những phương pháp để xử lý cho đúng mực, con đánh bạn cũng đồng nghĩa con đang làm việc không tốt. Nếu bạn là người gây sự, đánh con nhưng khi con đánh lại và gây sự lại cũng đồng nghĩa con cũng đang làm việc xấu giống bạn. Lời xin lỗi ở đây là phép lịch sự, cũng là cách để giúp bé nhận ra lỗi lầm cả mình và coi đó như một lời cam kết để sửa đổi.

Nhiều bé sẽ cảm thấy bản thân không sai và không chịu hòa giải cũng như xin lỗi bạn, bố mẹ nên giảng giải cho con hiểu về vấn đề. Xin lỗi không xấu, nếu con phạm lỗi mà không xin lỗi mới là một hành động xấu. Con nên học cách chịu trách nhiệm với những hành động và sai lầm của chính bản thân.

Xem thêm: Tại sao trẻ hay đánh bạn? Tìm hiểu 7 nguyên nhân thường gặp

Trong trường hợp con là người bị bắt nạt

Những cãi vã và mâu thuẫn trong cuộc sống là không thể nào tránh khỏi, sẽ có những lúc con bạn trở thành nạn nhân trong một cuộc đánh nhau nào đó. Là phụ huynh, ba mẹ hãy lưu ý những cách sau đây để hỗ trợ con kịp thời.

Lắng nghe con một cách cởi mở

Nhiều trường hợp khi con bị bắt nạt, ba mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc con làm sai điều gì đó nên mới chịu hậu quả như vậy và dẫn đến việc la mắng, trắc phạt con. Điều đầu tiên ba mẹ nhất định phải chú ý đó là hỏi về tình trạng của con và nguyên nhân phát sinh ra mâu thuẫn để từ đó có cách xử lý thích hợp. Tuy nhiên không phải đứa bố mẹ nào cũng dạy con nói suy nghĩ của mình đúng cách và tinh tế.

Khi bị bắt nạt, ai cũng lâm vào tình trạng hốt hoảng và chưa thể nào bình tĩnh lại được, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ba mẹ nên lắng nghe con một cách cởi mở, bé vừa có thể thuật lại câu chuyện vừa xem đó là một cách để lấy lại bình tĩnh. Ba mẹ không nên khóc lóc hay quá cuống quýt, sẽ càng làm bé bị rối hơn, thay vào đó hãy để bé tự nói ra, cho bé uống nước và dành cho bé những cái ôm. Hãy lắng nghe suy nghĩ của con để hiểu rõ vấn đề, không nghe theo một phía mà la mắng con hoặc “dung túng” những việc làm của con.

Trấn an

Ngay sau khi xảy ra mâu thuẫn, tinh thần của bé vẫn còn bị ảnh hưởng, sợ hãi và lo lắng. Sau một vụ xô xát hoặc bị bắt nạt các con chắc chắn sẽ hoảng sợ, một phần vì sự đau rát từ những vết thương và tâm lý lo bố mẹ sẽ mắng. Những lúc như thế ba mẹ hãy ở bên cạnh an ủi để bé cảm thấy an toàn và từ từ bình tĩnh lại. Ba mẹ khoan hãy tập trung hỏi về nguyên nhân hay yêu cầu con thuật lại tình hình lúc đó vì bé chưa thể bình tĩnh ngày được. Việc quan trọng nên làm là xem xét tình trạng cơ thể và xử lý các vết thương, nếu cần thiết có thể đi viện kiểm tra và sau đó về nhà để bé được an tâm hơn.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Hãy trấn an và kiểm tra tình hình sức khoẻ của con sau khi bị bắt nạt

Việc trấn an con trẻ kịp thời sẽ giúp con vượt khỏi những rào cản tâm lý ngay tại thời điểm hiện tại và sau này. Những phân định đúng sai đôi lúc không phải là quá quan trọng nữa, mà thay vào đó là khắc phục những nỗi sợ, tâm lý, sức khỏe của con sau khi gặp tình huống đánh nhau, ẩu đả.

