Xu hướng công nghệ thông tin 2022

Xu hướng công nghệ thông tin 2022
Xu hướng công nghệ thông tin 2022

Năm 2021 đã cơ bản thay đổi cuộc sống của mọi người và thúc đẩy các xu hướng đã phát triển trong vài năm qua. Các doanh nghiệp cần phải thích ứng và phát triển trong bối cảnh Covid-19 còn hoành hành. Sự nhanh nhẹn và linh hoạt của công nghệ chính là đáp án cho những thách thức trong thời điểm này.

Hãy cùng tìm hiểu một số xu hướng công nghệ mới trong năm 2022 tới qua bài viết sau.

Sự phát triển của AI

AI (Trí tuệ nhân tạo) là xu hướng công nghệ đã xuất hiện được một thời gian. Tuy nhiên, 2022 sẽ là thời điểm để nó thoát khỏi vỏ bọc như một từ ngữ thông dụng. AI sẽ trở thành nguồn lực thực sự được dùng thường xuyên bởi cả tập đoàn và cá nhân. Trí tuệ nhân tạo sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất và tính linh hoạt. Công nghệ này cũng sẽ mở ra khả năng phát triển cho họ.

AI có khả năng phân tích dữ liệu, xác định mẫu, học hỏi nhanh và tối ưu hiệu quả. Đây sẽ là giải pháp lý tưởng giúp công ty duy trì hoạt động và thích ứng với môi trường toàn cầu đang biến đổi với tác động của Đại Dịch. Mức độ đầu tư vào AI phụ thuộc vào mức độ số hóa của công ty. Bên cạnh đó là lượng dữ liệu có sẵn phục vụ cho AI Analysis và ngân sách cho phép. Tuy nhiên, công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng tình hình hiện tại cũng như mục tiêu tương lai.

Tìm hiểu thêm: Các sản phẩm trí tuệ nhân tạo được ứng dụng phổ biến hiện nay là gì?

Làm việc từ mọi nơi trên thế giới

Do tác động của dịch bệnh, nhiều người đã không còn làm việc tại công ty từ rất lâu. Các công ty đã phải gấp rút đăng ký các thiết bị viễn thông và đóng cửa văn phòng.

Khi phân tích năm 2021 và dự đoán xu hướng công nghệ 2022, cần lưu ý rằng tất cả mọi người sẽ được phân bổ trên khắp thế giới. Các nhân viên có thể làm việc ở các địa điểm và múi giờ khác nhau. Bên cạnh đó, khách hàng cũng không cần đến tận nơi để giao dịch trực tiếp với người bán. Trong tương lai, mô hình kinh doanh truyền thống sẽ không còn được áp dụng rộng rãi. Thay vào đó, các nền tảng Digital sẽ đóng vai trò quan trọng.

Những nền tảng số sẽ là chìa khóa giúp các nhân viên tiếp tục gắn bó và làm việc hiệu quả bất chấp sự khác biệt về không gian và thời gian. Đồng thời, doanh nghiệp có thể gia tăng khách hàng bất kể khoảng cách địa lý và múi giờ. Điều này dẫn đến sự phát triển của Customer Service cũng như quy trình bán hàng tổng thể. Với cách tiếp cận này, công ty sẽ tăng khả năng tồn tại và thành công vào năm 2022.

Tìm hiểu thêm:  Các nền tảng Digital phổ biến nhất hiện nay là gì?

An ninh mạng

Xu hướng công nghệ thông tin 2022

Việc chuyển đổi hoàn toàn sang nền tảng công nghệ Digital cũng tiềm ẩn rủi ro bị hack. Vì vậy, công ty cần lập kế hoạch triển khai các hệ thống bảo mật. Việc này đảm bảo quá trình vận hành hệ thống nội bộ của công ty diễn ra trơn tru.

Ngoài ra, công ty có thể áp dụng AI nhằm phát hiện và loại bỏ những hành vi gian lận. Quy trình dựa trên phân tích mẫu hoặc đào tạo bảo mật đối với các nhân viên. Việc này giúp tăng năng suất, đảm bảo tính bảo mật của công ty trên nền tảng Digital. Khi các công ty lên kế hoạch số hóa, họ cũng phải đồng thời lập chiến lược ứng phó với khủng hoảng an ninh mạng.

