Xây dựng nhà nước trong sạch hoạt động có hiệu quả

Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta không ngừng lớn mạnh và từng bước hoàn thiện về mọi mặt, ngày càng đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân luôn là mối quan tâm của Ðảng ta. Ðảng chủ trương xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật; xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

Thực hiện chủ trương của Ðảng, những năm qua, hoạt động lập pháp của Quốc hội nước ta đã có nhiều tiến bộ, thông qua một số lượng lớn luật và Bộ luật với chất lượng ngày càng được nâng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.

Các luật được ban hành theo hướng cụ thể hơn, bám sát yêu cầu về mọi mặt của công cuộc đổi mới, xử lý tốt hơn một số vấn đề nhạy cảm, phản ánh đầy đủ hơn thực tiễn xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của Quốc hội có bước đổi mới cả về nội dung và hình thức, góp phần thúc đẩy việc thực hiện pháp luật và các Nghị quyết của Quốc hội. Việc Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước cũng ngày càng thực chất hơn, từ tổ chức bộ máy, nhân sự cấp cao của Nhà nước, đến nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước, chủ trương đầu tư các dự án, công trình quan trọng quốc gia.

Trong quản lý nhà nước và chỉ đạo, điều hành, Chính phủ đã triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực pháp luật đã quy định và đã đạt được những tiến bộ trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, kiểm soát và ổn định kinh tế vĩ mô, huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng có nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả tốt, góp phần cùng cả nước giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, vẫn còn những mặt bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước.

Xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi của sự phát triển đất nước ta hiện nay. Nhiệm vụ đó đang đặt lên vai Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác. Trước hết, Quốc hội cần tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có chất lượng công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; đổi mới tổ chức và hoạt động, phân cấp mạnh theo hướng nâng cao thẩm quyền, chất lượng hoạt động của các cơ quan của Quốc hội.

Hoạt động lập pháp cần hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp và các cơ quan tư pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ bộ máy Nhà nước... Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, tăng cường chống tham nhũng, lãng phí.

Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được trong 63 năm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ xây dựng Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thật sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nhân Dân

VII. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả
Để xây dựng Nhà nước trong sạch hoạt động có hiệu quả Hồ Chí Minh chủ trương 3 vấn đề sau :

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ đức, đủ tài:Để có một Nhà nước pháp quyền vững mạnh yêu cầu đầu tiên là phải có đội ngũ cán bộ công chức đủ đức, đủ tài mà đức là gốc . Hồ Chí Minh coi cán bộ nói chung “là gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”Năm yêu cầu để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức : Một : Tuyệt đối trung thành với cách mạng○ Trung thành của cán bộ phải thể hiện trong công việc hàng ngày, hàng giờ .○ Trung thành phải thể hiện trong những lúc đất nước khó khăn, thử thách, lúc cách mạng chuyển giai đoạn . Hai : phải hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ Nhiệt tình chưa đủ mà theo Hồ Chí Minh cán bộ phải hiểu biết công việc của mình, phải chuyên sâu nghiệp vụ, phải được đào tạo, phải tự mình luôn học hỏi để thích ứng với công việc . Ba : phải liên hệ mật thiết với nhân dân . Bốn : phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, “thắng không kiêu, bại không nản”

 Năm : phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn có ý thức về sự lớn mạnh và trong sạch của Nhà nước .

2. Đề phòng và khắc phục những hoạt động tiêu cực của Nhà nướcChỉ một tháng sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện, làng trong cả nước Hồ Chí Minh đã chỉ ra 6 căn bệnh cần đề phòng là : trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo .Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Hồ Chí Minh chỉ ra những tiêu cực và nhắc nhở mọi người đề phòng, khắc phục. Những tiêu cực đó là : Đặc quyền, đặc lợi cậy mình là người Nhà nước, là cán bộ để hách dịch với dân, lạm quyền và vơ vét tiền của, lợi dụng chức quyền làm để lợi cho cá nhân Tham ô, lãng phí, quan liêu . Hồ Chí Minh coi ba thứ tiêu cực này là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong làng”, thứ giặc nguy hiểm hơi cả giặc ngoại xâm.Quan điểm của Hồ Chí Minh “tham ô, lãng phí, quan liêu dù cố ý hay không cố ý cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến . Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗilàm Việt gian, mật thám” (Hồ Chí Minh toàn tập. t 6. tr490)Tội đưa và nhận hối lộ được ghi trong sắc lệnh do Hồ Chí Minh ký ngày 20/ 22/ 1946 với khung hình phạt từ 5 đến 20 năm tù khổ sai và nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ .Ngày 26/ 1/ 1946 Hồ Chí Minh ký lệnh nói rõ tội tham ô, trộm cắp của công là tội tử hình .

 Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo là những hành động gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác, chia rẽ bè phái .

3. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng:Theo Hồ Chí Minh phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp cả đức trị và pháp trị .

Bản thân Hồ Chí Minh luôn thể hiện hài hòa cả lý trí và tình cảm. Người luôn đề cao kỷ cương, phép nước và luôn yêu cầu pháp luật phải trừng trị thẳng tay những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ đó ở vị trí nào, nghề nghiệp gì . Mặt khác Hồ Chí Minh dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm hóa những lỗi lầm, giáo dục họ. Ngọn cờ đại nghĩa, bao dung Hồ Chí Minh đã làm cho nhiều người dân hiểu ra sai lầm của mình, không “sẩy chân”, phạm pháp hoặc chạy theo giặc .

Xây dựng Nhà nước trong sạch

Tinh Anh

07:08 11/03/2022

Chủ trì cuộc họp về cải cách hành chính mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng và Nhà nước xác định cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ đột phá nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ, vì sự phát triển phồn thịnh của đất nước.

Muốn đạt được mục tiêu đó, công tác cải cách hành chính phải bám sát chủ đề điều hành của Chính phủ: “Đoàn kết, kỷ cương; chủ động thích ứng; an toàn, hiệu quả; phục hồi, phát triển”. Đồng thời, phải bám sát thực tiễn để xây dựng bộ máy trong sạch, tránh nhũng nhiễu, phiền hà người dân, doanh nghiệp, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Và muốn xây dựng, hoàn thiện một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, do dân, vì dân, không gì khác hơn là các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện công tác cải cách hành chính với tâm thế giảm thiểu tối đa các thủ tục rườm rà, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể.

Tại cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ cũng ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của các cấp, ngành trong công tác cải cách hành chính thời gian qua. Dù trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ và có những tiến bộ đáng kể, tạo ra cơ chế thông thoáng, môi trường lành mạnh để phát triển.

Cụ thể, trong năm 2021, cả nước đã cắt giảm, đơn giản hóa được hơn 1.100 quy định về kinh doanh. Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 924 quy định, sửa đổi, bổ sung 166 văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 7 bộ. Vì thế, chỉ số về cải thiện chất lượng các quy định pháp luật được thế giới đánh giá cao.

Bên cạnh đó, việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận một cửa của các cấp, ngành ngày càng được cải thiện theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, dân chủ và hiện đại. Chính điều đó đã hạn chế được khá nhiều các biểu hiện nhũng nhiễu, vòi vĩnh lót tay, bôi trơn đối với người dân, doanh nghiệp.

Hay như việc Bộ Nội vụ đã có nhiều đổi mới trong công tác cải cách hành chính không chỉ giảm phiền hà mà còn có thể triệt tiêu vấn nạn “chạy” bằng cấp, chứng chỉ. Chẳng hạn, cơ quan này đã tham mưu đưa ra quy định phân cấp tổ chức thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, bỏ quy định bắt buộc về các loại chứng chỉ...

Ngoài ra, công tác chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Theo đó, đã hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử phục vụ hiệu quả công tác quản lý xã hội.

Việc thống nhất quản lý dân cư bằng căn cước công dân có gắn chip (tích hợp mọi dữ liệu về nhân thân), bỏ sổ hộ khẩu giấy... chính là một bước tiến dài trong cải cách hành chính, tiến tới Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Giờ đây, người dân, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện các giao dịch dân sự, làm các thủ tục hành chính mà không bị gây khó dễ.

Nếu như trước đây, mỗi khi cần khai sinh, khai tử, hay thực hiện các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất đai..., người dân phải mang theo rất nhiều loại giấy tờ, đồng thời phải qua rất nhiều “cửa” và bị “om” tới vài tháng, thậm chí cả năm… cũng không xong nếu không có phí “bôi trơn”. Thì, giờ đây các cơ quan chức năng phải chủ động “check” thông tin của người có nhu cầu thực hiện dịch vụ công trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết sớm nhất.

Rất nhiều thuận lợi đến với người dân, doanh nghiệp từ công cuộc cải cách hành chính của Chính phủ. Không chỉ vậy, các cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ cũng hết cơ hội tham nhũng, tiêu cực. Vì thế, Thủ tướng Phạm Minh Chính mới khẳng định: Cải cách hành chính để phòng chống tham nhũng, tiêu cực!

Chủ đề: xây dựng phòng chống Nhà nước cải cách tham nhũng tiêu cực hành chính trong sạch