Xem thêm: Những nỗi sợ của trẻ và hành trình phát triển tâm sinh lý

Chia sẻ thông tin và yêu cầu giúp đỡ từ phía giáo viên và trường học

Việc chia sẻ và yêu cầu sự giúp đỡ từ trường học cũng là một biện pháp cần thiết. Đa phần những nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực thường xảy ra bởi bạn bè trong lớp, trong trường. Ba mẹ nên thông báo ngay với giáo viên để nắm tình hình và cũng trao đổi về những thành viên gây ra ẩu đả, mối quan hệ giữa bạn bè trong lớp học và biết thêm về nguyên nhân dẫn đến sự việc. Môi trường ở lớp học cũng khá phức tạp, các giáo viên chủ nhiệm nên quan tâm học sinh nhiều hơn, để ý xem con có bị vết thương nào hoặc các biểu hiện lạ như sợ hãi, ít giao tiếp với bạn bè và thiếu tập trung vào việc học. Để mang lại sự an toàn và điều kiện phát triển tốt nhất cho con, cả phụ huynh và giáo viên nên trao đổi và hỗ trợ với nhau nhiều hơn.

Ngoài thời gian ở nhà thì bé tiếp xúc với bạn bè và giáo viên rất nhiều, do đó họ có thể nắm bắt được tình hình của con cũng như các thành phần đang làm sai và kết hợp với nhà trường đưa ra các biện pháp xử lý kỷ luật hợp lý, tránh các bé tiếp tục sai phạm. Một điều ba mẹ nên lưu ý khi chia sẻ với nhà trường chính là cách đưa ra vấn đề phải tế nhị, không nên làm ồn ào hay làm to chuyện. Vấn đề được trao đổi một cách nhẹ nhàng sẽ mang đến hiệu quả cao hơn, không làm ảnh hưởng đến con cũng như khiến con bị bạn bè ganh ghét.

Tham gia hoà giải

Mâu thuẫn kéo dài không phải là điều tốt, sau khi làm rõ vấn đề và có hình thức xử lý phù hợp thì nên cho bé và các bạn hoà giải. Tuỳ vào một số tình huống mà ba mẹ có thể để các bé tự làm hoà với nhau, để các bé nói chuyện để hiểu nhau và tránh sự ngại ngùng khi có mặt người lớn. Đây cũng là cơ hội để các con học được khả năng tự xử lý vấn đề của mình.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Việc hoà giải sẽ giúp hoá giải vấn đề, tạo cơ hội cho bé biết cách xử lý tình huống

Nếu sự việc quá nghiêm trọng, phụ huynh của các bé nên tham gia hỗ trợ hoà giải để đảm bảo tính nghiêm túc và uy tín, giống như một sự bảo lãnh từ phía người giám hộ của trẻ làm sai. Với các bé ở độ tuổi mầm non, ba mẹ có thể cùng tham gia hoà giải nhưng từ tiểu học trở lên, trẻ đã có khả năng hiểu rõ về nguyên nhân, kết quả cũng như tác động lên người khác, có thể có trách nhiệm hơn với những hành vi mình gây ra. Tập cho trẻ tự xử lý rắc rối của mình để tạo cho bé cảm giác về sự trách nhiệm, sự trưởng thành và kỹ năng tự lập, xử lý tình huống trong tương lai.

Đôi điều cho bố mẹ để ngăn chặn bạo lực học đường với con trẻ

Người ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì để xảy ra vấn đề rồi đi xử lý thì ba mẹ phải giáo dục cho con ngày từ sớm, cho bé nhận thức về sự nguy hiểm của bạo lực học đường và những hệ quả của nó. Ba mẹ hãy tham khảo những biện pháp dưới đây để ngăn chặn bạo lực học đường cho trẻ em.

Hãy luôn là người bạn với con

Để đồng hành cùng với con trên chặng đường phát triển, ba mẹ hãy biến mình trở thành một người bạn, người đồng hành của con. Con thường có sự dè dặt với phụ huynh vì sợ khi làm sai sẽ bị trách mắng. Ba mẹ hãy tạo thói quen để con chia sẻ về những việc xảy ra ở trường để có thể kịp thời phát hiện ra những khó khăn bé gặp phải. Hãy dùng giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tạo bầu không khí thoải mái để con không bị ngại khi chia sẻ vấn đề và cùng tìm cách giải quyết.