Xem thêm: Xây dựng hệ thống bảo mật trên nền tảng Digital cho doanh nghiệp ra sao?

Decentralization

Kỷ nguyên của bộ máy phân cấp trong doanh nghiệp đã qua đi. Những người dẫn đầu vào năm 2022 sẽ là những công ty dễ dàng tái cấu trúc bản thân. Họ cũng đảm bảo công tác đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Xu hướng của các doanh nghiệp này được gọi là “Decentralization”.

Tìm hiểu thêm: Decentralization là gì? Triển khai xu hướng này ra sao?

Để đạt điều này, các công ty cần áp dụng chiến lược tăng trưởng dựa trên nền tảng Digital. Họ nên chia quyền kiểm soát và cho phép các phòng ban và nhóm quyền tự chủ cao hơn. Tổ chức ít sự phân cấp có thể ra quyết định nhanh chóng. Họ cũng tránh được những hạn chế của bộ máy phân cấp truyền thống. Họ dễ dàng áp dụng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp vận hành theo số liệu thực tế.

Tự động hóa nhiều hơn

Việc số hóa giúp doanh nghiệp phát hiện những hạn chế tồn đọng trong khâu vận hành. Sự kém hiệu quả này khiến các tổ chức liên tục tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên mà lẽ ra họ có thể tiết kiệm

Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực nhận diện các công việc tốn thời gian nhưng kém hiệu quả và triển khai các giải pháp trên nền tảng Digital. Việc này cho phép nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ phức tạp hơn, đòi hỏi óc phán đoán và kinh nghiệm. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các quy trình, đẩy nhanh tốc độ vận hành cũng như gia tăng hiệu quả làm việc. 

Xem thêm: Quy trình triển khai tự động hóa doanh nghiệp hiện nay như thế nào? 

Nguồn: E-technology Trend | bởi: Leo Phạm

Năm 2021 chứng kiến sự thay đổi lớn nhất của Facebook khi đã đổi tên công ty thành Meta nhằm tiến vào vũ trụ ảo metaverse. Đồng thời, bộ phận Oculus của Meta đã đạt cột mốc quan trọng là xuất xưởng 10 triệu kính VR và đây là minh chứng cho thấy Meta đã âm thầm đạt được một số mục tiêu từ trước.

Xu hướng công nghệ thông tin 2022

Facebook đổi tên thành Meta, với tham vọng dấn thân vào metaverse

Không chỉ Meta, Microsoft vốn đã có sự chú trọng đến thị trường VR trong những năm gần đây, đồng thời chi 68,7 tỉ USD mua lại hãng game Activision Blizzard nhằm tiến sâu hơn vào vũ trụ ảo.

Một số nguồn tin rò rỉ cho biết Google đang bí mật phát triển một mẫu kính thực tế tăng cường AR với sự tham gia của 300 nhân viên. Với Apple, CEO Tim Cook đã đưa ra nhận định metaverse là một “lĩnh vực thú vị, có tiềm năng”, đồng thời cho biết công ty đang có sự đầu tư phù hợp vào mảng béo bở này.

Chia sẻ với The Washington Post, Rolf Illenberger, CEO công ty phần mềm thực tế ảo VRdirect, nhận định: "Năm 2022, cuộc đua metaverse sẽ rất gay cấn, khi các công ty công nghệ lớn ra sức giành từng thị phần ở lĩnh vực mới nổi này”.

"Metaverse" là gì mà Facebook sẵn sàng đổi tên để theo đuổi?

Không dừng lại ở các doanh nghiệp tư nhân, một số thành phố cũng được cho là đang hướng đến xây dựng đô thị metaverse - nơi các thủ tục hành chính, hoạt động văn hóa, du lịch được "số hóa" và tổ chức trên vũ trụ ảo. Tiên phong xu hướng này, Seoul (thủ đô Hàn Quốc) đã ra mắt đô thị thông minh Metaverse Seoul.

Ngoài ra, hàng loạt thiết bị VR (thực tế ảo) và AR (thực tế tăng cường) và nhiều phần mềm liên quan đã được trình diện tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES đầu tháng 1.2022. Đây là dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ của metaverse trong năm nay.

Công nghệ sức khỏe (health technology)

Trong những năm trở lại đây, các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe (chủ yếu dưới dạng đồng hồ thông minh) đang dần trở nên phổ biến, với những tính năng thông dụng như đo nhịp tim, lượng calo tiêu thụ, nồng độ SpO2 hay thậm chí là giám sát các bài tập thể thao và phát hiện đột quỵ.

Bước qua năm 2022, các sản phẩm công nghệ sức khỏe sẽ trở nên phong phú về mẫu mã và tính năng, đồng thời kích thước sẽ nhỏ gọn và dữ liệu có độ chính xác, tin cậy cao hơn. Tại CES 2022, Movano đã ra mắt chiếc nhẫn thông minh thế hệ thứ 3 với khả năng đo những thông số tương tự trên các dòng smartwatch cao cấp.

Xu hướng công nghệ thông tin 2022

Nhẫn Movano health với nhiều tính năng theo dõi sức khỏe thông minh

Cũng tại triển lãm này, Abbott đã giới thiệu miếng dán Lingo, tích hợp kim dài 5 mm cùng cảm biến với khả năng đo các chỉ số như nồng độ glucose, xeton và lactate trong máu.

Đa phần các thiết bị này sẽ đi kèm với một ứng dụng trên nền tảng di động. Bên cạnh thể hiện các chỉ số, các ứng dụng này được tích hợp khả năng đưa ra khuyến cáo cải thiện sức khỏe, thậm chí cảnh báo người dùng khi phát hiện hoặc nghi vấn một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Chuẩn chung cho các thiết bị nhà thông minh

Nhà thông minh (smarthome) là một ứng dụng rất thành công của công nghệ vạn vật internet (IoT), khi người dùng có thể dễ dàng thực hiện các tác vụ điều khiển kéo rèm, khóa cửa, bật đèn… thông qua ứng dụng hoặc trợ lý ảo từ xa thông qua internet. Tuy nhiên, các thiết bị nhà thông minh hiện nay vẫn còn ‘'kén chọn'’ nền tảng vì chúng vẫn chưa tuân theo một chuẩn đồng nhất nào.

Chính vì vậy, các công ty lớn như Amazon, Apple, Google, Samsung SmartThings và Zigbee Alliance đã đồng khởi xướng dự án Connected Home over IP (CHIP) trong tháng 12.2019. Đến nay, với sự gia nhập của nhiều hãng khác như IKEA, Huawei, Schneider… CHIP đã chính thức trở thành một chuẩn chung với tên gọi Matter.

Xu hướng công nghệ thông tin 2022

Ứng dụng IoT, mô hình smarthome đang dần trở nên phổ biến

Với chuẩn Matter, các thiết bị smarthome đến từ những thương hiệu, nền tảng hỗ trợ khác nhau vẫn có thể giao tiếp với nhau. "Khi tất cả thiết bị sử dụng chung một ngôn ngữ, công nghệ sẽ phát huy tối đa tính hữu dụng", nhận định với The New York Times bởi Samantha Osborne, Phó chủ tịch mảng Samsung SmartThings.

Cuộc đua xe điện

Trong hai năm vừa qua, nhiều mẫu xe điện đã được giới thiệu và thu hút rất nhiều sự quan tâm tại các triển lãm về công nghệ, trong đó có cả Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES). Bên cạnh những tên tuổi lớn như Tesla, Ford, Mercedes-Benz, Volkswagen, Porsche hay BMW, thị trường xe điện giờ đã có sự tham gia của hàng loạt tên tuổi mới, trong đó có cả VinFast - một thương hiệu đến từ Việt Nam.

Xu hướng công nghệ thông tin 2022

VinFast ngưng sản xuất xe xăng, chuyển sang sản xuất xe điện

Nhận định bởi The Washington Post, sản lượng xe điện trong năm 2022 sẽ có xu hướng tăng trưởng vượt trội, đi kèm với đó là sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng (trạm sạc, điểm sửa chữa) và tiêu chuẩn thống nhất cho các dòng xe này.

Mẫu máy bay điện chở khách tuyệt đẹp sắp cất cánh bay thử nghiệm

Tin liên quan