Hãy luôn nhắc nhở để con nhớ rằng ba mẹ luôn là những người ở bên cạnh và sẵn sàng giúp đỡ, nhấn mạnh sự an toàn của con là trên hết nên khi bị bất kỳ ai bắt nạt phải báo ngay với ba mẹ. Bên cạnh đó, việc chia sẻ với con cũng rất cần thiết, dần dần tạo nên mối quan hệ chia sẻ và thấu hiểu giữa ba mẹ và con cái.

Xây dựng sự tự tin cho con

Thực tế chứng minh những trẻ càng rụt rè càng dễ có khả năng bị bắt nạt, khi bé có sự tự tin và lạnh lợi thì sẽ càng an toàn hơn. Hãy dạy trẻ tự tin vào bản thân, khuyến khích con mở lòng hơn, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động ngoài trời để năng cao kỹ năng giao tiếp, biết cách xử lý các tình huống.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Hãy khuyến khích con mở lòng hơn, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động ngoài trời để năng cao kỹ năng giao tiếp, biết cách xử lý các tình huống

Xu hướng của ba mẹ là thường tập trung vào những điều bé làm chưa tốt để nhắc nhở và dạy dỗ nhưng các con lại thích nghe những lời khen và động viên hơn. Cách giáo dục thông qua những lời khen sẽ giúp con dễ tiếp thu hơn và cảm xúc cũng tốt hơn, khiến con có niềm tin vào khả năng của bản thân thay vì cảm thấy bản thân mình vô dụng và tự ti. Chính những lời động viên tuy nhỏ nhưng lại có khả năng thúc đẩy và thay đổi cả tương lai một con người. So với một đứa trẻ suốt ngày bị phạt khi làm sai ngay cả những lỗi nhỏ nhất thì một đứa trẻ nhận được nhiều lời khen và động viên sẽ có tính cách tích cực, cởi mở hơn, sẵn sàng đón nhận các cơ hội mới và có khả năng thăng tiến hơn trong tương lai.

Xem thêm: Trẻ nhút nhát thiếu tự tin – Cùng bố mẹ khám phá TẤT TẦN TẬT

Cho con tham gia rèn luyện thể lực, thể thao

Không ai có thể phủ định những lợi ích của việc tập thể dục thể thao đối với trẻ em. Nó vừa thúc đẩy sự phát triển của cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp tinh thần thoải mái và đặc biệt là làm tiền đề để giúp con tránh khỏi những sự ảnh hưởng bởi bạo lực học đường.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Cho con tập thể thao, nâng cao thể lực, làm tiền đề để giúp con tránh khỏi những sự ảnh hưởng bởi bạo lực học đường

Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao giúp bé có sự nhanh nhẹn và một sức khỏe tốt, trong trường hợp bị bạn ra tay đánh bé vẫn có thể chống trả, hạn chế tổn thương do người khác mang đến. Ba mẹ có thể lựa chọn những bộ môn phù hợp với điều kiện sức khoẻ và sở thích của con như chạy bộ, đạp xe, bóng chuyền hoặc thậm chí học các bộ môn võ.

Kiểm điểm lại hành vi của chính mình cũng như tính lành mạnh xung quanh cuộc sống của con

Bản chất của một đứa trẻ không phải xấu, chính môi trường xung quanh góp lần lớn ảnh hưởng đến sự phát triển và thay đổi tính cách của con. Nếu môi trường xung quanh bé có nhiều người lịch sự, lành mạnh, bạn bè chăm chỉ học tập thì bé cũng sẽ tiếp thu được những đặc điểm đó. Ngược lại, nếu con học tập và sinh sống trong một môi trường có nhiều tệ nạn, các bạn học thường xuyên trốn học, quậy phá, ăn chơi thì ít nhiều bé cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những lối sống không lành mạnh đó.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024
Môi trường sống và học tập lành mạnh giúp bé có cơ hội phát triển một cách an toàn

Không chỉ môi trường bên ngoài, mạnh xã hội cũng là một môi trường mà ba mẹ cần quan tâm và can thiệp để tránh bé tiếp cận những văn hoá phẩm bạo lực không đúng đắn. Ba mẹ hãy kiểm tra và theo dõi hoạt động của con trên mạng xã hội để đảm bảo con không trở thành nạn nhân hoặc tác nhân của bạo lực học đường, nên hạn chế thời gian con tiếp xúc với thiết bị điện tử, không nên cho con chơi quá nhiều những trò chơi bạo lực, hạn chế con tiếp xúc với những người lạ thông qua internet để tránh bị dụ dỗ vào các tệ nạn khác.

Hãy làm gương cho con

Trẻ em trong độ tuổi phát triển có xu hướng học hỏi và bắt chước những người xung quanh đặc biệt là ba mẹ của mình. Chính vì thế ba mẹ cần trở thành một tấm gương tốt cho con noi theo. Những cử chỉ, hành động và lối sống với những người xung quanh nên có chừng mực, không chửi thề hoặc có thái độ gây hấn với người khác để tạo được mối quan hệ bạn bè tốt cũng như môi trường sống lành mạnh cho con.

Ngoài ra ba mẹ cũng nên chú ý đến mối quan hệ giữa vợ chồng, không nên cãi nhau to tiếng trước mặt con và càng không nên để xảy ra bạo lực gia đình. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ lớn lên trong gia đình không hạnh phúc thường có nguy cơ ảnh hưởng tinh thần và mắc các bệnh về tâm lý, thậm chí khả năng vi phạm pháp luật và đạo đức cũng cao hơn. Chính vì thế, sự can thiệp của ba mẹ đến sự phát triển của con rất quan trọng nên cần được chú trọng.

Mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống của trẻ em xảy ra khá nhiều và nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các bé không học được kỹ năng giải quyết xung đột một cách hợp lý.

Và khóa học KidUP của trung tâm UPO sẽ là một sự lựa tuyệt vời giúp đỡ các gia đình giải quyết vấn đề này.

Khóa học KidUP dành riêng cho trẻ từ 9 – 16 tuổi, đây là độ tuổi trẻ bắt đầu học hỏi và tiếp xúc với nhiều với xã hội, môi trường bên ngoài, nếu không được trang bị tốt rất dễ khiến con trở nên bị động và chịu ảnh hưởng xấu. Đến với UPO, các bé được tham gia vào một môi trường năng động, có cơ hội học những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử và xử lý vấn đề để vận dụng trong những trường hợp bị bắt nạt. Bên cạnh đó, với sự đồng hành của các bạn học và giáo viên thân thiện, bé có thể tạo cho mình những mối quan hệ lành mạnh. Khoá KidUP còn trang bị cho các bé kỹ năng khai phóng, tư duy tự thức để thấu hiểu và phát huy những khả năng của bản thân.

Bố mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về khoá học theo đường dẫn dưới đây:

Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những gợi ý hữu ích giúp phụ huynh trang bị kiến thức, kỹ năng dạy con khi bị bạn đánh cũng như các xử lý các tình huống nguy hiểm. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất từ UPO để cập nhật thêm những thông tin thú vị khác.

Xử lý thế nào khi con bị bạn đánh năm 2024

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Xử lý thế nào khi con đánh bạn?

Làm thế nào khi con đánh nhau?.

Cho bé biết hậu quả của việc đánh nhau. Nếu trẻ bắt đầu ném đồ vật vào bạn bè, hãy đưa trẻ ra ngoài. ... .

Giữ bình tĩnh. ... .

Can thiệp ngay lập tức. ... .

Duy trì các biện pháp kỷ luật. ... .

Dạy cho trẻ cách “hạ hỏa” ... .

Quan tâm trẻ ... .

Hạn chế xem tivi. ... .

Đưa trẻ ra ngoài..

Dạy con như thế nào là đúng cách?

9 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách, ngoan ngoãn, tự lập ngay từ nhỏ.

Hãy trở thành tấm gương tốt cho con. ... .

Trò chuyện và tương tác thường xuyên với trẻ ... .

Ba mẹ nên biết cách tôn trọng tự do của trẻ ... .

Ba mẹ nên tôn trọng ý kiến của con. ... .

Ba mẹ hãy tán dương tính tự giác của con. ... .

Khuyến khích trẻ tự kiểm soát hành vi của mình..

Trẻ hay đánh người là gì?

"Việc cắn hay đánh người khác là một biểu hiện về tính cách hiếu động của trẻ. Đó có thể là một phần trong sự phát triển bình thường của trẻ hoặc cũng có là kết quả của sự sai lệch nào đó về mặt tâm lý", tiến sĩ Bưởi nói. Theo bà, trẻ nhỏ coi những hành vi đó là việc bình thường và có thể chấp nhận được.